mối |
dt. Đầu hai sợi dây buộc thắt lại: Đôi ta như chỉ trong vòng, Phăn chưa đặng mối trong lòng còn ghi (CD). // mt. (B) Tiếng gọi một việc cấu-tạo ra: Mối hoạ, mối lợi, mối sầu, mối tình; Gỡ mối tơ lòng; Buồn trông con nhện chăng tơ, Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai ? (CD). // (R) Việc cấu-tạo: Dắt mối, làm mối, mai-mối ; Quây tơ phải giữ mối tơ, Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh (CD). // Người nhận mua hàng hằng kỳ: Bỏ mối // Người mua hàng hay đi xe: Bắt mối, kiếm mối; xe có mối // (Chm) Nơi ráp hai đầu kim-loại: Đậu mối, kết mối, kẹo mối, làm mối; Hàn mỗi mối 20 đồng. |
mối |
dt. động Loại kiến trắng, càng (miệng) cứng, ăn gỗ và quần áo sách vở: Gò mối, nấm mối, dầu trừ mối. |
mối |
dt. động Loại bò-sát bốn chân đuôi dài, vảy nhỏ và láng, lưng bằng: Rắn mối. |
mối |
dt. động Tên thứ cá sông, thịt trong và có lớp, ít xương: Cá mối. |
mối |
dt. (thực) Loại dây leo, lá hình tim có lông, vò ra nước để đông đặc, ăn với đường: Lá mối. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
mối |
dt. Bọ cánh thẳng, sống thành bầy, thường cắn gỗ, quần áo, sách vở: đống mối đùn o Mồ cha chẳng khóc lại khóc đống mối (tng.). |
mối |
dt. 1. Chỗ thắt nối giữa hai đầu dây, hai vật: gỡ mối dây o xem lại mối hàn. 2. Cơ sở liên lạc: tìm mối liên lạc. 3. Điểm xuất phát, theo đó có thể lần tìm ra toàn bộ sự việc: tìm đầu mối của sự việc. 4. Từng hiện tượng, trạng thái tình cảm, quan hệ xã hội riêng lẻ: mối tình o mối sầu o mối căm thù. |
mối |
Nh. Thạch sùng. |
mối |
I. dt. Người làm trung gian, làm môi giới cho việc hôn nhân, buôn bán: nhờ mối hỏi vợ. dắt mối. II. đgt. Làm mối: mối cho một đám hết ý. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
mối |
dt Người đứng giữa điều đình việc cưới xin hay mua bán: Lắm mối, tối nằm không (tng); Bà mối; Dắt mối. |
mối |
dt Loài bọ cánh thẳng, sống ở dưới đất, thường hay đục khoét đồ gỗ hoặc sách vở, quần áo: Mồ cha chẳng khóc, khóc đống mối; Tủ bị mối xông. |
mối |
dt (cn. Thạch sùng) Loài bò sát nhỏ thường bò trên tường để bắt muỗi: Một con mối đớp một con ruồi to. |
mối |
dt 1. Đầu sợi dây, sợi chỉ: Gỡ mối chỉ; Mối lạt. 2. Chỗ sợi hay chỉ rối nhằng nhịt: Ruột con tằm trăm mối tơ vương (cd). 3. Trạng thái tâm lí: Mối tình; Mối sầu. 4. Hệ thống: Thu về một mối. 5. Nguyên nhân: Đầu mối một vụ án. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
mối |
dt. Thứ kiến trắng ở dưới đất thường bò lên đục đồ đạc bằng gỗ, bằng giấy. |
mối |
dt. Nht. Môi, mai. Người đứng giữa để điều-đình việc cưới xin hay mua bán: Làm mối. Bà mối. Cho đành mối gió tin trăng sau nầy (Ng.h.Tự) |
mối |
dt. Đầu chỉ, đầu dây: Mối chỉ. Ngb. 1. Cái khởi đầu việc gì, nguyên nhân của việc gì: Mối hận. // Mối lợi. 2. Cái gì xe hợp lại làm một: Mối tình. // Mối nợ. Mối tình. |
mối |
dt. Loại bò sát hình như con thằn-lằn nhưng lớn hơn nhiều, mình láng. |
mối |
dt. Khách hàng: Hôm nay bán nhiều mối lớn. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
mối |
Người đứng điều-đình việc cưới xin hay việc mua bán: Tìm mối hỏi vợ. Làm mối bán nhà. Văn-liệu: Lắm mối tối nằm không. Nhà băng đưa mối bước vào lầu trang (K). Khéo thay mối-lái cũng đòi (Nh-đ-m). Cho đành mối gió tin trăng sau này (H-t). Hai là mượn kẻ liệu bề mối-manh (H-t). Cho đành rồi sẽ liệu bài mối-manh (K). |
mối |
Đầu chỉ, đâu gây: Gỡ mối chỉ rối. Nghĩa bóng: 1. Cái khởi đầu việc gì, cái duyên-do việc gì: Mối sầu. Mối tình. 2. Cái gì xe hợp lại làm một: Mối cương-thường. Đem giang-sơn thu về một mối. |
mối |
Thứ kiến trắng ở dưới đất, thường xông lên đục đồ-đạc bằng gỗ: Mối đục cột nhà. Văn-liệu: Mồ cha chẳng khóc, khóc đống mối (T-ng). Tổ-nhân thiên-táng huyệt do mối đùn (Tr-th). |
mối |
Loài bò sát, thường leo ở tường nhà, tức là con thạch-sùng. Có nơi gọi lẫn là con thằn-lằn: Mối bắt muỗi. |
mối |
Tên một thứ cá bể. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |