Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Đại Nam thực lục tiền biên ( q.10-12)  大南寔錄前編 

Mô tả/ description. Trương Đăng Quế , Vũ Xuân Cẩn, Hà Duy Phiên, Nguyễn Trung Mậu, Phan Bá Đạt, Đỗ Quang, Tô Trân, Phạm Chi Hương, Phạm Văn Nghị, Đỗ Huy Đàm, Nguyễn Huy Phiên  張登桂,武春謹,何維藩,阮中懋,潘伯達,杜光,蘇珍,范芝香,范文誼, 杜輝談, 阮輝藩 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Thiệu Trị tứ niên [1844] 紹治四年 . 81 Images; 31 x 20 

“Bộ sử biên niên ghi chép các việc thực về các đời vua chúa nhà Nguyễn, biên soạn từ năm 1820 theo chỉ dụ của vua Minh Mệnh khi thành lập Quốc sử quán. Đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) phần đầu cảu công trình mới biên soạn xong. Các Chánh phó Tổng tài là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn và các quan chức sử quán dâng biểu xin vua duyệt định cho khắc in. Lúc trước Minh Mệnh mới cho tên đại thể là Liệt thánh thực lục [列聖寔錄], nay sách soạn xong chính thức lấy tên là Đại Nam thực lục [大南寔錄], chia làm 2 phần Tiền biên và Chính biên.
Phần Tiền biên này gồm 12 quyển, ghi các việc về 9 đời chúa Nguyễn: Khởi đầu từ Thái tổ Gia Dụ hoàng đế tức chúa Nguyễn Hoàng (Q.1), tiếp sau là các chúa: Hi Tông Hiếu Văn tức chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Q.2), Thần Tông Hiếu Chiêu tức Nguyễn Phúc Lan (Q.3), Thái Tông Hiếu Triết tức chúa Nguyễn Phúc Tần (Q.4-5), Anh Tông Hiếu Nghĩa tức Nguyễn Phúc Thái (Q.6), Hiển Tông Hiếu Minh tức Nguyễn Phúc Chu (Q.7-8), Túc Tông Hiếu Ninh tức Nguyễn Phúc Chú (Q.9), Thế Tông Hiếu Vũ tức chúa Nguyễn Phúc Khoát (Q.10), Duệ Tông Hiếu Định tức chúa Nguyễn Phúc Thuần (Q.11-12). Các sự việc ghi chép rất tóm tắt, bao quát hơn hai thế kỉ từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 đến khi Nguyễn Phúc Thuần chết (1777). Công cuộc trung hưng nhà Nguyễn tứ đó về sau do Thế Tổ nhà Nguyễn (tức vua Gia Long) đứng đầu sẽ là đối tượng ghi chép của phần Chính biên (Hiện tại kho sách Hán Nôm của TVQG chỉ có đủ bộ Tiền biên, thiếu Thực Lục chính biên).”
Ghi chú/ noteTrùng bản: R.778; R.776; R.775; R.774; R.5912; R.573
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài mới
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Giới thiệu bài văn chuông của Lê Quý Đôn ở chùa Phúc Khánh

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2023 chunom.net