CẤU TẠO CHỮ NÔM TRONG TÁC PHẨM "NAM HẢI BÔ THẦN CA" MỘT BÀI CA CHỮ NÔM ĐẦU THẾ KỶ XX


 

Nguyễn Đình Thảng

Nhà giáo ưu tú Đại học Khoa học Huế

 

Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm

Huế, 1-2 tháng 6 năm 2006

 

Nam Hải Bô Thần Ca là bài ca nổi tiếng được truyền tụng trong cả nước vào nửa đầu thế kỷ XX và được Đông kinh nghĩa thục chọn làm tài liệu tuyên truyền và giảng dạy trong nhà trường. Đây là một văn bản Nôm. Toàn bài có 200 câu, viết theo thể “song thất lục bát” gồm 1.400 chữ. Tương truyền là cụ Phan Bội Châu từ Nhật gửi về vào khoảng năm 1906

Đọc lại toàn bài chúng ta thấy chữ Hán chiếm đa số kể cả những từ nôm được mượn âm Hán Việt để diễn đạt từ thuần Việt, những từ được đọc nghĩa của chữ Hán và đọc chệch âm Hán Việt. Ngoài ra còn có hai loại từ được gọi là chữ Nôm. Một là những chữ được ghép nghĩa của chữ Hán và âm Hán Việt. Hai là những từ được ghép ý của chữ Hán với âm Hán Việt. Ba là những từ được ghép giữa nghĩa và ý của chữ Hán. Bốn là những từ được ghép giữa nghĩa và nghĩa của chữ Hán ... 

Chúng ta hãy lấy một số từ trong bài có liên quan đến từng phần trên để làm dẫn chứng:

 

1- Những từ được giữ nguyên âm Hán Việt và nguyên nghĩa của chữ Hán: 

 

a. Cuộc đời mở hội doanh hoàn 

Anh hùng bốn biển giang san một nhà.    (câu 3 và 4)