cung |
bt. Kính, việc làm, dáng-điệu và ý chí lễ-phép: Cúc-cung, khiêm-cung. // Dè-dặt, kỹ-lưỡng. |
cung |
đt. a) Vòng thành nhà ở của vua cùng vợ con và kẻ hầu người hạ. // tt. Tất-cả những gì dính-dấp đến chỗ vua ở. // (truyền): (R) Nơi thần-tiên ngự: Nguyệt cung, cung Quảng-hàn. // b) Một giọng trong ngũ-âm: Cung bậc. // (R) Điệu đờn hát: Cung đờn, cung thương. // c) Một chặng của mặt trời đi qua (theo nhận-xét cũ) có quan-hệ đến đời người: Cung-mạng. |
cung |
dt. Thanh tre, gỗ hay sắt uốn cong, buộc dây hai đầu để bắn tên hoặc đạn: Bắn cung, giương vòng cung, vòng cung; Đã hay nghề ngựa lại lành nghề cung. (NHT.) // (H): Đường cong như cây cung: Hình cung. // đt. Co tay như vòng cung để đánh: Cung tay đánh. |
cung |
bt. Thân-thể, cúi mình xuống, đảm-đương lấy. |
cung |
đt. Dâng-nạp, đáp lại sự cần dùng: Cung-cấp, cung ứng. // Bày-tỏ, khai sự thật: Cung-chiêu, khẩu-cung, lấy cung. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
cung |
I. dt. 1. Vũ khí cổ, thô sơ, gồm một cánh đàn hồi làm bằng tre hoặc gỗ hay kim khí, hai đầu cánh được gò lại bằng dây bền chắc, dùng phóng tên đi: tài cưỡi ngựa bắn cung. 2. Dụng cụ để bật bông cho tơi, gồm một dây căng trên một cần gỗ dài. 3. Phần của đường cong giới hạn bởi hai điểm. 4. Mũi tên giữa các nút trong sơ đồ khối. II. đgt. Bật cho bông tơi ra bằng cung hoặc bằng máy: máy cung bông. |
cung |
dt. 1. Nhà, nơi ở của vua. 2. Nơi thờ tôn nghiêm nhất trong đền miếu. 3. Phạm vi được phép đi lại trong bốn ô vuông của tướng sĩ trên bàn cờ. 4.Toà nhà lớn, đồ sộ dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao: cung thiếu nhi o cung văn hoá lao động. |
cung |
dt. 1. Quãng đường đi bộ mất chừng nửa ngày: Một ngày giỏi lắm đi được hai cung đường. 2. Đoạn đường phân ra, theo cách quản lí của cơ quan giao thông: mở thêm cung đường. |
cung |
dt. Lời khai của bị can trước cơ quan điều tra xét hỏi: lấy cung o hỏi cung. |
cung |
dt. 1. Một trong ngũ âm theo cách phân chia của âm nhạc trước đây. 2. Đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa hai nốt nhạc. 3. Tính chất về giọng điệu của bài ca, bản nhạc cổ truyền: cung Bắc o cung Nam. |
cung |
dt. Từng mục trong số tử vi: cung tình duyên o cung bản mệnh. |
cung |
dt. Cung cách, nói tắt: Cung này thì đến hỏng thôi o Cung này thì đi sao nổi. |
cung |
đgt. Cấp hàng hoá, trái với cầu: cung không kịp cầu o cung cấp o cung cầu o cung ứng o tự cung tự cấp. |
cung |
Thân mình: cúc cung tận tuỵ. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
cung |
dt 1. Khí giới cổ làm bằng gỗ uốn cong, hai đầu nối với nhau bằng một sợi dây, dùng để bắn tên: Phải cung sợ làn cây cong (tng) 2. Dụng cụ gồm một dây căng trên một cần gỗ, dùng để bật bông: Người làm chăn bông dùng cung để làm tơi sợi bông 3. (toán) Phần của đường tròn giới hạn bởi hai điểm: Cung AB bằng một phần ba của đường tròn. |
cung |
dt 1. Nơi ở của nhà vua: Người thiếu phụ âm thầm trong cung lạnh lẽo 2. Nơi thờ tôn nghiêm trong một ngôi đền: Tiến vào tận trong cung để dâng hương 3. ô vuông là phạm vi tiến thoái của con tướng và hai con sĩ trong bàn cờ tướng: Đưa con tốt vào cung 4. Công trình xây dựng dành cho các hoạt động về văn hoá, thể thao của quần chúng: Cung văn hoá; Cung thiếu niên. |
cung |
dt Chặng đường bộ: Cung đua xe đạp. |
cung |
dt Lời khai trước toà án: Tên tội phạm đã phản cung. |
cung |
dt 1. Từng bậc trong âm giai nhạc cổ: Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương (K) 2. Điệu nhạc: Làm chi lỡ nhịp cho đàn ngang cung (K). |
cung |
dt Từng mục trong số tử vi: Thầy bói nhấn mạnh đến cung bản mệnh. |
cung |
dt Tình thế: Thua lỗ thế này thì đến cung phải ngưng buôn bán. |
cung |
đgt Cấp phát: Hàng hoá làm ra chưa đủ cung cho nhân dân trong miền. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
cung |
dt. Đồ làm bằng gỗ hoặc tre uốn thành cong cong, căn dây ở giữa buộc hai đầu dùng để bắn tên: Phải cung rày đã sợ làn cây cong (Ng. Du) |
cung |
dt. 1. Chỗ vua ở: Cung cấm, cung-nữ. 2. Nơi thờ thần thánh hay thần tiên ở: Cung trăng. 3. Các bực Hoàng-đới: Thập nhị cung, mười hai cung. Bạch dương. Kim-Ngưu. Song-Nhi. Cự Giải. Thất-nữ. Thiên-bình. Thiên-át (con vịt). Ma-Kiết. Thích-Bình. Nhân-Mã. Song-Ngưu. |
cung |
dt. Một trong ngũ-âm: Cung, thương, giấc, chuỷ vũ. |
cung |
(khd). Kính trọng: Cung-kính. |
cung |
1. đt. Dâng, nộp: Cung lương-thực cho quân đội. 2. dt. Sự hiến, cấp: Cung và cầu. // Luật cung-cầu. 3. Khai sự thực: Phản-cung. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
cung |
d. 1. Khí giới cổ làm bằng gỗ hay tre uốn cong, hai đầu nối với nhau bằng một sợi dây, dùng để bắn tên. 2. (toán). Một phần của đường tròn. |
cung |
d. 1. Chỗ vua ở. 2. Phạm vi tiến thoái của con tướng hay con sĩ trên bàn cờ tướng. 3. Nơi thờ tôn nghiêm trong một ngôi đền hay miếu. 4. Nhà thuộc loại công trình xây dựng lớn, dành cho những hoạt động nhằm phát triển con người về thể lực, trí tuệ hay đạo đức: Cung văn hoá; Cung thể thao; Cung thiếu niên. |
cung |
đg. "Cung cấp" nói tắt: Hàng hoá làm ra đủ cung cho mọi người. |
cung |
d. Lời khai trước toà án: Lấy cung. |
cung |
d. "Cung bậc" nói tắt. |
cung |
d. Thôi đường dài, đi bộ mất độ nữa ngày: Đi một cung rồi nghỉ. |
cung |
d. Từng mục trong số tử vi (cũ): Cung công danh; Cung bản mệnh. |
cung |
d. Mức, nỗi: Tình hình thế này thì cũng đến cung phải bỏ. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
cung |
Một thôi đường đi độ chừng nửa ngày: Phu trạm một ngày đi hai cung. |
cung |
Kính (không dùng một mình). |
cung |
1. Dâng nộp: Cung lương thực cho quân-quan. 2. Nhận chịu: Cung chức. 3. Khai sự thực với quan: Tù cung với quan. 4. Có thể cấp cho sự cần dùng của người ta: Gạo xứ Bắc-kỳ đủ cung cho dân ăn. |
cung |
Tiếng gọi chỗ vua ở: Cung cấm, cung miếu. Cũng dùng để gọi chỗ chính điện thờ thần thánh hay chỗ thần tiên ở: Cung tiên. |
cung |
Một tiếng trong ngũ âm: Cung, thương, giốc, chuỷ, vũ. Dùng rộng gọi một điệu đàn, một điệu hát: Cung đàn, cung hát. |
cung |
Đồ binh làm bằng gỗ hoặc tre, uốn hình bán-nguyệt, căng một cái dây để bắn tên hoặc đạn: Phải cung rày đã sợ làn cây cong (K.). Văn-liệu: Đã hay nghề ngựa lại lành nghề cung (Nữ-tú-tài). Làng cung-kiếm rắp ranh bắn sẻ (C-o). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |