Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Liên Khê di tập  蓮溪遺集 

Mô tả/ description. Lê Ôn Phủ  黎温甫 : [Thanh Hoá]  [清化] , Hoàng triều Tự Đức ngũ niên Nhâm Tý xuân [1852] 皇朝嗣德五年壬子春 . 63 Images; 24 x 12 

“Tập thơ của Liên Khê [蓮溪] tự Ôn Phủ tên thật là Lê Bật Trực [黎弼直] người xã Đại Trung huyện Hoằng Hóa tỉnh[温甫],Thanh Hóa, đậu Hương cống khoa Cảnh Hưng 26 (1765) Ông là bạn thân của nhiều danh sĩ đương thời, nổi tiếng là người giỏi thơ văn, xuất khẩu thành chương. Đầu sách có bài Tựa của Lê Quang [黎光], cháu họ tác giả viết… Sau Tựa có đề “Quyển chi nhất 卷之壹” (1- 41a), nhưng các phần sau không thấy ghi số quyển tiếp theo. Vào sách có các bài như: Tặng Đỗ thiêm hộ [贈杜簽戶]; Tiễn Binh bộ quan khâm mệnh hồi triều [餞兵步官欽命回朝]; Tiễn Tổng trấn quan [餞縂鎮官];Tặng Bắc Thành tham viện Chấn Thanh hầu [贈北城參院震清侯]; Tặng Sử quán biên tu Trần công [贈史館編修陳公]; Tặng Đông Sơn Phủ Lý Trần công trúng Tiến sĩ (Trần công, xác định: Trần Lê Hiệu [陳黎校]) [贈東山甫里陳公中進士]; Tặng Kính Giang bá thăng thụ Nghệ An tham hiệp [贈鏡江伯陞授乂安參協] v.v…Trong các thơ tiễn tặng như đã kê có tên các danh sĩ đầu triều Nguyễn (Tổng trấn Bắc thành, Bắc thành tham viện Chấn Thanh hầu, Tiến sĩ Biên tu sử quán Trần Lê Hiệu v.v… và nhiều thơ khác tặng Ninh Bình trấn tham hiệp, tặng tri huyện Hương Sơn, tri phủ Đức Thọ, tri huyện bản huyện (tức huyện Hoàng Hóa), tặng Hoan châu danh sĩ Đinh Bạt Nhự v.v… Từ tờ 41b là Liên Khê nam hành tạp vịnh 蓮溪南行雜詠. Đầu phần Nam hành tạp vịnh này có bài tựa ngắn của tác giả, phần nhiều có làm thơ ghi lại để ghi nhớ các nơi đã đi qua: Đề Eo ống lộ, Quá Tiên Lý Bùi thị cố trạch, Quá Lục Niên sơn cảm tác, Quá Tiên Sơn từ, Quá Kinh Dương vương từ, Quá An Toàn ký Hàn Khê Bùi công xướng nghĩa sự, Quá Lưỡng trạng nguyên từ, Vọng Thiên Cầm sơn hoài cổ, Quá Nhĩ Luân nhàn diểu, Quá Tam Đồn hoài cổ, Quá Linh Giang tức sự, Quá Trấn Thủ luỹ hoài cổ v.v… Tiếp sau còn có các bài Hóa Châu trường sa sơn kí, Hóa Châu bạch sa sơn kí, viết về Cồn cát dài và Cồn cát trắng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị. Đến tờ 62 có lẽ đã hết tập Nam hành, tờ 63 là bài nói về vị trí chuyển dịch xưa nay của Cửa Hội triều ở Thanh Hóa.”
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Bài thơ "Chu hành tức sự" của Nguyễn Du: Hành trình rời xa cái ác về với quê hương

  • Nước Thục có Gia Cát Lượng, nhà Lý có Tô Hiến Thành

  • Thơ văn chữ Hán của Việt Nam: Bông hoa duyên dáng trong rừng văn học Á Đông

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2022 chunom.net