dần |
đt. Bằm với sống dao cho nhuyễn: Dần thịt, dần cá // (R) Sè hai bàn tay ra chém mạnh xuống liền-liền: Dần lưng; Đau như dần. |
dần |
trt. C/g. Lần, từ-từ, thong-thả, từng chút: Ăn dần ra, bệnh khỏi dần. |
dần |
dt. Chữ thứ ba trong mười hai chi: Một năm là mấy tháng xuân, Một ngày là mấy giờ dần sớm mai; Giờ dần từ 3 tới cuối 4 giờ sáng), tháng dần tháng giêng âm-lịch) năm dần, tuổi dần X. Giáp-dần, Bính-dần, Mậu-dần, Canh-dần, Nhâm-dần (CD). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
dần |
I. dt. Đồ đan, tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ hơn sàng, dùng để tách cám trong gạo sau khi giã: đan chiếc dần o yếm thủng tầy dần. II. đgt. Lắc dần tròn tay theo chiều ngược kim đồng hồ, để tách cám ra khỏi gạo: dần chưa sạch cám. |
dần |
dt. Kí hiệu thứ ba trong mười hai chi, lấy hổ làm tượng trưng, theo cách tính thời gian cổ truyền Trung Quốc: năm Dần o tuổi Dần o giờ Dần. |
dần |
đgt. 1. Đập liên tiếp cho dập, cho mềm, nhũn ra: dần xương. 2. Đánh đau: dần cho nó một trận. |
dần |
tt. Từ từ, tiến triển từng ít một: tích góp dần o Trời ấm dần. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |