Khi có ý định viết đôi điều về “Chu hành tức sự” của cụ Nguyễn Du, tôi tìm mãi không thấy được bản dịch của Bùi Giáng. Chỉ nhớ hai câu:
Năm 223, Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị qua đời ở cung Vĩnh An, trước lúc lâm chung đã gửi gắm thái tử Lưu Thiện cho Thừa tướng Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, danh thơm muôn thuở. Ngót 1000 năm sau, ở dải sông núi phương Nam xuất hiện một vị đại công thần, cũng nhận lời thác cô của tiên đế mà hết lòng phò ấu chúa, gương trung nghĩa tiết liệt còn sáng mãi muôn đời.
Chữ Hán là văn tự chung của các nước Á Đông cho đến thế đầu thế kỷ 20. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam cùng với Nhật Bản, Triều Tiên (Hàn Quốc), văn học chữ Hán phát triển rực rỡ, trở thành kỳ hoa dị thảo trong nền văn học Hán văn cổ điển.
Nam Bộ, vùng đất trù phú với những con người phóng khoáng, chân chất, hiền lành suốt 300 năm qua đã ghi lại biết bao câu chuyện đẹp về đạo đức, văn hóa và nếp sống. Đất Nam Bộ còn sản sinh cho lịch sử nước Việt rất nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng danh quê nhà. Một trong số đó là tiên sinh Võ Trường Toản, một kẻ sĩ chân chính, người thầy của giới sĩ phu Nam Bộ.
Nghệ thuật sân khấu tuồng là một loại hình nghệ thuật cổ truyền tiêu biểu của Việt Nam. Qua những ghi chép của tiền nhân còn lưu lại trong các bộ sử sách, văn bia, thư tịch cổ chứng tỏ rằng ở Việt Nam nghệ thuật ca, múa, nhạc xuất hiện từ rất sớm. Thế kỷ X dưới triều đại phong kiến nhà Đinh, nghệ thuật ca, múa, nhạc đã phát triển một cách khá phổ biến trong dân gian. Đặc biệt trong dân gian còn có hình thức trò nhại – tức là trò bắt chước các trò diễn xướng.
Đó là những câu thơ mở đầu truyện “Lục Vân Tiên”, một tuyệt tác thơ Nôm đi vào hồn dân tộc. Như chính cụ Đồ Chiểu đã viết từ đầu, Lục Vân Tiên là thiên truyện thơ khuyến thiện phạt ác, nhắc nhở con người về cương thường đạo nghĩa. Với kết thúc có hậu, Lục Vân Tiên được xem là tiếng lòng của nhân dân về cái Thiện chiến thắng cái ác, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Đặc biệt, truyện Lục Vân Tiên không chỉ là câu chuyện giữa con người với con người như phiên bản điện ảnh thể hiện, mà còn có sự xuất hiện và vai trò bước ngoặt của thế giới Thần Phật, sự hòa quyện tương tác giữa thiên nhiên, động vật và con người. Tiêu biểu có thể kể đến chi tiết Phật bà Quan Âm hiển linh cứu sống Kiều Nguyệt Nga và hai con hổ đón đường tha mẹ con Võ Thể Loan bỏ vào hang ở cuối truyện.
Tiếp nối câu chuyện về nghiên cứu khoa học cải tiến chữ viết đã thu hút nhiều tranh luận trong thời gian vừa qua. Bên cạnh những lời phản bác có phần quá khích và vô tình, đã có những phản biện chuyên môn rất đáng chú ý với góc nhìn học thuật sâu sắc và trên cơ sở đóng góp, cầu thị. Câu chuyện về con chữ đã được mở rộng ra, chúng ta lại có thêm những kiến thức không mới nhưng rất thú vị và một cơ hội để nhìn lại những điều tuyệt vời đã mất.
Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối.
Đến với Kiều như một mối duyên nợ học hành, chẳng ngờ bao nhiêu năm sau đó những tiếng lục bát gây thương nhớ vẫn ngấm ngầm theo chân tôi trên suốt những chặng đường đời. Ở đây, tôi chỉ muốn kể lại đôi ba câu chuyện vụn vặt, gọi là: “Mua vui cũng được một vài trống canh”…
Cù Trọng Danh là con trai duy nhất của ông Cù Trọng Lợi, dáng người củ mỉ cù mì, nhưng mới 30 tuổi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Khoa học máy tính.
Trong đợt sưu tầm di sản Hán Nôm tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang vào tháng 2/2012, tại nhà cụ đồ Nguyễn Tòng Mậu (ven sông Cái Cối, xã An Hữu, đối diện đình thần An Hữu - đình Rạch Chanh) chúng tôi đã phát hiện và sao chụp được một thư tịch Hán Nôm quý. Đó là một tuyển tập gồm nhiều tác phẩm rất đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Chắc chắn đây là một tập sách có giá trị cao về mặt nghiên cứu cũng như sẽ có đóng góp tích cực vào công tác tìm hiểu và khai thác kho tàng văn hóa của đất nước Việt Nam, bởi lẽ tập sách lưu giữ một số lượng lớn văn bản Hán Nôm thuộc các lĩnh vực văn chương, lịch sử, văn hóa, phong thủy - bói toán, trong đó phần lớn là tác phẩm văn chương.
Nam Bộ là vùng đất mới, tiếp thu và tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần trong quá trình khai hoang mở cõi và xây dựng cuộc sống. Đó có thể là những hiện tượng văn hóa mới phát sinh qua quá trình mở cõi, cũng có thể là những hiện tượng văn hóa ở nhiều vùng miền khác nhau, phù hợp với vùng đất mới nên được tiếp thu vào làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của người dân. Chúng được ghi chép lại qua mảng thư tịch Hán Nôm và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày nay, mặc dù số lượng người đọc được chữ Hán chữ Nôm không nhiều, nhưng thư tịch Hán Nôm của người xưa vẫn được con cháu gìn giữ cẩn thận trong các tủ sách gia đình, đôi khi được tôn thờ, xem như báu vật thiêng liêng của cả dòng họ. Đến thời gian gần đây, thư tịch Hán Nôm hoàn toàn không phải khó tìm trên vùng đất này. Ngoài những lúc cất công lặn lội sưu tầm mất nhiều công sức, người viết đã khá nhiều lần rất đỗi tình cờ “lọt” vào tủ sách của các gia đình, bê về khá nhiều sách quý bằng nhiều cách: photo, chụp ảnh, scan, thậm chí có khi nhờ tạo được cảm tình với gia chủ nên được cho luôn bản gốc.
Chữ Hán vốn là văn tự ghi chép tiếng Hán. Khi truyền bá tới các nước xung quanh và các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, chữ Hán trở thành văn tự ghi chép rất nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Hán, hình thành một đại gia đình chữ Hán. Họ học tập chữ Hán, mượn dùng chữ Hán, phỏng tạo chữ Hán, lại tiến thêm một bước để sáng tạo ra chữ cái theo loại hình chữ Hán. Bài viết sử dụng phương pháp so sánh vĩ mô, tiến hành khảo sát một cách tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các ngôn ngữ ngoài tiếng Hán (gồm 30 loại văn tự, ghi chép 19 thứ ngôn ngữ), nghiên cứu những đặc điểm chung và sự khác biệt giữa các loại văn tự ấy.
Ngay từ đầu Công nguyên cho đến suốt 1000 năm Bắc thuộc sau đó, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sống trong quá trình cộng cư với nhau và cả với người Hán từ phương Bắc đến. Trải qua quá trình cộng cư này cùng với sự tiếp xúc với chữ Hán và văn hóa Hán, các dân tộc Việt Nam đã dần dần chủ động sử dụng chữ Hán trước hết là trong hành chính và trong giáo dục, rồi cả trong sáng tác văn học, hình thành một nền văn học chữ Hán của chính dân tộc mình. Và từ khi thoát li khỏi sự đô hộ trực tiếp của phong kiến phương Bắc, thì bên cạnh chữ Hán vẫn tiếp tục được coi trọng, người dân bản địa Việt Nam còn sáng tạo ra chữ viết cho bản ngữ của mình. Đó là các hệ thống chữ viết ô vuông theo hình mẫu chữ Hán, được gọi là chữ Nôm: Người Kinh (tộc người Việt) có chữ Nôm Việt, người Tày có chữ Nôm Tày, v.v.
Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm kết hợp cùng Viện Công nghệ thông tin tổ chức Xêmina "Nhân văn số thức -2" tại hội trường của Viện Công nghệ thông tin, 18 Hoàng Quốc Việt trong các ngày 26-27/5/2018.
Các chuyên gia quốc tế sẽ tham gia trình bày trong Xêmina này tới từ Cornell University Library, Tokyo University, Taiwan University, Edith Cowan University, bao gồm: