Quan Âm nguyên tử bản hạnh 觀音芫子本行
1085. Quan Văn Đường tàng bản
觀文堂藏板 : Kntb
, Thành Thái Giáp Ngọ [1894]
成泰甲午 . 28 Images; 16 x 12
Mô tả/description : “Truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính thể 6-8: Thị Kính là con gái Mãng Ông, người nước Cao Li, nhà nghèo, lấy chồng học trò tên là Sùng Thiện Sĩ. Một hôm học khuya, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi bên bàn học. Ngồi may vá cạnh chồng, thấy chồng có chiếc râu mọc ngược, Thị Kính cho là điềm không hay. Sẵn dao trong tay, Thị Kính toan cắt bỏ chiếc râu đó đi. Bỗng Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy, cho là vợ định hại mình, bèn hô hoán lên, thế là Thị Kính bị gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà. Bị oan ức, Thị Kính cải trang thành con trai, đi tu ở chùa Vân Tự, pháp danh là Kính Tâm. Trong vùng có Thị Mầu, con gái một nhà giàu, tính lẳng lơ, lên chùa thấy chú tiểu Kính Tâm, Màu đem lòng say đắm. Trước sự thờ ơ của chú tiểu, Màu không nén được lòng ham muốn, bèn về nhà ăn nằm với người ở trai trong nhà và có mang. Bị hào lí trong làng tra hỏi, Màu đổ tội cho Kính Tâm, vì thế Kính Tâm bị sư cụ đuổi ra ngoài Tam Quan cho Kính Tâm. Ít lâu sau, Màu sinh con trai và đem vứt ra ngoài Tam Quan cho Kính Tâm. Thương trẻ sơ sinh, Kính Tâm đã ngày này qua ngày khác đi xin sữa, xin cơm nuôi nấng đứa trẻ. Ba năm ròng như thế, phần vì vất vả, phần vì ưu phiền, oan ức, Kính Tâm đã kiệt sức và chết. Khi khâm liệm Kính Tâm, mọi người mới biết Kính Tâm là phụ nữ. Nỗi oan của nàng từ đấy được giải tỏ. Nàng siêu thăng thành Phật Quan Âm”