lồng |
dt. 1. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt gà, nhốt chim: đan chiếc lồng gà o Chim sổ lồng. 2. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc tết bằng rơm rạ dùng để che bọc một số hoa quả, chống chim chóc, dơi chuột phá hoại: nhãn lồng. |
lồng |
đgt. 1. Cho lọt vào bên trong, khớp lại với chỉnh thể của nó: lồng ảnh vào khung. 2. Ẩn vào trong, ẩn xuống dưới: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Hồ Chí Minh). |
lồng |
đgt. 1. Chồm lên chạy rất hăng: Con ngựa lồng lên. 2. Quát mắng to tiếng hoặc có cử chỉ thô bạo, do quá tức tối: Nó lồng lên, vẻ mặt gịận dữ. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
lồng |
dt. Đồ đan bằng tre hay đóng bằng gỗ, bằng sắt dùng để nhốt gà, nhốt chim: Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao (Ng.Du) Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi (Ng.Du) // Lồng chim. Lồng gà. Lồng nhỏ, lồng con. Bỏ, nhốt vào lồng. |
lồng |
đt. 1. Để lọt vào trong: Lồng kính vào khung. 2. bt. Bao trái cây lại cho trái lớn và khỏi bị chim, giơi ăn: Lồng trái nhãn, trái vải. // Một lồng nhãn. Ngr. Ẩn vào trong: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng sân (Ng.Du) Bóng gương lồng bóng trà-mi trập trùng (Ng.gia.Thiều) |
lồng |
đt. Hăng lên, mạnh lên: Con ngựa nghe tiếng súng bỗng lồng lên. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
lồng |
Đồ đan bằng tre, bằng nứa, dùng để nhốt gà, nhốt chim. Văn-liệu: Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi (K). Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao (K). Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi (K). Đèn lồng trước kiệu hàng hai (Nh-đ-m). |
lồng |
Nói trâu ngựa hăng lên chạy càn, nhảy càn. |
lồng |
Cho vào trong” <> Lồng chăn. Lồng áo. Nghĩa bóng: ẩn vào trong, ẩn xuống dưới: Bóng trăng lồng bóng nước. Văn-liệu: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân (K). Giải là gương lộn, bình hương bóng lồng (K). Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sân (K). Sân đào lý mưa lồng man-mác (C-o). Bóng gương lồng bóng trà-mi trập-trùng (C-o). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |