Lê Văn Thịnh 黎文盛 [1038 - ?]. Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang. Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão Chức vụ: Thái sư Tóm tắt: Giáp Tý, /Anh Vũ Chiêu Thắng/ năm thứ 9 [1084], (Tống Nguyên Phong năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 6, sai thi lang bộ Binh Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Ất sửu, /Quảng Hựu/ năm thứ 1 [1085], (Tống Nguyên Phong năm thứ 8). Cho Lê Văn Thịnh làm Thái sư. Bấy giờ thiên hạ vô sự, Hoàng hậu đi chơi khắp các nơi núi sông, ý muốn xây dựng chùa tháp. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự. Bính Tý, /Hội Phong/ năm thứ 5 [1096], (Tống Thiệu Thánh năm thứ 3). Mùa Xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết. Lê Văn Thịnh, người đỗ Thủ khoa Minh Kinh bác học trong kỳ thi đầu tiên luôn được coi là vị Trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt. Sự thông tuệ, uyên bác kỳ lạ của Lê Văn Thịnh, người sau này làm đến chức Thái sư, chứng tỏ ông hợp với danh hiệu Trạng Nguyên đầu tiên của Đại Việt. Hơn nữa, giữa lúc sự sùng bái đạo Phật của triều đình và dân chúng tăng quá mức, ông tỏ rõ tư tưởng độc lập bằng cách đề xướng Đạo của người Đại Việt. Chú thích: Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Kẻ làm tôi /phạm tội/ giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Mạc Hiển Tích [莫顯蹟] [? - ?]. Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Dương ) Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông | | Trình độ: Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần Chức vụ: Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư Tóm tắt: Mùa thu, tháng 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ. Giáp Tuất, /Hội Phong/ năm thứ 3 [1094], (Tống Thiệu Thánh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, sai Hàn Lâm học sĩ Mạc Hiển Tích sang sứ Chiêm Thành đòi lễ tuế cống. Mạc Hiển Tích là người uyên bác, thông minh, ham học hỏi nên ngay từ nhỏ ông đã phát hiện ra chuyện yểm bùa chú của Cao Biền đối với đất nước ta chỉ là chuyện hoang đường với mục đích làm thui chột ý chí độc lập của người Việt. Ông rất thích học các phép tính và là người đầu tiên tìm hiểu về số Ẩn (số âm) trong trò chơi Ô ăn Quan. Hơn thế, ông còn tìm ra những nguyên lý cơ bản của các con số trong hình vẽ Âm Dương, điều mà ông gọi là Toán Học Âm Dương. “Không có một phép cộng tận cùng tức là mọi thứ trong thế gian không thế tích tụ hay dồn lại về một nơi được... Không có phép trừ tận cùng tức là không có nơi nào trên thế gian này lại trống rỗng hoàn toàn”. Chú thích: Mạc Đĩnh Chi là cháu 5 đời của ông Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Bùi Quốc Khái [裴國概] [? - ?]. Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Dương ) Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ Chức vụ: Nhập thị Kinh diên Tóm tắt: Ất Tỵ, [Trinh Phù] năm thứ 10 [1185], (Tống Thuần Hy năm thứ 12). Mùa xuân, tháng giêng, thi sĩ nhân trong nước, người nào từ 15 tuổi mà thông thi thư thì được vào hầu học ở ngự điện. Lấy đỗ bọn Bùi Quốc Khái, Đặng Nghiêm 30 người. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học ). Ông là người đỗ thứ hai kỳ thi Đình khoa ất Tỵ niên hiệu Trinh Phù đời Vua Lý Cao Tông (1185),và là người đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Ất Tỵ (1185), đời vua Lý Cao Tông. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Nguyễn Công Bình [阮公平] [? - ?]. Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phúc ngày nay ) Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu Chức vụ: Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ Tóm tắt: Ông Đỗ đầu (Đệ nhất giáp) khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Là người văn võ song toàn, năm 1128 Nguyễn Công Bình được phong chức Thái uý (đứng đầu hàng quan võ), ông được cử cầm quân đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) thắng nhiều trận lớn vào các năm 1128, 1136… giữ yên bờ cõi phương Nam của Đại Việt.
Chiến công của Nguyễn Công Bình. Đều là các chiến công chống ngoại xâm.
- Tháng 2 năm Mậu thân (1128) quân Chân Lạp vào cướp ở Nghệ An, vua Lí Thần Tông - cử thái phó Phạm Công Bình (Đ.V.S.L chép là Nguyễn (Lí), Công Bình) đi đánh dẹp "bắt được tướng của nó rồi về".
- Tháng 9 năm Bính thìn (1136) tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng đến cướp Châu Nghệ An. Vua Lí Thần Tông cử quan Thái phó Phạm Công đi đánh bại được.
Về chiến công năm 1128, sử T.T chép kĩ hơn Đ.V.S.L. Đại lược là: ngày Giáp dần, tháng giêng năm Mậu thân, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An, quan thái phó Lí Công Bình được cử đi đánh dẹp - ngày Quí hợi thì bắt được chủ tướng và quân lính - sang tháng 3, Lí Công Bình đem quân về kinh sư, dâng tù binh gồm 169 người.
Nguyễn Công Bình là một văn quan, ở vào bậc đại thần của Triều Lí - Thần Tông - Công lao phù tá đứng vào hàng Tam công của Triều Lí - so với quan chế ban hành đời Lê Hồng Đức (1470), ông ở vào cương vị của hàng chánh Nhất phẩm triều đình - chức danh rất trọng.
Hơn 800 năm đã trôi qua, Nguyễn Công Bình được dân thôn An Lạc thờ là: Thượng Đẳng Phúc Thần (tứ thời hương khói). Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông.
Đền thờ ông ở thôn An lạc làm trên nền nhà cũ của gia đình, trong đền có bức tượng Phạm Công Bình và đôi câu đối ca ngợi võ công của ông: Lôi thanh hướng trận khôi tam giáp
Vũ hoá ân chiêm trạch tử dân [nghĩa là: Sấm vang vào trận, công đầu ba giáp
Mưa nhuần mang ân cho bốn dân (sĩ, nông, công, thương)] Chú thích: Ông là trạng nguyên đầu tiên của đất Vĩnh Phúc. |
|
Trương Hanh [張亨] [? - ?]. Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Dương ngày nay ) Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn Chức vụ: Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ Tóm tắt: Tháng 2, thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Trương Hanh, Lưu Diễm; đệ nhị giáp là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu; đệ tam giáp là Trần Chu Phổ. Trước kia, nhà Lý kén chọn học trò, chưa phân ra cấp bậc. Nay mới định người đỗ cao đỗ thấp theo cấp bậc tam giáp. Khoa ấy lấy Trương Hanh, Lưu Diễm đỗ đệ nhất giáp; Đặng Diễn, Trịnh Phẫu đỗ đệ nhị giáp; Trần Chu Phổ đỗ đệ tam giáp. Nhưng phép tuyển cử cũng chưa được tường tận. Lời chua - Thái học sinh: Tức khoa Tiến sĩ, nhưng lúc bấy giờ ai đỗ chỉ gọi là Thái học sinh, đến khoa Giáp Dần, Trần Duệ Tông năm Long Khánh thứ 2 (1374) mới gọi là Tiến sĩ. Trương Hanh: Người ở Trường Tân thuộc Hồng Châu. Chu Phổ: Người ở Tế Giang thuộc Bắc Giang. Còn các người khác không rõ ở đâu. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Nguyễn Quan Quang [阮觀光] [? - ?]. Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Bắc Ninh ngày nay ) Giáp Ngọ, năm thứ 3 (1234). (Tống, năm Đoan Bình thứ 1). | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ Chức vụ: Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không Tóm tắt: Theo Lịch triều đại kỷ thì năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 (tức năm 1246) nhà Trần có tổ chức khoa thi. Trong khoa thi này lấy Nguyễn Quan Quang người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Có điều năm này thì Lịch triều đại kỷ lại ghi là can của năm là Bính Tuất. Trong giai đoạn này nếu là năm Bính Tuất thì hoặc là năm 1226 khi Trần Thái Tông mới lên ngôi, hoặc là năm 1286 khi quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt, khả năng tổ chức thi cử trong 2 năm này là rất khó xảy ra. