kích |
dt. Binh-khí xưa, cán dài mũi nhọn có ngạnh dài một bên: Đoản-kích, trường-kích, viên-môn xạ-kích. |
kích |
dt. Bề vòng cái áo từ nách tới mông: Hẹp kích, rộng kích. |
kích |
dt. Con đội to, sức hằng bảy, tám tấn (X. Con đội) // đt. Đội lên, bắn lên, chống lên hỏng đất: Kích xe lên thay bánh. |
kích |
đt. Đánh, hạ, bài-bác: Công-kích, du-kích, đả-kích, đột-kích, phục-kích, dương đông kích tây // (lóng) Phục-kích nói tắt, chực đón một nơi hiểm-trở để đánh bất thình-lình: Đi kích, nằm kích; Đợi trời tối, dẫn lính kích tại lùm cây kia. |
kích |
đt. C/g. Khích, khiêu-gợi, chọc tức, giục lòng, làm cho hăng-hái: Cảm-kích (Xt. Khích). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
kích |
dt. Binh khí thời cổ, cán dài, mũi nhọn, có ngạnh, dùng để đâm. |
kích |
I. dt. Chỗ tiếp nối giữa thân trước và thân sau áo, ở dưới nách. II. tt. Bị chật ngực, chật nách: áo mặc hơi bị kích. |
kích |
(cric) l. dt. Dụng cụ dùng để nâng vật nặng lên cao từng ít một: mượn cái kích. II. đgt. Nâng vật nặng lên từng ít một bằng loại dụng cụ nào đó: kích bánh ô tô để thay lốp. |
kích |
đgt. 1. Tấn công, đánh bằng chủ lực: Pháo của quân ta kích vào đồn giặc o biệt kích o công kích o cường kích o du kích o đột kích o oanh kích o phản kích o pháo kích o phục kích o tập kích o tiêm kích o truy kích o xạ kích o xuất kích o xung kích. 2. Chạm, tiếp xúc: mục kích. |
kích |
đgt. Nói chạm đến lòng tự ái của người khác để người đó bực mà làm việc nào đó theo ý mình: nói kích o bị kẻ xấu kích nên làm bậy o kích bác o kích động o kích thích o kích thích tố. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |