Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Dịch phu tùng thuyết  易膚叢說 

Mô tả/ description. Phạm Đình Hổ  范廷琥 . 43 Images; 30 x 16 

“Tập bài giảng về kinh Dịch của Phạm Đình Hổ. Tờ đầu và các trang tiếp theo không ghi một điều gì về tác giả, chỉ ở tờ thứ 2 gần cuối sách mới có dòng ghi: 平江范氏家塾易經蠡測 Bình Giang Phạm thị gia thục Dịch kinh lãi trắc. “Lãi trắc” nghĩa là dùng quả bầu đong lường nước biển, kinh Dịch cũng như biển cả, người giảng sách, viết sách chỉ nhận mức độ nông cạn thô thiển như lấy bầu lường nước biển Đông! Dòng ghi đó cũng cho ta biết sách này là tập bài giảng tại trường nhà (gia thục) của Phạm tiên sinh tức Phạm Đình Hổ nhà nho thời cuối Lê đầu Nguyễn nổi tiếng quê huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Nội dung sách trình bày có lẽ theo nguyên dạng các những lời hỏi đáp, mà toàn bằng quốc âm. Nguyên văn: “Hỏi rằng: Tượng hà đồ thế nào? Thưa rằng: Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục…”. Lần lượt các mục: Trình Tử truyện, Trình Tử thượng hạ thiên nghĩa, Chu Tử đồ thuyết, Dịch thuyết cương lĩnh, Chu Dịch yếu chỉ, Hà đồ Lạc thư lược vấn. Ngày nay không những ở Trung Quốc mà học giả nhiều nước Âu Mỹ cũng lưu tâm nghiên cứu kinh Dịch, có thể coi là một thời kỳ Dịch học phục hưng. Ở Việt Nam cũng có các chuyên gia nghiên cứu kinh Dịch, nhưng các tác phẩm nghiên cứu kinh Dịch trong di sản Hán Nôm chỉ mới giới thiệu được quá ít và rất sơ sài. Hy vọng cuốn Dịch phu tùng thuyết của Phạm Đình Hổ trong sưu tập cuả TVQG sẽ hữu ích cho những khám phá di sản Hán Nôm trên lĩnh vực uyên bác này. Chú ý: Cuốn Hà đồ Lạc thư lược vấn (R.1613) cũng cùng nội dung, cách trước cuốn này mấy số ký hiệu, chắc có cùng nguồn gốc là ghi chép tại trường gia thục họ Phạm ở Bình Giang, dùng so sánh bổ túc cho nhau rất tốt.”
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ của nhà khoa học Việt

  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2025 chunom.net