Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Ca trù điểm cổ pháp  歌籌點鼓法 

Mô tả/ description. 43 Images; 27 x 15 

“Sách bị mối mọt, rách nát một số tờ đầu và cuối, lấy theo tên mục đầu trong sách. Nội dung: hướng dẫn phương pháp hát ca trù. Ca trù điểm cổ hữu pháp (chữ Hán): cách điểm trống khi hát ca trù, có nhiều cách. - Chấp cổ pháp - Thủ trù pháp - Luận trù pháp - Cẩm trù pháp - Trích xuất hữu đẳng hạng- Huyền thưởng cách gia đẳng. Giải thích vì sao lại gọi là 3 bước 5 cung. Nói về cách đi hát, vài cách đánh trống (chữ Nôm): Người đời xưa đặt ra thể cách hát ả đào, có nhiều cách khác nhau, tới 24 cách. Tiếng nhỏ là cung nam, tiếng lớn là cung bắc, cao thấp dịu dàng theo với đàn sênh phách cho hợp cung nào vào bậc ấy, không có nhầm lỗi mới phải cách hát. Cách đánh trống vãn: Đánh trống vãn cũng phải theo bậc hát, mà chỉ đánh được 3 tiếng thôi, hơn kém thì không hợp cách. Hơn kém mà phải có tiếng thưởng nữa mới được, mới hết tiếng trên thì không đánh trống vãn được, hoặc khi đã dư câu hát thì điểm 4 - 5 tiếng cho vui... Hướng dẫn cách điểm trống khi ngâm thơ ngũ ngôn, ngâm thơ thất ngôn, đọc phú, hát cung bức, cung bắc, vọng cổ, gửi thư, miễu nói, nói ong, hát miễu v.v... Cách thức xướng ca một số điệu hát (chữ Nôm): Hà nam cách, Hát trai cách, Giáo cổ cách, Giáo hương cách, Lạc hương cách, Thi hương luật, Ngâm vọng, Bắc phản, Hãm cách, Chúc thánh thọ v.v.. Đó là cách ca xướng nội thể. Thuộc ngoại thể là những điệu sau: Tỳ bà thi, Độc phú Tiền Xích Bích, Độc phú Hậu Xích Bích. Ngoài ra trong tập còn chép một số bài thơ Nôm: Lưu Thần Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai, - Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên nhân.- Tiên tử tống lưu Nguyễn xuất động, Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn, Lưu Nguyễn tái đáo Thiên Thai bất phục kiến tiên tử, Quốc âm tổng giải.”
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ của nhà khoa học Việt

  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2025 chunom.net