Về hiện tượng “cá nháy” và Các “ký hiệu phụ” trong chữ Nôm


 

Trong chữ Nôm ta thường bắt gặp nhiều ký hiệu mà các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi là “ký hiệu phụ”. Các ký hiệu này gồm 2 loại , loại vẫn được gọi là “dấu nháy” như 혈, ⺀và loại dùng chữ Hán như 个 , 古 cổ, 巨 cự,... Các ký hiệu đó đã xuất hiện trong chữ Nôm như thế nào và có chức năng văn tự gì, chúng đã được sử dụng ra sao trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến hoàn thiện của chữ Nôm. Đây là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm để tìm ra câu trả lời thoả đáng. Trong bản tham luận này chúng tôi muốn trình bày thêm những suy nghĩ về các ký hiệu đặc biệt này.

Trước hết, cần phân biệt rõ các loại ký hiệu trong chữ Nôm như các dấu: 혈, ⺀ và loại ký hiệu là một chữ Hán như 巴 ba, 个 cá, 巨 cự,... Loại thứ nhất chúng tôi gọi là dấu nháy. Các dấu nháy không phải là văn tự, trong chữ Nôm chúng chỉ có vai trò báo hiệu: phải đọc khác âm gốc, ví dụ chữ 햮 (bối + nháy), với chữ này không đọc bối mà đọc khác đi là búi hoặc với, mới, 쏷 (ái + nháy) không đọc ái mà đọc khác đi là áy... Các dấu phụ xuất hiện bên cạnh mã chính với dạng như thế nào là do người viết. Người viết muốn mách bảo cho người đọc là phải đọc chữ có đánh dấu bằng âm khác với âm của chữ gốc. Các dấu phụ thường xuất hiện trong loại chữ Nôm không có cấu trúc nội tại nghĩa là không có thêm hoặc là thành tố ghi âm hoặc là thành tố chỉ báo có tính chất biểu ý.

Theo chúng tôi thì dấu móc chính là chữ 司 viết lược nét cũng giống như trường hợp chữ 蘿 la được viết lược nét thành 萝, 罗, 몋 và 麽 ma được viết thành 麻 và 么.

Trong bài này chúng tôi không bàn sâu về loại dấu nháy này mà chỉ xoay quanh các ký hiệu bằng chữ Hán như 阿 a, 巴 ba, 個 , 車 , 巨 cự,...

 Cách đây hơn 3 thập kỷ, các nhà nghiên cứu coi 个 có vai trò như các dấu nháy là ký hiệu “đánh dấu chuyển âm thanh” và mách bảo đó là chữ Nôm. Các ký hiệu như 車 cư, cự, tư,... vẫn còn là hiện tượng rất xa lạ. Tiến lên một bước, cách đây khoảng 2 thập kỷ dựa vào những thành tựu nghiên cứu về ngữ âm học lịch sử và cuốn từ điển của A. de Rhodes, các nhà nghiên cứu đã cho rằng một số ký hiệu là chữ Hán như 巴 ba, 个 cá, cổ, ma,... có chức năng văn tự là ghi thành tố thứ nhất của một số tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ như: bl, kl, ml, tl nhưng trong nhiều trường hợp chữ Nôm có thêm các ký tự như: 阿 a, 多 đa, 萝 la+,... đã làm cho các nhà nghiên cứu lịch sử chữ Nôm khó giải thích. Nhất là trong điều kiện thiếu nguồn tư liệu nghiên cứu. Các văn bản Nôm cổ phần lớn đã không còn, số ít còn lại thì đều là những bản được in lại sớm nhất cũng là từ cuối thế kỷ XVII về sau. Chữ Nôm trong các bản này đã bị sửa chữa, thay đổi nhiều về tự dạng không còn giữ lại được trung thực dạng chữ của bản gốc. Nhưng như chúng tôi đã có dịp trình bày, năm 1979 chúng ta đã tìm lại được một văn bản giải âm Nôm còn giữ lại được khá trung thực các mã chữ Nôm cổ và từ cổ, đó là bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (Phật thuyết). Chúng tôi đã phiên âm, khảo cứu văn bản và đã phát hiện thêm những ký hiệu khác nữa*. Từ cách ghi tiếng Việt cổ và nguồn cứ liệu phong phú trong văn bản, có sự đối chiếu so sánh với chữ Nôm trong các văn bản gần thời điểm, các phương ngữ, các ngôn ngữ có họ hàng với tiếng Việt... chúng tôi thấy rằng đã có thể hiểu rõ hơn về chức năng văn tự của các ký hiệu này.

 

* Xin tham khảo thêm, Hoàng Thị Ngọ, Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999.

Ts. Hoàng Thị Ngọ

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

 

English

On the “cá nháy” and the “diacritic markers” in Nom characters

Hoang Thi Ngo, Ph.D.

Institute of Sino-Nom Studies

 

The International Nôm Conference

November 12-13, 2004

The National Library of Vietnam – Hà Nội

 

In Nom characters there found some characters accompanied by such markers as 혈,⺀and the Han characters used as markers such as 巴 ba, 个 cá, 古 cổ, 巨 cự, 麻 ma, etc. which are called “cá nháy” and “diacritic marks”.

I acquire the two above mentioned events as different categories. The markers, say, 혈,⺀ is considered a “dấu nháy”, not a character. In the Nom characters they are used as indicators, i.e. a character accompanied by a “dấu nháy” is read differently from the original sound. On the contrary, in a Nom character, a Han character functioning as a marker such as 阿 a, 巴 ba, 个 , 古 cổ, 巨 cự, etc. is used to present the Vietnamese way of reading it. This paper focuses on the latter category.

The data quoted in this paper are taken from Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh and some other contemporary works. I have carefully studied a kind of special archaic Nom characters and found that those which use two codes to represent a Vietnamese word, and also the markers regularly used by researchers are all present in the text. Apart from those I have also discovered some other categories of markers such as 阿 a, 婆 , 可 khả, 坡 pha, 破 phá, etc.

I have determined the orthographic functions of those markers by comparing the two-code Nom characters with the equivalent Han characters. On the other hand, I have studied the different ways of writing the Vietnamese words form other sources. The results from this study together with the field data that I have collected show that the markers traditionally considered as “diacritic marks” and “cá nháy” play an important role in writing the Vietnamese words in the early stage of mono-syllabification. This is a requirement for writing old Vietnamese words. Those markers' function is to write the presyllabic element and the first syllabic element of a certain consonant clusters. In the making, the presyllabic elements were being less and less used, then disappeared. It naturally leads to the disappearance of those markers.

Later on, when the Vietnamese language is highly developed into a mono-syllabic language those markers are gradually disappearing. There may be some retained markers, for example 个 , 巨 cự, etc. And in this case they are used as a sort of “cá nháy”, or “diacritic marks”.