mang |
dt. động: Loại hươu lông vàng đỏ, đuôi giống đuôi dê, gạc không dài quá 15cm, giống cây nạng, nhánh trước ngắn, nhánh sau dài và cong ra phía sau, rụng mỗi năm một lần vào tháng 6 tháng 7; tiếng kêu giống chó sủa; con đực có hai răng nanh ở hàm trên dài 4cm, lòi Mở mang, mang chạy lên rừng, Ta hay mang chạy, ta đừng mở mang (CD). |
mang |
dt. Bộ-phận để thở của loài cá, ở hai bên mép, hình cong cong, có tua mềm: Cá tươi thì xem lấy mang, Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai (CD). |
mang |
đt. Đeo vào mình, vào tay chân: Mang giày, mang kiếng, mang vớ, mang găng; Chàng đi đưa gói thiếp mang, Đưa gươm thiếp vác cho chàng đi không (CD). // (R) Đem, để theo trong mình: Mang tiền ăn đường; Mang cái đó lại đây; Vua Ngô băm sáu tàn vàng, Chết xuống âm-phủ chẳng mang được gì (CD). // (B) a) Ghi vào lòng, nhớ mãi: Khối tình mang xuống tuyền-đài chưa tan (K). // b) Mắc phải: Con dại cái mang; Làm ra mang tiếng con người nhỏ-nhen. (tng. K). // Có chửa: Bụng mang dạ chửa. |
mang |
bt. Mênh-mông, không rõ-ràng: Hoang-mang. |
mang |
bt. Bận-bịu, bận-rộn nhiều việc: Đa-mang, hoang-mang, kinh-mang. |
mang |
dt. Hầu, miếng thịt bệu gần cổ: Rắn bạnh mang; Phùng mang trợn mắt. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
mang |
Nh. Hoẵng Nam Bộ. |
mang |
dt. 1. Cơ quan hô hấp của một số động vật ở dưới nước: Cá thở bằng mang. 2. Phần ở cổ của rắn, có thể phình to ra: Rắn bành mang. |
mang |
đgt. 1. Kèm theo bên cạnh để đi đến đâu: mang xắc đi học o mang giấy tờ đầy đủ. 2. Gắn vào, có ở vị trí nào trong người: mang gông o mang thai. 3. Gắn bằng tên gọi, danh hiệu nào: cầu thủ mang áo số 10. 4. Vận vào người, gánh chịu lâu dài: mang tiếng xấu o mang vạ vào thân. 5. Có tính chất, đặc trưng nào đó: Tác phẩm mang tính dân tộc rõ nét. 6. Đem ra, đưa ra: mang tất cả ra đây o mang hết nhiệt tình phục vụ công việc chung. 7. Đem đến, đưa đến, tạo ra: mang lại nhiều lợi ích cho mọi người o sự có mặt của anh đem lại niềm vui cho chúng tôi. |
mang |
Đòng đòng của cây lúa: mang chủng. |
mang |
(Nước) lai láng: mang mang o mang nhiên. |
mang |
Bận, bận rộn: mang bách. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
mang |
1. Bộ-phận hô-hấp ở hai bên đầu loài cá. Văn-liệu: Mua cá thì phải xem mang (C-d). 2. Phần ở cổ rắn có thể to ra được: Rắn bạnh mang. |
mang |
I. Đem theo mình, đeo vào mình: Mang tiền đi chợ. Mang bệnh vào thân. Mang tiếng. Mang ơn. Văn-liệu: Làm ra mang tiếng con người nhỏ-nhen (K). Nỗi quan-hoài mang mẻ biết bao (Ch-Ph). Chẳng hay duyên mới có mang mẻ cùng (Nh-đ-m). Quan văn lục-phẩm thì sang, Quan võ lục-phẩm thì mang gươm hầu (C-d). Đeo bầu mang tiếng thị-phi (C-d). Vua Ngôn băm-sáu tàn vàng, Chết xuống âm-phủ chẳng mang được gì (C-d). Cờ bạc canh đỏ canh đen, Nào ai có dại mang tiền vứt đi (C-d). Khối tình mang xuống tuyền-đài chưa tan (K). Còn ra khi đã tay bồng, tay mang (K). Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra (C-o). II. Đeo con trong bụng mình, tức là chửa: Bụng mang, dạ chửa. Có mang. Văn-liệu: Mang nặng, đẻ đau. |
mang |
Mênh-mông mờ mịt (không dùng một mình). |
mang |
Bận-bịu (không dùng một mình): Đã lòng quân-tử đa-mang. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |