Phân tích kết cấu một số chữ Nôm còn bảo tồn âm đọc tiếng Việt cổ


 

Tóm tắt:

Ngôn ngữ và chữ viết là hai hệ thống tín hiệu có liên quan với nhau, nhưng ngôn ngữ luôn luôn có những diễn biến, còn chữ viết có xu hướng đứng yên. Ngôn ngữ có khi thay đổi đến mức chữ Viết không còn tương ứng với ngữ âm mà nó biểu hiện nữa. Hiện tượng này trong chữ Nôm thể hiện một cách rõ nét, như chữ vào  읟  : bao  包 (âm) + nhập  入  (ý), trong đó “bao” phản ánh tiền thân của vào, phản ánh vào giai đoạn trước quá trình diễn biến b > v của tiếng Việt.

Chữ sập  폤:  lập  立  (âm) + cự  巨  (âm), cả hai thành tố đều ghi âm: cự + lập = klập > sập, cũng là phản ánh giai đoạn trước trong quá trình diễn biến kl > s của tiếng Việt.

Chữ trả  把  (hv bả), vì âm tr [ ţ ] ngày nay là bắt nguồn từ nhóm phụ âm Việt cổ bl - tức là nhóm phụ âm có b (bl, tl, tr), cho nên người viết chữ Nôm dùng chữ có âm đầu b- để ghi âm “trả”(*). Về sau trong tiếng Việt có sự chuyển đổi tr [ţ] thành gi [ z ], mà ngày nay bên cạnh những từ trả ơn, trăng, trời, tro... ta còn thấy có giả ơn, giăng, giời, gio... cho nên chữ Nôm dùng chữ giả  者 ghi âm là gần với cách phát âm của tiếng Việt hiện đại. Vì thế, ở đây đề cập đến hai vấn đề:

1.1. Trong hệ thống chữ Nôm có hiện tượng chữ Nôm cấu tạo bởi hai kí hiệu văn tự giống nhau. Ví dụ: chữ Nôm   덂chữ, chữ Nôm   띒 giữ. Kiểu này rất hiếm thấy trong hệ thống chữ Nôm. Thoạt nhìn, chúng ta tưởng, đây là loại chữ Nôm cấu tạo bởi hai yếu tố đều ghi ý. Chúng ta dễ dàng cho nó là loại ghép ý + ý. Lã Minh Hằng gọi đây là hiện tượng lập nghĩa (1, tr. 101), và cùng kiểu loại như các chữ:  뜾 trời,  얫 trùm,  헺 seo,  烣 tro...

Nếu đi sâu nghiên cứu trường hợp  덂 này, chúng ta sẽ thấy nó là loại hình thanh, tức là loại chữ Nôm cấu tạo bởi hai thành tố: âm phù + ý phù.

Trước hết, ta cũng cần xác định chữ tự  字 Hán, có thể dùng làm thành tố âm phù ở trong hệ thống chữ Nôm hay không? Thực tế người xưa đã dùng chữ tự  Hán làm thành tố âm phù trong hệ thống kết cấu chữ Nôm. Ví dụ: Chữ Nôm giữ  첢 (  덁) : tự (âm) + trữ (ý); xuất hiện trong câu: Ở đài các giữ lòng Bao Chưng (Nguyễn Trãi, QÂTT, b. 62)

 

(*) Ở câu “ước bề trả  把  ơn minh chúa” (QÂTT, bài Trần tình). 

GS.TS Lê Văn Quán

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

 

English

Analysis of some ancient Vietnamese scripts’ structure maintaining ancient Vietnamese sound

 

Prof. Dr. Lê Văn Quán

University of Social and Human Sciences, Hanoi

Language and scripts are two interrelated signal systems, however the first often changes but the last tends to static state. Language can be so changeable that scripts are no longer corresponding to its assigned phonology. This phenomenon in ancient Vietnamese scripts is expressed significantly, such as vào  : bao  包 (sound) + nhập 入 (meaning), of which “bao” reflects vào and this transit was taken place in the stage before the development from b > v in Vietnamese language.

For sËp : lËp  立 (sound) + cù  巨 (meaning), both components are written with phonology : + lËp = klËp > sËp, which also reflects the stage before the development of kl > s in Vietnamese language.

For tr¶  把 (or in Chinese character), since the present sound tr [   ] generates from the consonant sounds with b (bl, tl, tr), writer of ancient Vietnamese scripts use initial syllable b- to express “tr¶(*). Then there is a transform from tr [   ] into gi [ z  ] in Vietnamese language, by which besides tr¶ ¬n, tr¨ng, trêi, tro, etc. we can see gi¶ ¬n, gi¨ng, giêi, gio, etc. Thus gi¶ ( 者) used to indicate its sound in ancient Vietnamese scripts is as nearly same as pronounciation in modern Vietnamese language. Here there are two issues to be addressed:

1.1. In the system of ancient Vietnamese scripts, some are structured with two identical symbols of writing system. For example : in ancient Vietnamese scripts  덂 ch÷, in ancient Vietnamese scripts   띒gi÷. It is rare in the system of ancient Vietnamese scripts. At the first sight, we deem this is a type of ancient Vietnamese scripts structured with two meaning-expressed components. We are likely to consider that they are connected with meaning + meaning. La Minh Hang calls it meaning-setting (1, p. 101) and same as characters :  뜾  trêi,  얫trïm,  seo,  tro....

If the  덂is intensively studied, we will consider it a type of sound, i.e. this ancient Vietnamese script is comprised of two components : phonetic symbol and meaning symbol.

First of all, it is necessary to determine whether the character  字   in Han scripts can be used as phonetic symbol component in the ancient Vietnamese scripts. In fact, the ancients used in Han scripts as phonetic symbol in the structural system of ancient Vietnamese scripts. For instance: gi÷ 첢 (  덁)  in ancient Vietnamese scripts : (sound) + tr÷ (meaning); appeared in the sentence : ë ®µi c¸c gi÷ lßng Bao Ch­ëng (living in rich life but the heart is as pure as Bao Chung) (Nguyen Trai, QATT, b.62).