Bài quan tâm
Nhưng sau này , đời sống xô bồ , có thay đi chút ít , người thành thị đi thăm mộ ông bà cha mẹ sớm hơn một chút , có khi trước ngày ông táo lên chầu trời , có khi sau vài ngày. |
Cái gì lại đem cả ông táo ra chế nhạo là “đội mũ đi hia chẳng mặc quần” ? Cái gì lại đề nghị bỏ tục lễ ông Táo mà cho như thế là dị đoan ? Cái gì mà năm nào cũng nhạo ông Táo “lập bô” lên với Trời về các việc xảy ra dưới trần ? Muốn nói gì thì nói , người vợ , đúng ngày hai mươi ba tháng chạp , cứ phải đủ lệ bộ tiễn ông Táo lên trời thì mới yên lòng. |
Mình là người trần mắt thịt , biết thế nào là dị đoan hay không dị đoan , biết thế nào là Tây Phương có lí hay Đông Phương có lí ? Ai bảo phản khoa học em chịu , ma ai bảo cái tục này do quan lại phong kiến đặt ra để ngu dân , lại cũng chịu luôn ; nhưng lễ tiê ông táo áo vẫn cứ lễ tiễn như thường vì không làm như thế thì em ăn tết không ngon. |
Nhưng mà ta cũng nên biết rằng ta thờ kính ông táo có phải là ta thờ kính cái ông vua bếp cưỡi cá chép lên chầu trời đâu ? ! Cũng như ta trồng nêu , vẽ vôi bột , gói bánh chưng , dọn cửa lau nhà , kiêng cữ chửi mèo mắng chó , ta tiễn ông Táo là để chứng tỏ tính chất đồng nhất của xã hội , vì biết ăn tết tức là tầm mắt ta đã vượt được cái tổ chức thị tộc bộ lạc chật hẹp để sống với nhau rộng rãi hơn trong sự đoàn kết của nhiều thị tộc bộ lạc thống nhất với nhau về quan niệm , nghi lễ cũng như về thời gian. |
Sự thờ cúng ông táo và sự tiễn đưa ông Táo lên trời hôm hai mươi ba tháng chạp chứng tỏ rằng người mình lúc ấy đã tổ chức thành gia đình nhỏ , mà cái bếp của ông Táo là tượng trưng cho gia đình , cái bếp là đơn vị nhỏ nhất của xã hội. |