cách |
trt. Bị ngăn ra, không thấy, có khoảng giữa, không tiếp lời tiếp chuyện được: Ngăn cách, chia cách, cách đây một trăm thước; cách đây ba ngày; Tới nay phân cách đôi đàng, Của anh anh giữ, của nàng nàng mang; Cách mấy thu tưởng là em đi biệt, Hay đâu. |
cách |
dt. (thực): Loại quít tàu trái nhỏ, vỏ vàng, ngọt: Trái cách. // Loại cây cao độ 3, 4m., lá xanh, mỏng dịu, thơm nồng, được dùng làm gia-vị, cây và nhánh có tính rút nước thừa trong thân-thể con người nên được dùng trị bịnh thũng: Thịt bò nướng lá cách. |
cách |
đt. Thay-đổi, đổi cũ ra mới: Cải-cách, cách-mạng. // Tước, bỏ đi, không dùng nữa: Cách chức, bị cách. |
cách |
dt. Lối, điệu, phương-pháp: Cách ăn nói, đúng cách, phải cách, tính-cách, mỗi người mỗi cách. // đt. Suy xét cùng tột, thông-suốt: Cách-vật trí-tri. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
cách |
I. dt. 1. Lối, phương thức diễn ra một hoạt động: phải có cách tiến hành hợp lí o không còn cách nào nữa o cách điệu o cung cách o phong cách o phương cách. 2. Phạm trù ngữ pháp liên quan đến hình thức biến dạng của các từ loại trong một số ngôn ngữ: Tiếng Nga có 6 cách. 3. Phạm vi quy định, tiêu chuẩn: cốt cách o quy cách o tính cách lI. đgt. Nghiên cứu: cách vật trí tri. |
cách |
dt. Cơ hoành; còn gọi là cách mạc. |
cách |
đgt. 1. Ngăn, tách ra hai bên bằng một vật hoặc khoảng trống, làm cho không tiếp liền nhau: Hai làng cách nhau một con sông o Hai nhà cách nhau một bức tường o cách biệt o cách li o cách trở o gián cách o phân cách. 2. Không để âm, điện, nhiệt... truyền qua: cách âm o cách điện o cách nhiệt o cách thuỷ. |
cách |
tt. Có âm thanh như tiếng hai vật đụng vào nhau: rơi đánh cách một cái. |
cách |
đgt. 1. Cách chức, nói tắt: nhận chức chưa được bao lâu đã bị cách. 2. Làm cho thay đổi: cách mạng o cách mệnh o cải cách. 3. Khai trừ: cách chức. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
cách |
dt 1. Đường lối phải theo để làm việc gì: Cách làm ăn thận trọng; Cách nấu rượu 2. Thói quen trong hoạt động, trong cử chỉ: Cách đi đứng 3. Thể thức tiến hành một việc: Cách phê bình văn học. |
cách |
dt Hình thức của loại từ biến thể theo chức năng trong câu: Tiếng Nga có sáu cách. |
cách |
đgt 1. Không giáp nhau, có vật ngăn ở giữa: Cách sông nên phải luỵ đò (cd) 2. Nói hai nơi, hai việc xa nhau một khoảng không gian hay thời gian: Nhà tôi cách nhà anh ấy hai cây số; Cách năm mây bạc xa xa (K). |
cách |
đgt Cách chức nói tắt: Chủ tịch xã bị cách vì ăn hối lộ. |
cách |
tht Tiếng kêu giòn, gọn, do hai vật rắn chạm vào nhau: Ngồi làm việc thỉnh thoảng lại nghe tiếng “cách” ở nhà ông hàng xóm là thợ chữa xe. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
cách |
dt. 1. Lối, phương-pháp: Cách lội, cách học, cách ăn ở. Cách dùng. 2. (khd) Suy-xét cho cùng, thấu suốt: Cách-trí, cách-vật. |
cách |
đt. 1. Đổi cũ, thay mới: Cách-mạng, cải-cách. 2. Bỏ đi, tước chức-phận. |
cách |
bt. Ngăn ra, phân ra: Nước non cách mấy buồng thêu. Dạ đài cách mặt khuất lời (Ng. Du). Băn-khoăn đường đất cách xa (Nh. đ. Mai) // Khoảng cách: Cách 3 cây số. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
cách |
d. 1. Đường lối mà người ta phải theo để làm việc gì: Cách thuộc bài mau nhất là chú ý nghe giảng; Tìm một cách nào thật khoa học mà điều tra. 2. Thói quen về một mặt nào đó (đi đứng, ăn nói, cư xử...) trong cuộc sống bình thường: Cách phê bình mềm dẻo ấy làm cho bạn dễ thông. |
cách |
d. Một trong những hình thức của loại từ biến thể theo chức năng trong câu: Tiếng Nga có sáu cách. |
cách |
t. 1. ở xa một khoảng, trong không gian hoặc trong thời gian: Hà Nội cách Hải Phòng hơn 100 km; Hai việc xảy ra cách nhau một ngày. 2. Không giáp nhau, có vật ngăn ở giữa: Hai nhà ở cách sông. |
cách |
đg. "Cách chức" nói tắt: Lí trưởng bị cách. |
cách |
th. Tiếng kêu giòn, gọn, do hai vật rắn chạm vào nhau. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
cách |
Hai vật cùng đụng sẽ vào nhau mà kêu: Rơi đánh cách một cái; gõ đánh cách một cái. |
cách |
I. Lối, phương-pháp: Việc này khó lắm, phải biết cách mới làm được. II. Suy-xét cho cùng, thấu suốt. Không dùng một mình. |
cách |
I. Đổi, đổi cũ thay mới: Cách-mệnh. II. Bỏ đi, tước bỏ chức, việc, phẩm hàm: Cách quan, cách chức, cách-dịch. III. Nguyên nghĩa là da thuộc. Tên một tiếng nhạc trong bát-âm: Tiếng trống bưng bằng da tức là tiếng cách. |
cách |
Ngăn ra, phân ra, bên nọ không liên-tiếp bên kia: Dạ-đài cách mặt khuất lời (K). Văn-liệu: Quan dân lễ cách. Cách đời vợ, trở đời chồng. Cách sông nên phải luỵ đò (C-d). Gần thì chẳng bén duyên cho, Xa-xôi cách mấy lần đò cũng đi (C-d). Băn-khoăn đường đất cách xa (Nh-đ-m). Cách hoa sẽ rặng tiếng vàng (K). Cách tường phải buổi êm trời (K.). Nước non cách mấy buồng thêu (K). Cách vời đòi rất thì ngâu. Một năm mới được gặp nhau một lần (câu hát). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |