Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q.21-23)  大南正編列傳初集 

Mô tả/ description. Nguyễn Trọng Hợp , Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản, Đoàn Văn Bình, Hoàng Hữu Xứng  阮仲合, 裴殷年, 張光亶, 段文評, 黃有稱 . Quốc sử quán triều Nguyễn  國史館朝阮 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Thành Thái nguyên niên thập nguyệt thập tam nhật đề [1889] 成泰元年十月十三日題 . 97 Images; 25 x 19 

“Bộ tiểu sử nhân vật do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Kết cấu toàn bộ công trình chia làm hai phần: Tiền biên và Chính biên. Phần Tiền biên do Tuy Thịnh Trương Đăng Quế làm tổng tài, gồm 6 quyển, ghi tiểu sử của các Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa và các bề tôi văn võ của 9 đời chúa Nguyễn từ Thái tổ Nguyễn Hoàng đến Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần. Phần Chính biên bắt đầu biên soạn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852), liên tục bổ sung chỉnh lí, nhưng phải mấy chục năm sau, đến đầu đời Thành Thái (1889) mới được khắc in. Đầu sách có biểu của các quan đầu Quốc sử quán Là Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên (tức Bùi Văn Dị), Trương Quang Đản… xin vua cho lệnh khắc in.
Phần chính biên soạn xong lần này lại ghi thêm là sơ tập, chỉ ghi chép các nhân vật thuộc về hai đời Hưng Tổ (cha Gia Long) và Thế Tổ (tức Vua Gai Long), còn các nhân vật thuộc các đời từ Minh Mệnh về sau sẽ chép vào nhị tập (Phần này gọi là Đại nam chính biên liệt truyện nhị tập, do Cao Xuân Dục làm tổng tài).
Chính biên sơ tập in xong năm 1889 gồm 33 quyển, chép tiểu sử các Hậu phi (q.1), Hoàng tử (q.2), Công chúa (q.3) của Hưng Tổ (thân sinh của Thế Tổ) và của Thế Tổ (vua Gia Long) cùng các bề tôi của Gia Long, kể cả bề tôi họ vua (q4-28). Phần cuối có thêm:
Q.29: Hạnh nghĩa kiệt truyện (Tiểu sử một số người có đức hạnh tiết nghĩa) và Liệt nữ liệt truyện (Phụ nữ tiết liệt).
Q.30: “Nguỵ” Tây liệt truyện: Tiểu sử 3 anh em họ Nguyễn Tây Sơn, địch thủ số một của nhà Nguyễn.
Q.31-33: Liệt truyện về ngoại quốc: Cao Miên (q.31), Xiêm La, Thuỷ Xá, Hoả Xá (q.32), Miến Điện, Chiêm Thành, Vạn Tượng (q.33).”
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ của nhà khoa học Việt

  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2025 chunom.net