Bài quan tâm
Nhan đề/ title | Thánh tổ kệ diễn quốc âm 聖祖偈演國音 |
Mô tả/ description | . 74 Images; 21 x 14 “Sách đã rách mất tờ bìa, nhưng sau phần đầu, trước khi vào chính văn có dòng chữ: A Di Đà Phật tác chứng minh Thánh Tổ kệ diễn quốc âm tự khuyến 阿彌陀佛作証明聖祖偈演國音序勸, căn cứ vào đó xác định tên sách như trên. Các trang sách chia làm hai tầng: tầng trên chữ Nôm in to, tầng dưới chữ nhỏ, phần nhiều là để giải thích các điển cố chữ Hán đã dùng ở phần chữ Nôm. Tờ 20b có chỗ nói Thánh Tổ có làm bài “Trạch đắc long xà địa khả cư”, qua đó có thể biết Thánh Tổ nói đến trong sách này là thiền sư Dương Không Lộ (?- 1119), tác giả bài kệ có hai câu đầu: Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư (Kiểu đất long xà chọn được nơi, Tình quê vui thú chẳng dôi dư) có tiểu truyện chép trong Thiền uyển tập anh (chữ Trạch 擇 , TUTA chép là Tuyển 選, đồng nghĩa). Lại tiếp có bài Thánh tổ diễn âm quốc âm tự, tất cả đều bằng Nôm: “Trời Nam cây lý nang hoa, Một cành chín lá quả già hai trăm. Nổi trên bá áng tùng lâm, Đôi nơi sơn hải tầm tầm cách xa. Gần đây thấy khoái Nhị Hà, Một rừng ba núi hóa ra ba thần. Tầng dưới dường như giải thích thêm bằng văn xuôi cho từng đoạn thơ lục bát ở tầng trên: “A Di Đà Phật nghe tôi phụng dẫn, Nước Nam cây Lý có hoa ưu đàm, là triều vua Lý, lại sinh Thánh Tổ cũng đời vua Lý, cũng truyền 8 đời hưởng 200 năm”. Tờ 18a: “Từ Đạo Hạnh tái sinh ra Lý Thần Tông” . Lại nói: “Vua Trần Thái Tông tức Không Lộ tái sinh, vua Lê Thái Tổ do Giác Hải tái sinh ”!! Thuyết đầu là truyền thuyết ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, còn 2 thuyết sau thì chỉ mới thấy chép tại đây! Về năm in sách: không biết rõ in đời nào, nhưng xem một số chữ húy triều Nguyễn như chữ Tông 宗 (tờ 14b), chữ Thì 時 (tờ 15a) đều thấy viết theo cách kiêng húy của triều Nguyễn. Cuối sách nói sự tích chùa Keo Thái Bình (tức chùa Thần Quang) trước ở bên này sông sau dời sang bên kia sông là do vụ vỡ đê năm Đồng Khánh (1886- 87). Đoạn sau (tờ 21b) có chỗ còn nhắc đến niên hiệu Thành Thái Canh Dần (1890). Như vậy sách này được soạn ra có lẽ vào thời gian chênh khoảng một hai năm sau đó. Địa điểm in sách, không ghi rõ, nhưng tờ 36a nói: “Chùa Cổ Lễ nguyên thờ Thánh Tổ, Chữ Lý xưa thoát hổ tôn thầy. Nước Nam từ đấy mới hay, Có chùa có Phật có người anh linh!” Ngôn từ đoạn kết thúc như vậy khiến ta có thể ước đoán sách này do chùa Cổ Lễ khắc ván ấn hành vào khoảng đầu đời Thành Thái (1890) như đã nói trên.” |
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm |