kinh |
dt. C/g. Kênh, sông đào, hẹp bề ngang: Kinh Đôi, kinh Nước-mặn; Đèn treo trong quán tỏ rạng bờ kinh, Em có thương anh thì nói thiệt tình, Để anh lên xuống một mình bơ-vơ (Hò). |
kinh |
đt. (bạc): Ngắt bớt một xấp bài ở trên trước khi người làm cái chia: Chẻ rồi kinh. |
kinh |
đt. (bạc): Tới, đủ năm con cờ một hàng trên lá bài lô-tô: Gần hết tiền mới kinh một bàn. |
kinh |
bt. Sợ-hãi, rối-loạn: Hoảng-kinh, thất-kinh, thấy mà kinh // (lóng) Quá sá: Hay kinh, giỏi kinh // (Đy) Bệnh thần-kinh: Làm kinh, kinh giựt. |
kinh |
dt. Nơi vua đóng đô (đặt triều-đình, cất cung-điện và dinh-thự): Đế-kinh, thần-kinh. |
kinh |
bt. Đạo thường của con người: Chấp kinh // Lời dạy đời, sửa thân của thánh-hiền, của các Giáo-chủ: Ngũ-kinh, Đạo-đức-kinh, Thánh-kinh, đọc kinh, niệm kinh, giảng kinh, tụng kinh // Sửa trị, liệu-lý cho đủ đổi, cho yên việc: Kinh bang tế-thế // Trải qua, rành việc: Kinh-nghiệm // Đường dọc, mạch máu: Kinh-tuyến, đàn-bà có kinh, thần-kinh. |
kinh |
dt. (thực): Loại cây gai có sợi dùng dệt vải thô // (R) Bần-tiện: Chuyết-kinh, hàn-kinh (lời xưng hô khiêm-nhường). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
kinh |
dt. Kênh: đào kinh. |
kinh |
dt. Thủđô (thời xưa): triệu về kinh o kinh đô o kinh thành o đế kinh. |
kinh |
dt. Sách được coi là tiêu chuẩn tư tưởng: đọc kinh o kinh điển o kinh giải o kinh học o kinh huấn o kinh kệ o kinh nghĩa o kinh phật o kinh quyền o kinh sách o kinh sử o kinh thánh o kinh thi o kinh thư o kinh thuật o kinh viện o cầu kinh o chấp kinh o thánh kinh. II. dt. 1. Đường to và dọc để vận hành khí huyết trong cơ thể người. 2. Mạch dương kiều ởnam giới hoặc mạch âm kiều ở nữ giới. 3. Đường ở mỗi tạng phủ, chạy dọc và sâu trong cơ thể, trên các huyệt; trong cơ thể người có 12 dương kinh chính (chính kinh) và 3 đường kì kinh. 4 Kinh nguyệt: tắc kinh o bế kinh o điều kinh. III. Thần kinh: kinh lạc o thần kinh. IV. Kinh tuyến: kinh đô o kinh tuyến o kinh vĩ. V. 1. Quản lí: kinh bang tế thế o kinh dinh o kinh doanh o kinh lí o kinh luân o kinh lược o kinh quốc o kinh tế. 2. Trải qua, thông qua: kinh lịch o kinh luyện o kinh nghiệm o kinh niên o kinh phí o kinh qua o kinh quá. |
kinh |
Cây có gai: kinh bố o kinh gửi o bố kinh. |
kinh |
I. đgt. 1. Sợ hãi đến mức rừng mình: nghe nó kể mà kinh o kinh mùi xăng. 2. Động kinh: Chú bé lên kinh o kinh phong o động kinh. II. tt. 1. Có tác dụng làm cho kinh sợ: Nắng kinh cả người. 2. Ở mức độ cao một cách quá đáng: đẹp kinh. III. (Ngựa, lừa) sợ hãi mà lồng lên: kinh cụ o kinh dị o kinh đảm o kinh động o kinh đởm o kinh hãi o kinh hoàng o kinh hoảng o kinh hoặc o kinh hồn o kinh khiếp o kinh khủng o kinh ngạc o kinh phục o kinh quái o kinh rợn o kinh sợ o kinh tâm táng đởm o kinh thiên động địa o phách tán hồn kinh o quỷ khốc thần kinh o thất kinh. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
kinh |
dt Kinh đô nói tắt: Hồi đó, ông tổng đốc được triệu về kinh; Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng (K). |
kinh |
dt Người đa số ở Việt-nam: Người Mường cho đến người kinh cùng chung đất nước, cùng tình anh em (HgXHãn). |
kinh |
dt Sách do các học giả Trung-quốc soạn trong thời Xuân-thu: Kinh Thi; Kinh Thư; Kinh Dịch; Sôi kinh nấu sử (tng). |
kinh |
dt 1. Sách giáo lí của một tôn giáo: Kinh Co-ran. 2. Sách ghi lời cầu nguyện thánh thần: Đọc kinh; Kinh thánh; Tìm hoa quá bước xem người viết kinh (K). |
kinh |
dt Kinh nguyệt nói tắt: Cháu nó mới có kinh; Chị ấy mới tắt kinh. |
kinh |
dt Tật động kinh nói tắt: Thằng bé lên kinh. |
kinh |
dt Sông đào nhỏ ở miền Nam: Chiếc cầu gỗ bắc qua con kinh (NgVBổng). |
kinh |
đgt Sợ: Gió thét mưa gầm, ai chẳng kinh (Bùi Kỉ); Mặt nhìn ai nấy đều kinh (K). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
kinh |
dt. Chỗ vua đóng đô; ngr. Nơi chính-phủ và các cơ-quan hành chánh nhóm họp. |
kinh |
đt. Sợ: Người ta chém giết nhau trông kinh quá. |
kinh |
dt. Nht. Kênh. // Kinh đào. |
kinh |
dt. 1. Sách chép những lời của thánh hiền để làm khuôn phép: Kinh nhà Phật. Ngr. Lời chép ở sách kinh: Đọc kinh, tụng kinh. Đọc, tụng kinh. Kinh siêu-độ, kinh đọc cầu cho người chết được lên miền cực-lạc. 2. (khd) Sợi dọc, đường dọc: Kinh tuyến. 3. (khd) Sắp đặt, bày kế hoạch: Kinh-doanh, kinh-tế. 4. (khd) Phép thường, đạo thường không biến-đổi được: Kinh-quyền. 5. (khd) Cai-quản: Kinh-lý, kinh-lược. 6. (khd) Trải qua, từng qua: Kinh-nghiệm, kinh-niên. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |