mùi |
dt. Hơi tự-nhiên của mỗi vật do mũi ngửi biết: Đánh mùi, nực mùi, trở mùi; Mùi hôi, mùi nồng, mùi tanh, mùi thơm, mùi thúi; Biết mùi chùi chẳng sạch (tng.) // Mùi hôi các món đã thiu: Món nầy có mùi rồi // Vị, tính-chất đồ vật do lưỡi nếm mà biết: Biết mùi mặn lạt chua cay, Làm ăn trong sạch mới rày nữ-công (CD). // (B) a: Tính-chất sự-việc: Lời nói sặc mùi đạo-giáo // b: Cảnh đời trải qua: Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay (K) // X. Màu. |
mùi |
dt. C/g. Vị, chữ thứ 8 trong 12 con giáp, được biểu-hiện bằng con dê: X. ất-vị, Đinh-vị, Kỷ-vị, Tân-vị, Quý-vị. Gời Mùi 13 tới 15 giờ), tháng Mùi tháng 6 âm-lịch), năm hay tuổi Mùi |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
mùi |
dt. Rau thơm có lá tròn nhỏ, thường dùng làm gia vị: mua mấy mớ mùi. |
mùi |
dt. 1. Hơi toả ra từ các vật, có thể cảm nhận được bằng mũi: mùi hương thơm ngát o mùi thối. 2. Vị của thức ăn, theo cảm nhận của con người: ăn cho biết mùi. 3. Cái nếm trải, tận hưởng, chịu đựng trong cuộc đời: nếm đủ mùi đời o nếm mùi cay đắng. 4. Vẻ, thứ: Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm (Truyện Kiều). |
mùi |
dt. Kí hiệu thứ tám trong mười hai chi, lấy dê làm biểu trưng, theo cách tính thời gian cổ truyền Trung Quốc: năm Mùi o tuổi Mùi. |
mùi |
dt. Màu: áo nhuộm mùi nâu non. |
mùi |
tt. (Đàn, hát) rất hay, thấm đượm lòng người: giọng ca rất mùi o tiếng đàn mùi quá. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
mùi |
dt Rau thơm thuộc họ hoa tán, lá nhỏ, dùng làm gia vị, ăn sống: Trên đĩa rau sống có húng và mùi. |
mùi |
dt 1. Hơi đưa vào mũi, có thể ngửi thấy: Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình (K). 2. Hơi khó ngửi: Món ăn đã có mùi. 3. Vị cảm giác thấy: Ăn cho biết mùi. |
mùi |
dt Sự cảm nhận, sự nếm trải trong cuộc sống: Nếm đủ mùi cay đắng của cảnh nghèo (ĐgThMai); Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm (K). tt Gợi cảm: Bài ca rất mùi. |
mùi |
dt Vị thứ tám trong mười hai địa chi sau ngọ, trước thân: Người ta tuổi ngọ, tuổi mùi, thân tôi luống những bùi ngùi tuổi thân (cd); Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi (tng). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |