vang |
dt. (thực): C/g. Tô mộc, loại cây cao 5, 7m, da nhám xanh mốc, thịt đỏ tươi, có gai nhọn, chót gai đen huyền, lá giống lá m(..) nhưng to hơn, cộng dài chia ra nhiều lá nhỏ, đơm dày song-song đến 18, 19 cặp, trái giẹp hình vuông dài, chót trái có một gai nhọn, khi non màu xanh, già trỗ đen, có 5, 7 hột rất cứng; cây và rễ dùng làm thuốc nhuộm; tánh mát, vị ngọt cay hơi mặn, chủ về phần huyết, phát-tán được gió độc trong tạng-phủ và ngoài da: Nước sông còn đỏ như vang, Nhiều nơi lịch-sự hơn nàng, nàng ơi (CD). |
vang |
dt. (thực): Loại cây mọc thành bụi, nhánh yếu, ra dài thì leo lên cây khác, lá có vị thật chua; hoa già có hột là vị Đồng-kỳ-tử của Đông-y: Canh chua lá vang (Xt. Đồng-kỳ-tử). |
vang |
trt. Tiếng dội rền: Cười vang, la vang, sấm vang, tiếng vang. // (B) Nổi-bật, được đồn-đãi nhiều: Đồn vang, lừng vang, danh vang thiên-hạ. |
vang |
tt. C/g. Vinh, tươi-tốt: Hiển-vang, vẻ-vang, vinh-vang. Xt. Vinh. |
vang |
tt. X. Ong vang. |
vang |
dt. C/g. Rượu chát, thứ rượu làm bằng nước trái nho, lối 100: Rượu vang (vin). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
vang |
dt. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nói ở miền Bắc Việt Nam, cao 7-l0m, thân to có gai, lá rộng, hoa mọc thành chùy rộng ở ngọn gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt, gỗ vàng dùng để nhuộm và làm thuốc săm da, cầm máu và thuốc trị bệnh ỉa chảy gọi là tô mộc. |
vang |
dt. Rượu vang, nói tắt: vang trắng o vang đỏ. |
vang |
dt. Loại dây leo, lá có vị chua ăn được, dùng nấu canh chua: canh chua lá vang. |
vang |
đgt. (Âm thanh) ngân lên, toả rộng chung quanh: Pháo nổ vang khắp phố o Tiếng cười vang nhà. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |