CHU HỮU QUANG
Ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc
Tóm tắt: Chữ Hán vốn là văn tự ghi chép tiếng Hán. Khi truyền bá tới các nước xung quanh và các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, chữ Hán trở thành văn tự ghi chép rất nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Hán, hình thành một đại gia đình chữ Hán. Họ học tập chữ Hán, mượn dùng chữ Hán, phỏng tạo chữ Hán, lại tiến thêm một bước để sáng tạo ra chữ cái theo loại hình chữ Hán. Bài viết sử dụng phương pháp so sánh vĩ mô, tiến hành khảo sát một cách tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các ngôn ngữ ngoài tiếng Hán (gồm 30 loại văn tự, ghi chép 19 thứ ngôn ngữ), nghiên cứu những đặc điểm chung và sự khác biệt giữa các loại văn tự ấy.
1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác.
2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán.
3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán.
4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”.
5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”.
6. Chữ cái theo loại hình chữ Hán.
7. Những văn tự dân tộc khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình.
8. So sánh tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán.
1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác
Chữ Hán có nguồn gốc từ vùng Trung Nguyên thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Chữ Hán từng là phương tiện chuyển tải văn hóa Hán truyền bá đến các nước xung quanh. Đầu tiên là truyền tới các khu vực phương ngôn tiếng Hán ở lưu vực sông Trường Giang và lưu vực sông Châu Giang, sau đó truyền đến các khu vực dân tộc thiểu số miền biên giới xa xôi, rồi lại truyền vào các quốc gia Đông Á lân cận. Những khu vực và quốc gia này đầu tiên học tiếng Hán và chữ Hán của Trung nguyên, sau đó lợi dụng chữ Hán để ghi lại tiếng nói bản địa, hình thành nên các văn tự phương ngôn tiếng Hán, văn tự dân tộc thiểu số, và văn tự các nước Đông Á, tạo thành một đại gia đình các loại văn tự theo loại hình chữ Hán. Chữ Hán từ “một loại văn tự” đã phát triển thành “một hệ thống văn tự”.
Dân tộc Hán ở khu vực phương ngôn nào cũng có những hình thức văn nghệ truyền miệng của phương ngôn ấy, bao gồm thuyết xướng (hát nói), hí khúc… Văn nghệ truyền miệng có khi được dùng chữ Hán để ghi lại thành các kịch bản gốc, là các bản ghi chép trong quá trình truyền thụ của thầy trò. Điều đó đã hình thành nên nhiều loại văn tự phương ngôn tiếng Hán, nhưng đại bộ phận đều ở tình trạng sáng tạo sơ sài, không được quy phạm hóa. Chỉ có một số rất ít tiểu thuyết bằng phương ngôn được in thành sách vào cuối đời Thanh đầu thời Trung Hoa dân quốc. Khi tiếng phổ thông Trung Quốc (putonghua) được dạy rộng khắp, thì các văn tự phương ngôn trở nên gần như không còn tác dụng nữa. Tại Hồng Kông, trong thời kì nước Anh thống trị, văn tự phương ngôn Quảng Đông được sử dụng trên một số mặt báo địa phương; sau khi Hồng Kông được hoàn trả Trung Quốc, các trường học ở Hồng Kông cũng đã giảng dạy tiếng bạch thoại thông dụng toàn quốc.
Ngoài dân tộc Hán ra, Trung Quốc còn 55 dân tộc thiểu số. Một số dân tộc thiểu số cũng có những văn tự độc lập do họ tự sáng tạo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ chữ Hán mà [các loại văn tự ấy] trở nên nguồn gốc bất đồng nhưng loại hình tương đồng, là các văn tự dân tộc “dị nguyên đồng hình” (khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình), như văn tự truyền thống của dân tộc Di 彝 và dân tộc Nạp Tây 納西 chẳng hạn. Có dân tộc thiểu số lợi dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc mình, trở thành văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán nhưng không ghi tiếng Hán. Phần lớn các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán chỉ dùng để ghi chép dân ca, ca dao, chuyện dân gian và tôn giáo truyền thống, khó có thể phát triển thành văn tự hiện đại, [nên các loại văn tự ấy] dần dần mất đi tác dụng. Nhưng các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán này chứa đựng rất nhiều truyền thống văn hóa, nhìn từ khía cạnh lịch sử văn hóa và văn tự học thì chúng mang giá trị học thuật quan trọng. Các dân tộc thiểu số Trung Quốc là một kho tàng sử liệu quý báu lưu giữ văn hóa thời kì sớm, hiện đang được các học giả trong và ngoài nước coi trọng.
Ở nước ngoài, chữ Hán truyền vào Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, họ sử dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình, tạo nên văn tự theo loại hình chữ Hán ở các nước này, nhưng các văn tự ấy cũng đã có những bước phát triển thêm. Văn tự theo loại hình chữ Hán của các nước này là văn tự thông dụng trong mỗi nước, có điều kiện để truyền bá và phát triển. Văn tự theo loại hình chữ Hán của họ cùng với văn tự theo loại hình chữ Hán của các dân tộc thiểu số Trung Quốc thuộc về cùng một loại hình văn tự, cùng với chữ Hán tạo nên “vòng văn hóa chữ Hán” (漢字文化圈, Hán tự văn hóa khuyên) ở vùng Đông Á.
2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán
Chữ Hán truyền bá ra ngoài dân tộc Hán chủ yếu theo bốn con đường. Một đường theo hướng nam truyền đến dân tộc Choang (壯, Tráng) ở Quảng Tây và dân tộc Kinh tại Việt Nam. Một đường theo hướng tây nam truyền đến rất nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, và Vân Nam. Một đường theo hướng bắc truyền đến Khiết Đan, Nữ Chân, và Tây Hạ. Một đường theo hướng đông truyền tới Triều Tiên và Nhật Bản. Hơn hai nghìn năm truyền bá, đã trải qua bốn giai đoạn phát triển sau:
2.1. Giai đoạn học tập (學習階段, học tập giai đoạn)
Chữ Hán truyền đến những khu vực không sử dụng tiếng Hán, lúc đầu đều là “bứng trồng nguyên dạng” (原樣移植, nguyên dạng di thực), người ta học tập các văn hiến Nho gia viết bằng văn ngôn tiếng Hán. Tam tự kinh, Thiên tự văn, Tứ thư, Ngũ kinh từng là sách giáo khoa chung cho vùng Đông Á. Lâu thì trong một hai nghìn năm, nhanh thì năm sáu trăm năm, rất nhiều dân tộc và quốc gia đều đã coi văn ngôn tiếng Hán là phương tiện giao tiếp chung, hình thành nên “thời đại đồng văn” 同文時代, ở Đông Á. Giai đoạn học tập nếu sớm thì bắt đầu từ thời Tần Hán, nếu muộn thì từ thời Đường Tống.
2.2. Giai đoạn mượn dùng (借用階段, tá dụng giai đoạn)
Sau khi đã quen thuộc với chữ Hán và tiếng Hán, các dân tộc và quốc gia lân cận lần lượt mượn dùng chữ Hán để ghi chép ngôn ngữ của họ, thế là chữ Hán “nhập tịch” (歸化, quy hóa) để trở thành văn tự dân tộc nhưng không ghi chép tiếng Hán. Phương pháp “nhập tịch” chủ yếu có ba dạng:
a. mượn từ (mượn cả âm và nghĩa);
b. đọc theo âm (mượn âm không mượn nghĩa);
c. đọc theo nghĩa (mượn nghĩa không mượn âm).
Trước kia cho rằng chỉ có Nhật Bản theo những phương pháp này, đến nay mới biết chúng có tính phổ biến. Mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa là biểu hiện của sự thức tỉnh dân tộc và tiến bộ văn hóa. Nhưng tự hình 字形 giữ nguyên mà âm và nghĩa thay đổi mạnh mẽ, “thời đại đồng văn” ở Đông Á vì vậy đã kết thúc.
2.3. Giai đoạn phỏng tạo (仿造階段, phỏng tạo giai đoạn)
Việc mượn dùng chữ Hán của tiếng Hán lộ rõ sự bất tiện và không đủ dùng, thế là người ta tiến thêm một bước nữa, mô phỏng theo nguyên lí và hình thể chữ Hán để tự tạo ra văn tự chuyên dùng cho dân tộc mình. Có trường hợp là “phỏng tạo phái sinh” (孳乳仿造, tư nhũ phỏng tạo), lợi dụng các bộ phận vốn có của chữ Hán để ghép lại thành chữ mới, như chữ Nôm và chữ Choang. Có trường hợp là “phỏng tạo biến đổi” (變異仿造, biến dị phỏng tạo), chỉ tiếp thu nguyên lí tạo chữ từ chữ Hán để tự tạo nên những hình thể không giống với những chữ Hán vốn có, như Khiết Đan đại tự 契丹大字 và chữ Nữ Chân. Khi khái niệm về “chữ Hán” đã mở rộng, thì các văn tự của các dân tộc không sử dụng tiếng Hán cũng gia nhập hàng ngũ “chữ Hán”.
2.4. Giai đoạn sáng tạo (創造階段, sáng tạo giai đoạn)
Dưới ảnh hưởng của các văn tự biểu âm của các dân tộc như Ấn Độ và Mông Cổ, nhằm làm tiện lợi cho việc biểu đạt ngôn ngữ của dân tộc và quốc gia mình, ngoài những phương pháp tạo chữ và dùng chữ như hình thanh, hội ý…, một số dân tộc và quốc gia đã mở ra con đường biểu âm mới mẻ, sáng tạo ra “chữ cái ghi âm tiết” 音節字母và “chữ cái ghi âm tố” 音素字母. Lúc đầu chúng còn dùng lẫn với chữ Hán, sau này thoát li khỏi chữ Hán để sử dụng độc lập. Ví như Kana (假名Giả danh) của Nhật Bản, Hangul (諺文Ngạn văn) của Triều Tiên, chữ Di (彝文Di văn) ghi âm tiết của vùng Lương Sơn, Tứ Xuyên. Sự sáng tạo ra chữ cái theo hình chữ Hán là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử chữ Hán.
3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán
Theo những tư liệu mà người viết bài này thu thập được cho đến năm 1996, thì các loại văn tự theo loại hình chữ Hán, trừ chữ Hán ghi tiếng Hán đã thông dụng ra, có tới 30 loại(1) [văn tự] để ghi 19 thứ ngôn ngữ.
Dựa theo ngữ hệ có thể chia chúng làm:
1. Ngữ hệ Hán - Tạng (漢藏語繫), gồm:
a. Hán ngữ (2 loại văn tự);
b. Ngữ tộc Tạng - Miến (藏緬語族) (6 loại ngôn ngữ, 10 loại văn tự);
c. Ngữ tộc Miêu – Dao (苗瑤語族) (hai loại ngôn ngữ, 4 loại văn tự);
d. Ngữ tộc Choang – Động (壯侗) (5 loại ngôn ngữ, 5 loại văn tự).
2. Ngữ hệ Altay (阿爾泰語繫), gồm:
a. Tiếng Khiết Đan (契丹語) (2 loại văn tự);
b. Tiếng Nữ Chân (女真語), tiếng Triều Tiên (2 loại văn tự);
3. Chưa xác định rõ ngữ hệ, gồm: tiếng Việt Nam, tiếng Nhật Bản (3 loại văn tự);
Lại có thể dựa theo nguồn gốc văn tự mà chia thành:
1. Phỏng tạo phái sinh (孳乳仿造);
2. Phỏng tạo biến đổi (變異仿造);
3. Chữ cái theo loại hình chữ Hán (漢字型字母);
4. Khác nguồn gốc những cùng loại hình (異源同型) (chữ Di, chữ Nạp Tây).
4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”
4.1. Chữ Nôm và chữ Choang(2)
Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (năm 214 trước Công nguyên) đã bình định được Lĩnh Nam 嶺南, lập ba quận là Hải Nam, Quế Lâm, Tượng (nay thuộc vùng Quảng Tây), đưa một lượng lớn di dân từ Trung nguyên đến. Năm thứ 6 niên hiệu Nguyên Đỉnh thời Hán Vũ đế (năm 111) đã bình định được nước Nam Việt 南越國, lập chín quận gồm: Hải Nam, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Đạm Nhĩ, Châu Nhai, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (nay thuộc Quảng Tây, Hải Nam, miền bắc và miền trung Việt Nam). Thời Tần - Hán, tiếng Hán và chữ Hán đã truyền tới [những vùng tương ứng với lãnh thổ của các] dân tộc Choang ở Quảng Tây và dân tộc Kinh ở Việt Nam ngày nay. Sau một thời gian dài sử dụng văn ngôn tiếng Hán, họ đã mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa. Vào khoảng thời Đường, họ đã bắt đầu tiến hành “phỏng tạo phái sinh”, sử dụng văn tự dân tộc tạo mới, bổ sung cho những chữ Hán mượn dùng, trở thành chữ Nôm của Việt Nam và chữ Choang của dân tộc Choang. Đến thời Tống, chữ Nôm và chữ Choang đều đã lưu hành rộng rãi trong dân gian. Gần đây đã thu thập được hơn 2.800 chữ Nôm tạo mới và 4.000 chữ Choang tạo mới. Văn tự chính thức của họ trước sau vẫn là chữ Hán. Chữ Nôm và chữ Choang hình thể gần gũi, cấu tạo tương đồng, khu vực lân cận, chúng là hai “văn tự chị em” (姊妹文字, tỉ muội văn tự). Hiện còn hơn 1.000 tác phẩm viết bằng chữ Nôm như Kim Vân Kiều truyện 金雲翘傳… Cũng còn nhiều tác phẩm viết bằng chữ Choang như Lưu tam thư 劉三姐…
Ví dụ như sau:
|
Mượn từ |
|
Mượn âm |
|
Mượn nghĩa |
|
Tạo mới |
|
|
|
||||||||||||||
Chữ Nôm: |
|
|
||||||||||||||||||||||
Âm đọc: |
Văn |
Nam |
Mày |
Lại |
Tươi |
Ngựa |
Trùm |
Seo |
Con |
Gái |
|
|||||||||||||
Nghĩa: |
Văn |
Hướng nam |
Mày, ngươi |
Đến |
Tươi |
Ngựa |
Ông chủ |
Đày tớ |
Con |
Con gái |
|
|||||||||||||
Chữ Choang: |
|
|
||||||||||||||||||||||
Âm đọc: |
vwnz |
namz |
miz |
daeuj |
ranz |
mwng |
gwnz |
laj |
bya |
naz |
||||||||||||||
Nghĩa: |
Văn |
Hướng nam |
Có |
Đến |
Nhà |
Mày |
Trên |
Dưới |
Núi |
Ruộng |
||||||||||||||
4.2. Chữ Miêu và chữ Dao(3)
Tộc Miêu và tộc Hán từ thời đại truyền thuyết sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc đã không ngừng gây chiến với nhau, nhưng cũng có khi hòa hợp. Hoàng Đế 黃帝 đã đánh Xuy Vưu 蚩尤, (thủy tổ của tộc Miêu) ở đất Trác Lộc 涿鹿 (ở Hà Bắc ngày nay). Vua Nghiêu 堯 tha Tam Miêu 三苗 (liên minh của tộc Miêu) ở đất Tam Nguy 三危. Năm nghìn năm nay, tộc Miêu đã đồng hóa ở quy mô lớn với tộc Hán. Tộc Miêu không có chữ viết tự sáng tạo còn truyền lại. Gần đây phát hiện ra tộc Miêu ở vùng Tương Tây 湘西 [thuộc tỉnh Hồ Nam] vào cuối đời Thanh đã mô phỏng tạo nên ba loại chữ Miêu theo loại hình chữ Hán:
1. Chữ Miêu Bản Đường (板塘苗字, Bản Đường Miêu tự). Tú tài người Miêu cuối đời Thanh là Thạch Hoàng Tỉ 石皇璽 nhà ở thôn Bản Đường, huyện Hoa Viên 花垣, Tương Tây, tự gọi là Bản Đường. Chữ Miêu Bản Đường mà ông ta sáng tạo ra được dân chúng trong vùng sử dụng để ghi chép văn học dân gian. Ngoài việc mượn dùng những chữ Hán sẵn có, còn dùng lối “đọc theo âm” và lối “đọc theo nghĩa” để bổ sung năm sáu trăm chữ mới nữa, có biên soạn Miêu văn tự chính phả 苗文字正譜 nay không còn. Từ các bản thủ cảo dân ca Miêu với hơn mười vạn [lượt] chữ, các nhà nghiên cứu đã lọc ra được hơn 470 “chữ Hán của tộc Miêu” 苗族漢字.
2. Chữ Miêu Lão Trại (老寨苗字, Lão Trại Miêu tự). Được sáng tạo bởi nhóm Thạch Thành Giám 石成鋻ở thôn Lão Trại, trường Ma Lật 麻栗場, huyện Hoa Viên, Tương Tây. Vào những năm 1950, đoàn ca kịch Miêu trong vùng đã dùng loại văn tự này để viết kịch bản.
3. Chữ Miêu Cổ Trượng (古丈苗字, Cổ Trượng Miêu tự). Thấy trong cuốn Cổ Trượng Bình Sảnh chí 古丈坪廳志, một bản in ván khắc vào năm Đinh Mùi thời Quang Tự (năm 1907), không biết do ai sáng tạo ra. Huyện Cổ Trượng ở vùng Tương Tây.
Chữ Miêu theo loại hình chữ Hán có thể đã tồn tại từ sớm hơn, do không được coi trọng, thậm chí không được coi là văn tự, cho nên mai một đi, không còn ai nói đến nữa.
Dưới đây là phần so sánh chữ Miêu với chữ Nôm và chữ Choang.
Bản Đường |
|
|
Chữ Miêu |
|
||||
|
nba |
nhang |
njie |
nie |
|
u |
ga |
|
|
Lợn |
Nghe |
Biết |
Ở, tại |
|
Nước |
Gà |
|
Lão Trại |
|
Chữ Nôm |
|
|||||
|
nba |
nhang |
nong |
bur |
|
nước |
gà |
|
|
Lợn |
Nghe |
Ăn |
Chúng ta |
|
Nước |
Gà |
|
Cổ Trượng |
|
Chữ Choang |
|
|||||
|
dang |
shou |
bi-ngeu |
|
ruem |
gaeq |
||
|
Chuyển |
Đá |
Núi |
|
Nước |
Gà |
Tộc Dao có ba thứ tiếng: tiếng Miễn 勉語, tiếng Bố Nỗ 布努語, và tiếng Lạp Gia 拉珈語. Ngữ tộc Miêu-Dao phân làm chi tiếng Miêu và chi tiếng Dao. Tiếng Bố Nỗ của tộc Dao thuộc chi tiếng Miêu, có thể thấy hai tộc Miêu và Dao có quan hệ mật thiết thế nào. Tộc Dao cũng là một dân tộc cổ xưa, không ngừng đồng hóa với tộc Hán. Tộc Dao ở Hồ Nam chia làm Dao Quá Sơn 過山瑤 [bộ phận sống trên núi ] và Dao Bình Địa 平地瑤 [bộ phận sống dưới đồng bằng]. Dao Quá Sơn nói tiếng Dao, không bị đồng hóa với tộc Hán; Dao Bình Địa nói tiếng Hán, đã đồng hóa với tộc Hán. Dân gian còn lưu truyền lại chữ Dao theo loại hình chữ Hán, xem xét văn bản chép tay hiện còn là Bàn vương điệp 盤王牒 ta thấy ghi chép niên đại sớm nhất là năm thứ hai niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường (năm 628), vậy thì thời kì sáng tạo tất nhiên còn sớm hơn nữa. Ví dụ về chữ Dao như sau:
Mượn dùng |
|
|
|
|
Tạo mới |
|
|
|
|
|
|||||||||
nei |
ton |
oi |
bu-sei |
fa |
bdyi |
iong |
nun |
nyai |
|
Mày |
Trai, nam |
Yêu |
Quả dứa |
Bố |
Mẹ |
Gấu |
Non |
Xấu hổ |
4.3. Chữ Bố Y 布依字 và chữ Động 侗字(4)
Tộc Bố Y có một trữ lượng phong phú văn học truyền miệng, do “Ma công” 魔公 (tức thầy cúng) của tộc mượn dùng chữ Hán để ghi chép lại, những chỗ không đủ thì bổ sung một số lượng nhỏ chữ Hán tự tạo mới, trở thành văn tự cũ của tộc Bố Y. Nhiều đời truyền tụng nhau những hình thức dân ca, chuyện kể, thần thoại, ngụ ngôn, câu đố, yết hậu ngữ 歇後語… Trước kia văn tự cũ này sử dụng rất rộng rãi, nhưng tự hình khác nhau tùy theo người viết, tùy theo vùng đất, không được quy phạm hóa. Ví như:
Mượn từ: 三 (saam, ba); 送 (son, tiễn, tặng); 馬 (ma, ngựa); 要 (au, cần, đòi).
Mượn âm: 納 (na, ruộng); 打 (da, sông); 蠻 (mbaan, thôn); 米 (me, mẹ).
Chữ tự tạo mới:
|
||||||||
nau |
ndaang |
hau |
bya |
bya |
nyin |
yaang |
mang |
dum |
Nói |
Thân mình |
Cơm |
Núi |
Con cá |
Trống đồng |
Mã tấu |
Béo |
Chìm |
Tộc Động giỏi thơ ca, được tôn xưng là “quê thơ, biển ca” 詩的家鄉, 歌的海洋. Họ sử dụng chữ Hán để ghi chép thơ ca, có nhiều tác phẩm như Châu Lang Nương Mĩ 珠郎娘美 (có phim Tần Nương Mĩ 秦娘美), còn có loại hình “Động hí” 侗戲 (diễn trò của tộc Động) bắt đầu từ thế kỉ XIX. Đặc điểm của chữ Động là mượn dùng chữ Hán sẵn có, chưa thấy chữ Hán tạo mới nào. Khi mượn thì chủ yếu là mượn âm, rất ít khi mượn nghĩa. Ví dụ:
消 (xao, các anh, chúng mày); 鳥 (nao, sống, ở); 師 (sai, đưa cho); 高錦 (gao-jeen, đỉnh núi)
拿屋師道鳥 (Đem nhà cho chúng ta ở), “拿屋” là mượn nghĩa, “師道鳥” là mượn âm.
Lại có phép “phản thiết” 反切法, lấy chữ Hán làm kí hiệu ghép âm 拼音 (phanh âm), ví dụ: 尼亞 (nya, mày); 達姆 (dam, cái chuôi); 其阿姆 (qam, đi).
4.4. Chữ Bạch 白文 và chữ Hà Nhì 哈尼字(5)
Thời Đường Tống, họ Mông 蒙 của tộc Ô Man 烏蠻 (tức tộc Di 彝) ở Vân Nam đã liên hợp tộc Bạch 白族 lập ra nước Nam Chiếu 南詔 (649-902), sau đó họ Đoàn 段 trong tộc Bạch dựng nước Đại Lí 大理 (937-1253). Nước Đại Lí mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Bạch, trở thành chữ Bạch theo loại hình chữ Hán. Chữ Bạch lưu hành khá rộng rãi vào đời Nguyên, sau đời Minh thì dần dần ít dùng. Dấu vết của chữ Bạch còn trong văn bia đời Tống, Minh, như Đại Lí tam thập thất bộ hội minh bi 大理三十七部會盟碑 (năm 971 đời Bắc Tống); huyện Nhị Nguyên 洱源 có Đoàn tín thư Bảo ma nhai bi kí 段信苴寶摩崖碑記 (năm 1370 đời Minh, họ Đoàn, tên Bảo, “tín thư” là tiếng tôn xưng trong tiếng Bạch, nghĩa là “vương tử”); huyện Đại Lí có Dương Phất 楊黻 viết Từ Kí sơn hoa vịnh Thương Nhị cảnh 祠記山花咏蒼洱境, gọi tắt là Sơn hoa bi 山花碑, năm 1450 đời Minh). Ngoài ra còn có nhiều loại kịch bản hát viết tay, về hình thức phân làm “đại khúc bản” 大曲本, “xuy xuy xoang” 吹吹腔 và “tam hiến văn” 三獻文.
Văn hiến chữ Bạch có loại gần như chỉ dùng chữ Hán sẵn có, có loại gần như chỉ dùng chữ Bạch tạo mới, có loại dùng xen lẫn. Dưới đây là một đoạn trong bài Sơn hoa bi nổi tiếng:
五華侶你历刂宵充 |
Năm ngôi lầu mĩ miều cao tít tầng không |
三塔侶你穿天腹 |
Ba tòa tháp nhọn đâm lên bầu trời |
鳳羽戈山高鳳凰栖 |
Núi Cánh Phượng cao, chim phượng hoàng đậu ở đó |
龍關龍王宿 |
Long vương nghỉ đêm ở Long Quan |
Tộc Hà Nhì có chữ khối vuông Hà Nhì 哈尼方块字 (Cáp Ni phương khối tự), tương truyền bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thời Dân Quốc [từ 1912], các bối mã 貝瑪 (tức thầy cúng) thông hiểu được, dùng để tế lễ thần trại Long Ba Môn 龍巴門. Nội dung [được ghi chép bằng chữ vuông Hà Nhì] có các loại dân ca, phong tục dân gian, truyền thuyết lịch sử, kinh tế tự, sử thi sáng thế Áo sắc mật sắc 奥色密色. Từ tình hình sử dụng mà xét, thì thời điểm ra đời của loại văn tự này sớm hơn rất nhiều so với những năm đầu thời Dân quốc. Chữ Hà Nhì chủ yếu mượn dùng chữ Hán, có phụ thêm những chữ tạo mới. Ví dụ:
Mượn dùng |
|
|
|
|
Tạo mới |
|
|
|
|
|||||||||
|
||||||||||||||||||
o |
mei |
neiv |
beemao |
buyiv |
ssii |
zo |
cuv |
baolhao |
ngaoshao |
|||||||||
Trời |
Đất |
Ma quỷ |
Mặt trời |
Sinh ra |
Đi |
Hai, đôi |
Rực rỡ |
Mặt trăng |
Con cá |
|||||||||
4.5. Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di(6)
Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di là hai loại văn tự rất ít người biết đến.
Tộc Cơ Lao có chữ Cơ Lao (仡佬字, Ngật Lão tự) theo loại hình chữ Hán, được Giáo sư Trần Kì Quang 陳其光 phát hiện ra năm 1989. Tộc Cơ Lao mượn dùng chữ Hán trong tiếng Hán, bổ sung chữ Hán tự tạo, có các phép tạo chữ hình thanh, hội ý. Những ví dụ sau đây là do Giáo sư Trần Kì Quang cung cấp:
|
|||||||||
kau |
k’au |
ing |
tau |
zha |
nie |
ni |
t’a |
kang |
tse |
Người |
Rồi |
Đứng |
Lăn xuống |
Bà nội |
Màu đỏ |
Lệch |
Nơi, chỗ |
Đòn, gậy |
Đuôi |
Tộc Di có nhiều loại văn tự. Chữ vuông A Tế ghi tiếng Di 彝阿細方块字 (tức chữ A Tế) là văn tự theo loại hình chữ Hán do giáo hội Cơ Đốc giáo soạn cho người tộc Di ở địa khu A Tế tỉnh Vân Nam vào đầu thế kỉ XX. Về cơ bản là một chữ 字 dùng ghi cho một từ 詞, có thể đọc từ một đến ba âm tiết. [Cách tạo chữ ] chủ yếu là hội ý, rất ít hình thanh. [Loại văn tự này] từng dùng để phiên dịch tài liệu của giáo hội, cũng có vùng dùng để ghi chép các tác phẩm A Tế đích tiên cơ 阿細的先基 (bộ sử thi sáng thế lưu truyền lại từ thời xa xưa) và Nặc triết 諾哲 (những bài học triết lí thời xưa). Địa khu A Tế vốn không có chữ Di cổ truyền, nên chữ A Tế được nhân dân đón nhận, nhưng đến nay đã mất hoàn toàn. Tư liệu dưới đây do chuyên gia về tộc Di là ông Vũ Tự Lập 武自立 cung cấp:
|
|||||||||
a-bba |
a-mu |
a-mai |
sso |
mu-se-po |
yi |
po |
yi-sai |
hlo-bbo |
hie-sso |
Bố |
Mẹ |
Con gái (đẻ) |
Con trai (đẻ) |
Chúa trời |
Nước |
Núi |
Thần |
Mặt trăng |
Chim |
4.6. Đặc điểm chung của loại phỏng tạo phái sinh
Các loại văn tự theo loại hình chữ Hán [được tạo thành theo phương pháp] phỏng tạo phái sinh có những đặc điểm chung sau:
a. Phỏng tạo phái sinh nếu sớm thì bắt đầu vào thời Đường Tống, muộn thì vào thời Nguyên - Minh. Khi ấy, chữ Hán ghi tiếng Hán đã đạt đến thời kì khải thư 楷書, cho nên các kiểu phỏng tạo phái sinh đều kế thừa lối viết khải thư.
b. Phỏng tạo phái sinh đều tạo ra các loại văn tự sử dụng xen lẫn những chữ mượn dùng với những chữ mới phỏng tạo, mới đầu chủ yếu là mượn dùng chữ sẵn có, sau đó những chữ mới phỏng tạo dần dần tăng thêm nhiều hơn.
c. Phỏng tạo phái sinh về cơ bản không tạo mới những kí hiệu đơn thể (tức văn 文), mà dùng những kí hiệu đơn thể sẵn có để ghép thành chữ Hán dân tộc mới (tức tự 字), hoặc là lấy những kí hiệu phức hợp sẵn có rồi lại ghép lần nữa thành những chữ mới trùng điệp
d. Phương pháp mượn dùng chữ sẵn có chủ yếu là: 1. Mượn từ: mượn cả âm và nghĩa, tức là mượn dùng từ vựng tiếng Hán để bổ sung cho từ vựng bản ngữ; 2. Mượn âm (đọc theo âm): chỉ mượn âm đọc của chữ sẵn có, không mượn nghĩa, đây là sự mở rộng của lối giả tá 假借 (vay mượn), cũng là cách biểu âm hóa chữ Hán, nhưng mượn âm phải thay đổi âm cũ đôi chút để thích ứng với cấu trúc ngữ âm bản địa; 3. Mượn nghĩa (đọc theo nghĩa, 訓讀, huấn độc): chỉ mượn nghĩa của chữ cũ, không mượn âm, âm đọc phá vỡ sự hạn chế một chữ một âm vốn có, thế nên âm đọc chữ Hán đã được đa âm tiết hóa.
e. Phương pháp phỏng tạo chữ mới chủ yếu là: 1. Tạo chữ hình thanh mới, lợi dụng trọn vẹn hoặc một bộ phận của chữ Hán để kết hợp thành thể phức hợp mới gồm có bộ thủ [biểu ý] và thanh phù [biểu âm]; 2. Tạo chữ hội ý mới, kết hợp hai chữ để biểu thị một ý nghĩa nào đó.
f. Văn tự phỏng tạo phái sinh luôn luôn thay đổi tùy người viết và tùy địa phương, một âm [được ghi bằng] nhiều chữ, một chữ có nhiều hình thể, chưa thể thực hiện quy phạm hóa. Phần lớn đều dùng để ghi chép [các hình thức] văn nghệ dân gian và thư từ dân gian, khó có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong giáo dục hiện đại.
5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”
Vào đời Tống, ba dân tộc phía bắc Trung Quốc là Khiết Đan 契丹, Nữ Chân 女真 và Tây Hạ 西夏 lập nên ba quốc gia Liêu 遼 , Kim 金, Hạ 夏, lần lượt sáng tạo ra chữ Khiết Đan (đại tự và tiểu tự), chữ Nữ Chân và chữ Tây Hạ, đều là những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối phỏng tạo biến đổi. Ngoài ra chữ Thủy 水書 của tộc Thủy ở Quý Châu cũng thuộc loại này.
5.1. Khiết Đan đại tự (契丹大字, chữ lớn Khiết Đan)(7)
Cuối thời Đường, thủ lĩnh của tộc Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ 耶律阿保機 (tức Liêu Thái tổ) dựng nên nước Liêu vào năm 907, còn gọi là nước Khiết Đan. Tiếng Khiết Đan thuộc ngữ hệ A Nhĩ Thái. Sách Ngũ Đại hội yếu五代會要 viết: “Khiết Đan vốn không có chữ viết, chỉ khắc vào gỗ để truyền tin. Có người Hán là Hãm Phiên Triết 陷蕃哲 đã gia giảm lối viết chữ lệ 棣書 mà soạn thành chữ Hồ 胡書”. Liêu sử 遼史 chép rằng: Năm thứ năm niên hiệu Thần Sách 神冊 đời Liêu Thái tổ (năm 921) “bắt đầu sáng tạo Khiết Đan đại tự, xuống chiếu cho ban hành”; lại chép: “Sứ giả nước Hồi Cốt 回鶻 đến, (em trai Thái tổ là) Điệt Thích 迭刺 theo sứ hai mươi ngày để học tiếng nói và chữ viết của họ, rồi đặt ra Khiết Đan tiểu tự, lượng chữ ít mà thông suốt”. Văn tự nhắc tới trước là loại “đại tự”, nhắc tới sau là loại “tiểu tự”. Kim sử 金史 chép: năm thứ hai niên hiệu Minh Xương 明昌 đời Chương Tông 章宗 (năm 1191) “xuống chiếu bãi bỏ chữ Khiết Đan”. Từ khi được sáng tạo ra đến khi bị phế bỏ đã trải qua 270 năm (921 - 1191). Ở đây trước hết nói về “đại tự”, phần “tiểu tự” sẽ nhắc đến trong mục “Văn tự chữ cái”ở phần sau bài viết.
Năm 1951, người ta đào được bản Tiêu Hiếu Tông mộ chí蕭孝宗墓志 tại núi Tây Cô 西孤 huyện Cẩm Tây 錦西 tỉnh Liêu Ninh 遼寧, kết quả khảo chưng cho thấy đó là Khiết Đan đại tự; sau đó lại phát hiện Da Luật Tập Niết mộ chí 耶律習涅墓志, Da Luật Kì mộ chí 耶律祺墓志..., thu thập được gần 2.000 [lượt] chữ đại tự. Khiết Đan đại tự là văn tự biểu ý theo loại hình chữ Hán, sử dụng các nét chữ khải, đều là những chữ biểu ý đơn thể, chưa phát hiện thấy chữ hợp thể theo lối hội ý hay hình thanh nào. Khiết Đan đại tự áp dụng cách thức của chữ Hán để sáng tạo ra những hình thể hoàn toàn không giống với chữ Hán, đó là lối “phỏng tạo biến đổi”. Ví dụ:
|
||||||||
Trời |
Hướng về |
Vạn |
Thuận lợi |
Bảy mươi |
(số) chín |
Tuổi |
Con gà |
Năm (tháng) |
5.2. Chữ Nữ Chân (女真字)(8)
Thủ lĩnh tộc Nữ Chân là A Cốt Đả 阿骨打 (tức Kim Thái tổ) dựng nước Kim vào năm 1115. Tiếng Nữ Chân thuộc ngữ tộc Manchu-Tungusic (滿洲 - 通古斯 Mãn Châu-Thông Cổ Tư), ngữ hệ Altay, là thủy tổ của tiếng Mãn Châu. Người Nữ Chân vốn không có chữ viết, khi mới gia nhập Trung Quốc thì họ mượn dùng chữ Khiết Đan. Kim Thái tổ lệnh cho Hoàn Nhan Hi Doãn完顏希尹 và Diệp Lỗ 叶魯 sáng chế ra chữ Nữ Chân, ban hành vào năm thứ ba niên hiệu Thiên Phụ 天輔 (năm 1119). Kim sử chép: “Hi Doãn bèn dựa theo chữ khải của người Hán, nhân chế độ [văn tự] của Khiết Đan hợp với tiếng nước ta mà chế ra chữ Nữ Chân”; lại chép: “Hi Doãn dựa theo chữ Khiết Đan mà chế ra chữ Nữ Chân”. Năm đầu niên hiệu Thiên Quyến 天眷 đời Hi Tông熙宗 (năm 1138) lại sáng tạo ra một loại chữ Nữ Chân nữa, ban hành năm thứ năm niên hiệu Hoàng Thống 皇統 (năm 1145). Văn tự nhắc tới trước là loại Nữ Chân đại tự 女真大字, nhắc tới sau là loại Nữ Chân tiểu tự 女真小字, phỏng theo chế độ song hành văn tự của người Khiết Đan. Những chữ Nữ Chân hiện còn về hình dáng giống với Khiết Đan đại tự, đó là N