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi rằng mãi tới khoa thi năm Đinh Mùi - Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) dưới triều Trần Thái Tông triều đình mới đặt ra Tam khôi gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đại cương lịch sử Việt Nam bộ mới do Trương Hữu Quýnh chủ biên, NXB Giáo dục ấn hành năm 1998 cũng ghi điều này. Rõ ràng có một người tên là Nguyễn Quan Quang quê như trên đã đỗ đầu trong một kỳ thi trước đó khi chưa đặt Tam khôi. Nguyễn Quan Quang còn được mọi người biết đến với thuyết Dân chúng hiền minh và bí mật của ánh sáng. |
|
Lưu Miễn [劉勉] [? - ?]. Thanh Hoá. Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi Chức vụ: Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc Tóm tắt: Tháng 2, thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Lưu Miễn, Vương Giát; đệ nhị giáp là Ngô Khắc; đệ tam giáp là Vương Thế Lộc. Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 19 [1250] Mùa thu, tháng 7, cho Minh tự Lưu Miễn làm an phủ sứ phủ lộ Thanh Hoá. Ất Mão, [Nguyên Phong] năm thứ 5 [1255], (Tống Bảo Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, sai Lưu Miễn bồi đắp đê sông các xứ ở Thanh Hoá. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Nguyễn Hiền 阮賢 [1234 - ?]. Người xã Dương A, huyện Thượng Hiền , sau đổi là Thượng Nguyên (nay là Nam Định) Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi Chức vụ: Thượng thư bộ Công Tóm tắt: Khoa thi năm Đinh Mùi (1247), dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc. Đó là người chiếm bảng vàng nhất nước, đoạt học vị Trạng nguyên là một cậu bé 12 tuổi, tên là Nguyễn Hiền, người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định).Cùng năm đó có Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi. Truyện kể rằng, năm mới lên 6, 7 tuổi, Nguyễn Hiền theo học một nhà sư trong làng, sách chỉ đọc qua là nhớ, mỗi ngày học hết 20 trang. Sư viết được trang nào là Hiền thuộc ngay, như thể đã học trước rồi. Hiền học một biết mười, năm 11 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng. Năm Bính Ngọ (1246), Hiền dự thi và đõ thủ khoa, tiếp đến khoa thi Đinh, năm Đinh Mùi (1247) liền đỗ trạng. Bài thi do nhà vua ra, đề là: “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” (Bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ). Nội dung đề ra rõ ràng là khá rộng và trừu tượng, hiểu được ý không phải dễ, mà lại còn yêu cầu diễn đạt bằng thể phú nữa kia! Nguyễn Hiền không chỉ hiểu sâu sắc đề ra, mà còn viết thành một bài phú có tính chất nghị luận rất xuất sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương mạnh mẽ của một cậu bé chỉ mới ở tuổi 12. Có lần Nguyễn Hiền đã gỡ bí cho cả triều đình, vua Trần giao cho ông chức Thượng thư bộ công (đứng đầu một bộ phụ trách việc xây dựng các công trình lớn). Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông. Nơi An nghỉ: Quê nhà Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Trần Quốc Lặc [陳國勒] [? - ?]. Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Dương ) Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn Chức vụ: Làm quan đến Thượng thư, sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương Tóm tắt: Bính Thìn, năm thứ 6 (1256). (Tống, năm Bảo Hựu thứ 4). Tháng 2, mùa xuân. Thi Thái học sinh. Trước kia, thi lấy sĩ tử, chỉ lấy đỗ có một Trạng nguyên, nay mới chia ra kinh và trại: Từ Thanh Hóa trở vào trong gọi là trại; từ Thanh Hóa trở ra ngoài gọi là kinh. Khoa thi này, lấy Trần Quốc Lặc đỗ kinh Trạng nguyên; Trương Xán đỗ trại Trạng nguyên, Chu Hinh đỗ bảng nhãn, Trần Uyên đỗ thám hoa; còn 43 người đỗ thái học sinh, đều được xuất thân2 tùy theo cấp bậc cao thấp khác nhau. Ông học giỏi, đề cao cái Tâm của con người “Phàm là người học Đạo, không nên lo trăng có sáng không, không nên lo đức của mình có mỏng không, không nên lo trí của mình có mạnh không... mà trước hết nên nghĩ làm sao để tâm mình phải sáng đã... Tâm đã sáng thì đức sẽ dầy, đức dầy thì trí mạnh, trí mạnh thì không chỉ nhìn thấy trăng sáng mà còn nhìn thấy vạn vật đều sáng theo cái tâm của mình’’. Mẹ ông bị sét đánh chết nên người làng cho rằng bà đã phạm một tội ác nào đó nên thiên lôi mới trừng phạt. Để minh oan cho mẹ, ngay từ nhỏ ông đã tìm hiểu tại sao có sét? Sét từ đâu đến và tại sao lại phóng xuống đất? Sau này, người ta đã học theo cách của ông để trách sét khi gặp mưa. Lời chua - Quốc Lặc: Người huyện Thanh Lâm thuộc Hồng Châu. Trương Xán: Người ở Hoành Sơn thuộc Bố Chính. Chu Hinh: Người ở Tế Giang thuộc Bắc Giang. Trần Uyên: Người ở Đường Hào thuộc Hồng Châu.
Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Trương Xán [張燦] [? - ?]. Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( Quảng Bình ) Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trại Trạng nguyên Bính Thìn Tóm tắt: Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Trương Xán là người say mê vẻ đẹp của thiên nhiên và thường tìm thấy trong các hiện tượng thiên nhiên những triết lý sâu sắc về đời người. Không có con người nào có thể sống tách riêng ra khỏi cộng đồng được. “Con người cũng giống như những hòn đảo, phía trên mặt nước có thể đứng tách riêng, nhưng phía dưới thì chân những hòn đảo chắc chắn sẽ liền vào nhau. Và cùng liền vào đất dưới đáy biển. Đáy biển ấy liền thành một khối không rời đối với bờ. Khi nào nước biển lui xuống, các đảo kia trơ ra chúng ta dễ dàng nhìn thấy điều ấy. Con người cũng như những hòn đảo riêng rẽ kia. Mỗi người có thể có cuộc sống khác nhau nhưng tất cả luôn gắn bó với nhau và gắn bó với cuộc sống chung của dân chúng trong thế gian này. Không ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng của mình được’’. Một số làng chài đã lập đền thờ ông coi như một vị Phúc thần chuyên cứu giúp những người đi biển. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Trần Cố [陳固] [? - ?]. Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Dương ) Thiệu Long thứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông | | Trình độ: Đỗ Kinh Trạng nguyên khoa Bính Dần Chức vụ: Làm quan đến Hiến sát sứ Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Bạch Liêu [白僚] [? - ?]. Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ An) Thiệu Long thứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông | | Trình độ: Đỗ Trại Trạng nguyên khoa Bính Dần Chức vụ: Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương. Tóm tắt: Là người say mê tìm hiểu các hiện tượng kỳ lạ, ông đã giúp dân chúng hiểu đó chỉ là những hiện tượng bình thường của tự nhiên chứ không phải do ma quỷ, thần thánh tạo ra. Ngoài ra Trạng Nguyên Bạch Liêu cũng là một vị quan rất thương yêu dân chúng. Ông cho rằng: “Có hệ thống luật pháp tốt thì không cần nhiều đến các vị quan cai trị. Nếu hệ thống luật pháp tốt, vì dân và nghiêm minh thì dân sẽ tâm phục, khẩu phục tự nguyện tuân theo chứ không cần phải ép buộc. Vì dân chúng đã tin tưởng và khâm phục vào hệ thống luật pháp đó nên họ sẽ cố gắng tránh những điều luật pháp không cho phép. Còn nếu như họ vô tình phạm phải thì họ sẽ tự nguyện chịu hình phạt theo luật định mà không có lời oán thán, trách móc hay tìm cách trốn tránh.” Chú thích: Bạch Liêu là vị trạng nguyên đầu tiên của xứ Nghệ. |
|
Lý Đạo Tái [李道再] [1254 - 1254]. Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Bắc Ninh) Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý Chức vụ: Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm Tóm tắt: Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng " Ông cùng với trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Nguyên Quang Bật… vừa cố gắng làm sáng tỏ Đạo của người Đại Việt, vừa kiến giải, tiếp thu Đạo Phật theo cách riêng của người Đại Việt… Mặc dù nền khoa bảng hoàn toàn dựa vào kinh sách của Nho gia nhưng ở mỗi vị Trạng Nguyên, cái ý chí độc lập về tinh thần, về tri thức luôn thức tỉnh mạnh mẽ. |
|
Đào Tiêu ( Thúc ) [陶椒] [? - ?]. Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn (Nam Định ) Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi Chức vụ: Không rõ ông làm quan đến chức gì Chú thích: Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thần tại địa phương . |
|
Mạc Đĩnh Chi 莫挺之 [1272 - 1272]. Người ở Chí Linh thuộc Sách Giang (Nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương) Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông | | Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn Chức vụ: Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ) Tóm tắt: Khi Mạc Ðĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con tinh khỉ nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Ðời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mắt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ông bèn dâng bài phú" Ngọc tỉnh lên "( Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cuả ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ". Tháng 3. Mở khoa thi Thái học sinh. Phép thi: Trước hết cho ám tả truyện Mục thiên tử và thiên Y quốc để rũ bớt những kẻ học kém; thứ hai thi kinh nghi, kinh nghĩa và thơ phú; thứ ba thi chiếu, chế, biểu; sau cùng thi một bài bài văn sách, để định thứ tự đỗ cao, đỗ thấp. Khoa này lấy đỗ thái học sinh 44 người; ba người đỗ đầu được từ cửa Phượng Thành ra đi du lịch phố xá ba ngày. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ban cho Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung chức Nội thư gia; bảng nhỡn Bùi Mộ ban cho mạo sam Chi hậu bạ thư và được sung chức Nội lệnh thư gia; thám hoa Trương Phóng ban cho mũ quyền miện hiệu thư và được sung chức Nhị tư. Còn từ hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trở xuống đều được bổ quan chức, tùy theo thứ tự đỗ cao hay thấp. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)... Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục. Lời chua - Truyện Mục thiên tử: Sách đào được ở một ngôi mộ thuộc huyện Cấp, sách này do Tuân Húc nhà Tấn hiệu đính và Quách Phác chú thích. Y quốc thiên: Chưa rõ lai lịch và nội dung thế nào. Kinh nghi: Hỏi những nghĩa có nghi ngờ trong năm kinh, cách thức hành văn theo như cổ văn. Thơ: Theo thể thơ ngũ ngôn trường thiên. Phú: Dùng thể phú tám vần. Mạc Đĩnh Chi: Người ở Chí Linh thuộc Sách Giang. Bùi Mộ: Người ở Thanh Oai thuộc Sơn Nam. Trương Phóng: Người Thanh Hóa. Nguyễn Trung Ngạn: Người Thiên Thi thuộc Khoái Châu. Đăng Dung là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (tức là xã Long Động, huyện Chí Linh), tiên tổ Đăng Dung là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần, làm quan đến Tả bộc xạ. Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thuý , Thuý sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương... Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|
Đào Sư Tích [陶師績] [? - ?]. Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường (Nay gồm một phần đất các huyện Xuân Thủy, Nam Trực, Trực Ninh, Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định) Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông | | Trình độ: Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần Chức vụ: Làm quan Tả tư lang trung Tóm tắt: Giáp Dần, năm thứ 2 (1374). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 7). Tháng 2, mùa xuân. Bắt đầu đặt khoa thi tiến sĩ. Trước đây, khoa thái học sinh, cứ 7 năm một lần thi, số đậu chỉ lấy 30 người thôi. Đình thí, số lấy đỗ không có lệ đặt nhất định. Phàm tam quán thuộc quan học sinh, thị thần học sinh, tướng phủ học sinh và những người có tước phong đều được vào thi cả. Đến đây mới bắt đầu gọi là khoa tiến sĩ; ban cho Đào Sư Tích đậu trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đậu bảng nhỡn, Trần Đình Thâm đậu thám hoa, La Tu đậu hoàng giáp, cập đệ và các đồng cập đệ gồm 50 người, đều cho ăn yến và ban áo mũ, xuất thân có đẳng hạng khác nhau. Đỗ cao, ông được triều Trần đặt lên vai chức vụ quan trọng: Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung. Ngồi trên ghế quan to, ông là người thanh liêm, cương trực. Ông rất quan tâm đến công việc biên phòng như: Góp phần bổ nhiệm các quan có đức, có tài, chỉ huy giỏi, quản lí quân sĩ có bài bản để cử đi trấn giữ nơi biên cương... Ông lo đến đời sống cho quân sĩ nơi đồn cao nắng mưa, nóng lạnh, sương giá, bão bùng. Nhà Trần cử ông đi sứ sang nhà Minh. Lần đi sứ này, ông có trách vụ nặng nề là làm sao thuyết phục được vua Minh giảm mức cống tiến, đặc biệt là giảm được những vị tu hành sang phục vụ và việc giữ yên nơi biên cương giáp ranh hai nước. Với lí lẽ ngay thẳng, vua Minh đã ra lệnh bãi bỏ việc cống nạp các nhà sư (thời Lý, thời Trần, đạo Phật là quốc đạo. Các nhà sư, các vị hòa thượng, đại đức là “vật báu” của quốc gia). Trước khi bãi bỏ việc cống hiến nhà sư, hằng năm, Đại Việt vẫn phải cung cấp đủ các vị tu hành do nhà Minh đòi hỏi. Cùng với việc bãi bỏ việc cống nạp các nhà sư, một số cống vật khác cũng được giảm bớt. Những nơi giáp ranh hai nước, chỗ thường xảy ra “sự cố” cũng được giải quyết ổn định. Vua Minh mến tài của ông đã tặng ông bốn chữ “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Về nước, ông đi các nơi, nắm vững binh tình, thăm hỏi chúng dân, gặp gỡ quân sĩ để ông có đủ “vốn” viết tác phẩm “Sách lược phục hưng Đại Việt”. Lời chua - Đào Sư Tích: Người huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường. Lê Hiến Phủ: Người huyện Đông Kết, phủ Khoái Châu. Trần Đình Thâm: Người huyện Đông Triều, phủ Sách Giang. La Tu: Người huyện Thuần Hựu, thuộc Thanh Hóa Tân Dậu, năm thứ 5 (1381). (Minh, năm Hồng Vũ thứ 14) Tháng 5, lấy Đào Sư Tích làm Nhập nội hành khiển hữu ly lang trung, Toàn Bân, cha Sư Tích, làm tri Thẩm hình viện sự. Nơi An nghỉ: Hiện đền thờ ông ở xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM |
|