Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Bạch Vân Am thi tập  白雲庵詩集 

Mô tả/ description. Nguyễn Bỉnh Khiêm  阮秉謙 . Hải Học đường  海学堂 . 131 Images; 26 x 15 

“Dòng đầu trang 1, vị trí vẫn quen để tên sách, đề: Bạch Vân Am thi tập quyển thập nhất 白雲庵詩集卷之+-. Nhưng ở mép sách đề: Hải Học đường 海学堂, mà tên sách chung cả bộ là Danh thi hợp tuyển (đã đề từ đầu Q.1), cả bộ sách có khi còn gọi là Hải Học danh thi hợp tuyển. Dòng đề tên tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm như trên làm cho người đọc thoạt qua có thể hiểu thi tập của Bạch Vân Am gồm nhiều tập mà tập này là tập thứ 11. Nhưng đúng ra là tập này của Bạch Vân Am là tập thứ 11 của cả bộ sách mà 10 tập truớc là tác phẩm của nhiều tác giả khác. Nhưng hiểu như vậy rồi vẫn còn một điểm chưa rõ nữa: Đó là vì thơ Bạch Vân Am trong bộ sách không phải chỉ có 1 tập này, mà còn có 1 tập sau nữa, tức là Q.12 trong bộ Danh thi hợp tuyển. Sách không đề rõ năm, nhưng đã được in khi Trần Công Hiến (?- 1816) còn sống, tức là khoảng trước nămn 1816. Đầu sách có bài Tựa giới thiệu tiểu sử Bạch Vân Am Tuyết Giang phu tử. Bài tựa này ghi tên chung của cả ba người: Trung quân chính thống Hậu đồn kiêm lý Ngũ đồn tham quân sự Khâm sai chưởng cơ sảnh Hải Dương trấn thủ Ân Quang hầu biên tập. Ân Quang hầu tức Trần Công Hiến, Trung Chính bá tức Nguyễn Tập 阮集, Đốc học Hải Dương; Trợ giáo Thời Bình nam tức Trần Huy Phác, người khảo đính chủ yếu của bộ Hải học danh thi hợp tuyển . Sách này là ấn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm sưu tập ấn hành công phu nhất. Tuy thời gian cách đời Mạc đã xa, nhưng làng Cổ Am huyện Vĩnh Lại lúc bấy giờ cũng thuộc về Hải Dương, việc sưu tầm khảo đính văn bản được đích thân trấn thủ Hải Dương chủ trương và trực tiếp thực hiện, tin chắc là có nhiều thuận tiện hơn đời sau. Vì thế dù sách này không phải được in ra từ triều Mạc, nhưng là bản in có niên đại cổ nhất và đáng coi là có uy tín nhất trong các văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm.”
Ghi chú/ noteTrùng bản: R.1813 (65tờ), tình trạng sách tốt, nguyên bản, chữ nhoè.
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ của nhà khoa học Việt

  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2025 chunom.net