thương |
đt. Yêu, mến, muốn, luôn-luôn gần-gũi, sẵn-sàng giúp-đỡ hoặc hy-sinh, thứ tình-cảm thiêng-liêng giữa người thân hoặc do tánh-nết, nhan sắc hay việc làm của người kia khiến người nọ có tình cảm ấy: Dễ thương, lòng thương, tình thương; Ngó lên đám đất ông Cai, Cấy thưa ông ghét, cấy dày ông thương; Gió đưa cây cửu lý hương, Hai người hai họ mà thương vô cùng (CD) // Xót, tội-nghiệp, cám-cảnh, tình-cảm phát sanh do thấy cái nghèo, cái khổ của người: Bi-thương, đáng thương, khá thương, thảm-thương, xót-thương: Thương người như thể thương thân, Ghét người khác thể vun phân cho người (CD). // tt. Tổn hại: Danh-giá bị tổn-thương. // dt. Dấu vết làm đau-đớn, bệnh-tật: Bị thương, chứng-thương, đả-thương, nội-thương, ngoại thương, nhà thương, vết thương. |
thương |
đt. Buôn-bán: Chiêu-thương, dinh (doanh) thương, giao-thương, nội-thương, ngoại thương, thông-thương. // Bàn bạc: Hội-thương, tương-thương. // dt. Một trong năm bậc đàn xưa: Bốn dây to nhỏ theo vần cung, thương (K). // Sao mai: Sâm, thương đôi ngả. |
thương |
dt. Kho; lẫm lúa. |
thương |
dt. Láng nước mênh-mông: Tang thương. |
thương |
tt. Xanh, màu xanh da trời. // Đông-đảo, nhiều. |
thương |
dt. Giáo, binh-khí xưa mũi nhọn cán dài: Cầm thương, hươi thương, múa thương, trường-thương. |
thương |
dt. C/g. Sang, cây súng: Điểu thương (súng bắn chim). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
thương |
- 1 d. Binh khí cổ, cán dài, mũi nhọn, giống như ngọn giáo. - 2 d. Kết quả của phép chia. - 3 d. (kng.; id.). Thương binh ở chiến trường (nói tắt). Cáng thương về tuyến sau. - 4 đg. 1 Có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc. Mẹ thương con. Tình thương. 2 (ph.). Yêu. Người thương*. 3 Cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó. Thương người bị nạn. Động lòng thương. Tình cảnh thật đáng thương.
|
Thương |
- Triều đại do Thành Thang dựng nên. Nhà Hạ vô đạo, thiên hạ loạn lạc, Thành Thang thống lĩnh quân chư hầu tiến đánh vua Kiệt, diệt nhà Hạ dựng nên nhà Thương từ năm 1766 - 1123 trước công nguyên, kéo dài 645 năm, trãi 16 đời gồm 28 vua - Nhà Hạ, Thương, Chu là 3 triều đại trong buổi đầu có vua hiền chính tốt
|
Thương |
- (sông) Một trong ba sông hợp thành hệ thống sông Thái Bình. Dài 157km, diện tích lưu vực 6640km2. Bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Thước cao 600m, chảy theo hướng đông bắc-tây nam, nhập vào bờ trái sông Cầu ở Bến Lạc
|
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
thương |
I. dt. 1. Kết quả của số bị chia: biết thương biết số bị chia thì dễ dàng suy ra số chia o thương số. 2. Một trong năm bậc của thanh nhạc cổ (ngũ âm). II. 1. Buôn bán: thương cảng o thương chiến o thương chính o thương cục o thương điếm o thương đoàn o thương đội o thương gia o thương giới o thương hội o thương khách o thương mại o thương nghiệp o thương nhân o thương phẩm o thương phiếu o thương thuyền o thương tiêu o thương vụ o công thương o công thương nghiệp o doanh thương o gian thương o ngoại thương o nội thương o phú thương o thông thương o tiểu thương o tư thương. 2. Bàn bạc: thông thương o thương nghị o thương thuyết o thương ước o hiệp thương o hội thương. |
thương |
dt. Binh khí thời xưa có mũi nhọn như ngọn giáo: đao thương o đơn thương độc mã. |
thương |
đgt. 1. Yêu tha thiết và thường chú ý săn sóc: Mẹ thương con o mến thương o yêu thương. 2. Yêu: Hai cô cậu thương nhau o Nước chảy liu riu, lục bình trôi, Anh thấy em nhỏ xíu anh thương (cd.). 3. Đau đớn xót xa trong lòng trước nỗi đau khổ của người nào đó: thương người bị nạn o thương cảm o thương tiếc o thương tình o thương thảm o bi thương o cảm thương o đau thương o nhà thương o nhớ thương o tang thương o thảm thương. 4. Tổn hại: thương binh o bị thương o chiến thương o cứu thương o sát thương o tải thương o tổn thương o trọng thương o trúng thương o tử thương o vết thương. 5. Mắc bệnh: thương hàn. |
thương |
(Màu) xanh: thương hải tang điền o tang thương. |
thương |
Kho, nhà kho: nghĩa thương. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
thương |
dt Ngọn giáo: Chị ta múa thương rất dẻo. |
thương |
dt (toán) Kết quả của phép chia: Lương nó chỉ bằng số thương của ông anh chia đôi. |
thương |
dt Sự buôn bán: Người ta vẫn thường nói là phi thương bất phú. |
thương |
dt Một âm trong năm âm của nhạc cũ Trung-quốc, gồm năm bậc là: Cung, thương, dốc, chuỷ, vũ: Cung, thương lầu bực ngũ âm (K); Bốn dây to nhỏ theo vần cung, thương (K). |
thương |
đgt 1. Yêu dấu: Mẹ thương con; Chẳng thương, chẳng nhớ sao hay đi tìm (cd) 2. Cảm thấy xót xa khi mất người thân: Thương chồng nên nỗi khóc tỉ ti (HXHương) 3. Đau xót trước sự đau khổ của người khác: Thương người như thể thương thân (GHC). tt Nói người mình yêu: Đói lòng ăn nửa trái sim, Uống lưng bát nước, đi tìm người thương (cd). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
thương |
Yêu: Mẹ thương con. Vợ thương chồng. Người con gái dễ thương. |
thương |
I. Đau đớn xót-xa: Thương kẻ nghèo khó. Thương thân. Thương-tâm. Văn-liệu: Thương đi gọi, nhớ đi tìm. Thương con cho roi, cho vọt, Ghét con cho ngọt, cho bùi (T-ng). Thương người như thể thương thân, Thương đi thương lại như lần trôn quang (C-d). Thương sao cho vẹn thì thương. II. Hại (không dùng một mình): Uống rượu nhiều thì thương can. Không nên gây lộn nhau cho thương hoà-khí. III. Bị dấu vết bởi gươm, dao, tên, đạn hay vật gì phạm vào thân-thể: Đi đánh giặc bị thương. Ngã bị thương. |
thương |
I. Buôn bán: Thương-mại. Văn-liệu: Phi thương bất phú. II. Bàn-bạc (không dùng một mình): Thương-nghị. Thương-thuyết. III. Một âm trong năm âm: Cung, thương. Văn-liệu: Cung, thương làu bậc ngũ âm (K). Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương (K). |
thương |
Một triều-đại vua bên Tàu về đời Tam-đại. |
thương |
Kho (không dùng một mình): Thương-khố. Nghĩa-thương. |
thương |
Sắc xanh (không dùng một mình): Thương-thiên. |
thương |
Làn nước mênh-mông (không dùng một mình): Tang-thương. |
thương |
Ngọn giáo: Trường-thương. Đao-thương. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |