Đề nghị ba điểm về việc dạy chữ Nôm


 

Ngô Thanh Nhàn (Đại học New York)

& Ngô Trung Việt (Viện Công nghệ Thông tin)

 

Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm

Huế, 1-2 tháng 6 năm 2006

 

Tóm tắt

 

Chữ Hán-Nôm biểu ý là chữ quốc ngữ ở Việt Nam từ thế kỉ thứ X cho tới khi chữ la tinh thay thế cho chữ Nôm làm quốc ngữ vào năm 1920.  Do chiến tranh nên chữ Nôm đã gần như bị mọi người quên lãng, học giả chữ Nôm ít dần, còn tư liệu chữ Nôm thì bị huỷ hoại theo năm tháng trong gần cả thế kỉ.  Lịch sử Việt Nam dường như bắt đầu từ năm số không tại mốc 1920. Thời gian cứ trôi, các phương cách cứu chữa ngày một trở nên phi hiện thực và tốn kém.

 

Bài báo này trình bày một đề nghị có cân nhắc theo ba mức độ để phục hồi lại chữ Nôm trong hệ thống giáo dục Việt Nam.  Từ các khảo cứu và phỏng vấn các giáo viên và giáo sư ở Việt Nam, bài báo này trình bày các luận cứ và phương cách để tạo dựng năng lực quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ kho báu thế giới này.

 

  1. Chúng tôi đề nghị mọi lần nhắc tới tới chữ quốc ngữ trong văn bản lịch sử có nguồn gốc được viết trong chữ Hán-Nôm ở các trường phổ thông cơ sở và trung học đều được in kèm các chữ Hán-Nôm gốc.  Học sinh không bị bắt buộc phải nhớ chúng để đi thi, nhưng được khuyến khích làm quen với các văn bản có nguồn gốc Hán-Nôm xem như các "minh hoạ".  
  2. Trong hai năm đầu của đại học, sinh viên được yêu cầu học một giáo trình 3 tín chỉ về chữ Hán-Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, cơ sở văn bản của chữ Hán-Nôm, và trình soạn thảo văn bản trên máy tính có dùng chữ Hán-Nôm.  Điều này chuẩn bị nền tảng cho sinh viên đại học nghiên cứu thêm trong bất kì lĩnh vực nào. 
  3. Bên cạnh đó, sinh viên về khoa học xã hội, như lịch sử, dân tộc học, nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học, kiến trúc,  v.v.., và vài ngành khoa học tự nhiên như y học, động vật học, côn trùng học, địa lí học, địa chất học v.v.. phải học ít nhất hai giáo trình (6 tín chỉ) chuyên về chữ Hán-Nôm cho lĩnh vực nghiên cứu của họ, một giáo trình (3 tín chỉ) về dùng chữ Hán-Nôm trong máy tính và Internet. Mọi luận văn đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ cần nghiên cứu trong các văn bản lịch sử Việt Nam phải nêu ra các tham khảo tới các nguồn tư liệu chữ Hán-Nôm gốc.

 

Đề nghị ba bước trên sẽ cung cấp nhận thức chung về chữ Hán-Nôm trong công chúng.  Chúng có ích cho việc bảo vệ chữ Hán-Nôm trong các thư viện, kho lưu trữ, các địa điểm, tài liệu và di tích lịch sử nhưng cũng giúp cho việc huấn luyện các giáo viên, giáo sư, các chuyên gia và học giả về khả năng tiến hành nghiên cứu có nghĩa trong các tài liệu chữ Hán- Nôm gốc. Các đề nghị thứ hai và thứ ba có thể được tổ hợp lại và áp dụng cho sinh viên khác trên thế giới làm luận án thạc sĩ hay tiến sĩ cần truy nhập vào tư liệu chữ Hán-Nôm.

 

Abstract

 

Ideographic chữ Hán-Nôm was the national script in Vietnam from the Xth Century until  the romanized chữ quốc ngữ replaced chữ Nôm as the national script in the 1920’s.  Because of wars chữ Nôm was almost totally forgotten, as its scholars were wasted, and its documents destroyed for almost a century.  Vietnamese history seemed to begin at year zero in the 1920’s. As time goes on, remedies become more and more unrealistic and costly.

 

This paper lays out a comprehensive proposal in three levels for reviving chữ Nôm in the Vietnamese education system.  From research and interviews with teachers and professors in Vietnam, this paper lays out the rationales and a remedy to build up a national and international capacity to protect this world treasure.

 

  1. We propose every mention in chữ quốc ngữ of a historical text originally written in chữ Hán-Nôm in elementary and high school be accompanied by appropriate Hán-Nôm sources.  The students are not required to memorize them for tests, but are encouraged to familiarize themselves with the original Hán-Nôm texts as “illustrations”. 
  2. In the first two years of college, the students are required to take one 3-credit course in chữ Hán-Nôm—origin, composition, textual basics of chữ Hán-Nôm, and computer text editors using chữ Hán-Nôm.  This prepares university level students to go into any field for further research. 
  3. In addition, students in social sciences, such as history, ethnology, arts, theater, literature, architects, linguistics, anthropology, archeology, etc., and a few natural sciences such as medicine, zoology, geography, geology, entomology, etc. must take at least 2 courses (6 credits) in chữ Hán-Nôm specific to their field of study, one course (3 credits) for using chữ Hán-Nôm in computers and Internet.  Any bachelor, master or doctoral thesis requiring research in Vietnamese historical texts must make references to any original chữ Hán-Nôm sources.

 

The above three-steps proposal will provide a general appreciation of chữ Hán-Nôm in the public.  They are helpful in the protection of chữ Hán-Nôm in libraries, archives, historical sites, documents and relics, but also of training teachers, professors, experts and scholars in chữ Hán- Nôm capable of conducting meaningful research in source documents.  The second and third proposals can be combined and applied to students in the U.S. pursuing master and doctoral Vietnamese studies requiring access to chữ Hán-Nôm documents.