Chữ Nôm
Toggle navigation
Chữ Nôm
Nghiên cứu Hán Nôm
Công cụ Hán Nôm
Tra cứu Hán Nôm
Từ điển Hán Nôm
Di sản Hán Nôm
Thư viện số Hán Nôm
Đại Việt sử ký toàn thư
Truyện Kiều
Niên biểu lịch sử Việt Nam
Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
Từ Điển
Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ:
công cán
công cán
bt. Việc chung; đi làm một việc do bề trên cắt-cử:
Công-cán ở ngoại-quốc; Đi công-cán.
// bt. (R) Công-trình, công-lao:
Công-cán bấy lâu tiêu hết; Dã-tràng xe cát bể đông, Nhọc-nhằn mà chẳng nên công cán gì
(CD)
.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
công cán
dt.
Việc làm được một cách khó nhọc nhưng không đem lại lợi ích gì cho người làm đó:
Dã Tràng xe cát biển đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
(cd) o
Học hành thế mà nào có nên công cán gì đâu.
công cán
đgt.
Đi làm việc ở nơi xa:
đang công cán ở nước ngoài.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
công cán
đgt
(H. công: chung; cán: đảm đang công việc) Làm việc công ở một nơi nào
: Đi công cán ở Cu-ba.
dt
1. Kết quả của công việc
: Dã tràng xe cát bể Đông, nhọc mình mà chẳng nên công cán gì (cd)
2. Tiền công
: Cháu giúp ông chứ công cán gì (Ng-hồng).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
công cán
dt. Việc công có một tính cách đặc biệt.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
công cán
I. đg. 1. Làm việc công. 2. Thực hiện một nhiệm vụ ở xa:
Đi công cán ở Cu Ba.
II. d. Nh. Công trạng:
Dã tràng xe cát bể đông, Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì
(cd)
.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
công cán
Cũng như công-trạng:
Dã-tràng xe cát bể Đông, Nhọc mình mà chẳng nên công-cán gì.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
công chính
công chính
công chùa
công chúa
công chúng
* Tham khảo ngữ cảnh
Tục ngữ có câu :
Dã tràng xe cát biển Đông ,
Nhọc lòng mà chẳng nên
công cán
gì.
>
[92a] Tháng 3 , ngày mồng 2 , sai bọn Nhập nội đô đốc bình chương sự Lê Ê đi
công cán
lên địa giới trấn Thái Nguyên.
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ):
công cán
* Xem thêm:
Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm