Hai từ SONG VIẾT đã từng xuất hiện trong các tác phẩm chữ Nôm cổ như Nguyễn Trãi Quốc âm thi tâp, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc âm thi tập mà hàng chục năm qua các nhà nghiên cứu về lịch sử, ngôn ngữ học - đặc biệt là giới nghiên cứu Hán Nôm - đã có khá nhiều bài viết trao đổi về cách đọc của hai chữ này.
Trong các văn bản (kể cả dạng viết, dạng khắc và dạng in ván) tác phẩm Nôm, chúng ta có thể bắt gặp không ít những chữ mà hình thể của chúng có phần đặc biệt: Đó là những chữ vốn xuất phát từ mượn chữ Hán, nhưng không phải là mượn nguyên dạng chữ Hán, mà có sự gia giảm cải biến ít nhiều. Có thể gọi đó là những chữ Hán được Nôm hóa theo cách gia giảm, cải biến nét bút hoặc thành tố của một chữ Hán có liên quan với nó về âm và/hoặc về nghĩa.
Trong giới nghiên cứu Hán Nôm, khi đề cập tới chữ viết trong các văn bản tác phẩm Nôm vẫn thường nói đến "chữ Nôm vay mượn Hán", "chữ Nôm tự tạo", "chữ Nôm thuần Việt", "chữ thuần Nôm" v.v. Song nội dung của các thuật ngữ ấy hầu như chưa được xác định một cách minh bạch, và cách hiểu cũng vì vậy mà chưa thực sự thống nhất. Bên cạnh đó, cũng có thể còn có những cách phân tích lớp lang khác nhau đối với các chữ vuông có mặt trong văn bản các tác phẩm Nôm. Và cho đến nay, dường như vẫn chưa ai cung cấp một quang cảnh chung về phân lượng của các lớp chữ như thế trong văn bản tác phẩm Nôm.
Với các phương tiện điện toán và Internet hiện có, việc biên soạn một quyển tự điển chữ Nôm điện tử rõ ràng, chính xác, đầy đủ, dễ dùng và có thể mở ra những chiều hướng nghiên cứu mới là điều rất khả thi. Phương thức thu nhập dữ kiện bằng cách lột soát các hình thái chữ Nôm từ những văn bản Nôm được xem như là một giải pháp hữu ích và có tính thuyết phục. Mỗi một chữ Nôm trong tự điển đều phải được dẫn chứng bằng các thí dụ cụ thể trích dẫn từ các văn bản Nôm khác nhau. Tự điển còn cần phải có phương cách giải thích cấu trúc của chữ Nôm theo ngữ nghĩa của chữ.
Chữ Hán-Nôm hiện nay được sử dụng rộng rãi trong vùng Đông Á và trên thế giới nhờ sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, mạng Internet và nhất là chuẩn mã chữ quốc tế Unicode và ISO/IEC 10646. Chữ Nôm nhờ đó đã gia nhập cộng đồng mạng thông tin và máy tính.
The text of Father Morrone occupies the left hand column in each page of this Vocabulary. We have thought it our duty to make no alteration in it, except correcting some faults in the orthography of French words, very excusable in a person who writes in a foreign language, in a distant country, where he has not the help of books.
eter Stephen Du Ponceau (1760 – 1844), Hội trưởng Hội Triết Học Hoa Kỳ ở thành phố Philadelphia (American Philosophical Society of Philadelphia) là một học giả danh tiếng chuyên nghiên cứu nhân chủng học, luật lệ hàng hải và ngôn ngữ các bộ tộc bản xứ Mỹ. Ông cũng tìm hiểu về Hán tự và sự liên hệ về ngôn ngữ và chữ viết giữa 5 nước Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam và Lưu Cầu (quần đảo cực nam của Nhật: Ryu Kyu) là những nước có cùng một nền văn hoá Hán tự.
Trong cuốn Văn bản Truyện Kiều. Nghiên cứu và thảo luận PGS Đào Thái Tôn đã có một tóm lược khả đầy đủ và gọn ghẽ tình hình khảo cứu về thời điểm sáng tác Truyện Kiều ở nửa cuối thế kỷ trước
Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện (Tân truyện) là tác phẩm truyện Nôm được Nguyễn Hoà Hương chuyển thể từ Nam Xương nữ tử truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Đây là môt truyện Nôm có giá trị nhưng chưa được công bố, giới thiệu đồng thời cũng chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Khảo sát văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm Nam Xưng liệt nữ Vũ thị tân truyện vì thế là một việc làm cần thiết và ít nhiều có đóng góp cho công cuộc bảo tồn vốn di sản Hán Nôm nước nhà.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một áng văn chương bất hủ của thế giới, đã được dịch ra văn xuôi và văn vần nhiều thứ tiếng, và đã qua bao nhiêu phiên bản chữ quốc ngữ. Người Việt Nam bất cứ ở đâu cũng trân trọng Truyện Kiều, nhưng ít người biết chưa có một phiên bản nào gọi là nguyên bản chữ Nôm do chính Cụ Nguyễn Du viết. Thật thế, hầu hết các ấn bản đã in bằng chữ quốc ngữ trong hay ngoài nước Việt Nam không in lại nguyên bản chữ Nôm, chỉ có một số ít gẩn đây chụp lại phiên bản chữ Nôm khắc gỗ.
Ngôn ngữ và chữ viết là hai hệ thống tín hiệu có liên quan với nhau, nhưng ngôn ngữ luôn luôn có những diễn biến, còn chữ viết có xu hướng đứng yên. Ngôn ngữ có khi thay đổi đến mức chữ Viết không còn tương ứng với ngữ âm mà nó biểu hiện nữa. Hiện tượng này trong chữ Nôm thể hiện một cách rõ nét, như chữ vào 읟 : bao 包 (âm) + nhập 入 (ý), trong đó “bao” phản ánh tiền thân của vào, phản ánh vào giai đoạn trước quá trình diễn biến b > v của tiếng Việt.
Trong chữ Nôm ta thường bắt gặp nhiều ký hiệu mà các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi là “ký hiệu phụ”. Các ký hiệu này gồm 2 loại , loại vẫn được gọi là “dấu nháy” như 혈, ⺀và loại dùng chữ Hán như 个 cá, 古 cổ, 巨 cự,... Các ký hiệu đó đã xuất hiện trong chữ Nôm như thế nào và có chức năng văn tự gì, chúng đã được sử dụng ra sao trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến hoàn thiện của chữ Nôm.
Báo cáo trình bày một số tư liệu xung quanh bài thơ “Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường...”, một bài thơ không có đề mục, thường được in đầu các bản Truyện Kiều Nôm cổ. Trong các tư liệu được trình bày, bài báo chủ yếu tập trung phân tích một tư liệu mới liên quan đến bài thơ này: bản Lập Trai Phạm tiên sinh thi tập, kí hiệu A-400, thư viện Viện Hán Nôm.
Chữ Nôm trong 嗣 德 聖 制 字 學 解 義 歌 Tự Ðức Thánh chế tự học giải nghĩa ca là một giai đoạn chữ Nôm cuối cùng được sử dụng, nó ghi dấu một thời kì chữ Nôm phát triển đã đến độ ổn định và tương đối hoàn thiện về nhiều mặt. Không những thế, đây còn là một cuốn tự điển Hán Nôm dày dặn về vốn từ (cả Hán lẫn Nôm) trong tập hợp những tự điển song ngữ Hán Nôm dạy chữ Hán của người Việt. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là, vấn đề cụ thể về chữ Nôm, số lượng và tính điển hình của chữ Nôm ...