Trúc Đường thi văn tập (q.09)  竹堂詩文集

1261. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 138 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Trường văn tập  場文集

1262. Lê Trọng Hàm  黎仲咸 . 81 Images; 27 x 12 
Mô tả/description : “Các bài văn tập ở trường nhà của Lê Trọng Hàm 黎仲咸(nguyên sách của gia đình tác giả)”

Trúc Đường thi văn tập (q.10)  竹堂詩文集

1263. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 76 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Chiến cổ đường  戰古堂

1264. Hoàng Phác  黄璞 . 32 Images; 17 x 30 
Mô tả/description : “Tập sao chép thơ chữ Hán đề là bản thảo của Hoàng Phác ở Lĩnh Nam. Nội dung chép thơ chia làm các phần thơ cổ thể, thơ ngũ ngôn luật, thất ngôn luật…Một số bài như: Đào hoa nguyên 桃花源, Tặng Tạ Tín Tu 贈謝信修, Hạng Vũ 項羽, Hàn Tín 韓信, Tây Thi 西施, Quế đố 桂񠕫, Lễ Phật 禮佛, Kiểm thư 檢書, Sáp hoa 插花, Bạch anh vũ 白鸚鵡, Mãn đình phương 滿亭方…”

Hội đình văn tuyển  會庭文選

1265. Đồng Văn Đường tàng bản  同文堂藏板 , Thành Thái thứ 4 [1892] 成泰四年 . 35 Images; 22 x 13 
Mô tả/description : Tuyển tập các bài văn trong kì thi Hội dưới triều Nguyễn năm Thành Thái thứ 4 khoa Nhâm Thìn 成泰四年壬辰科(1892)

Trúc Đường thi văn tập (q.12)  竹堂詩文集

1266. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 111 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Trịnh ngự sử thi tập  鄭御史詩集

1267. Trịnh Xuân Thưởng  鄭春賞 . 61 Images; 27,5 x 15 
Mô tả/description : Nội dung sách được chia làm 2 phần: Phần đầu Trịnh ngự sử thi tập 鄭御史詩集 lấy tên chung cho cả tập thơ gồm rất nhiều bài thơ do Trịnh Xuân Thưởng 鄭春賞 Đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân soạn: Giám nhật kí hoài 監日寄懷, Đồ trung khổ ngâm 途中苦吟, Khuyến tửu 勸酒, Đề Sùng Sơn tự 題崇山寺… Phần thứ hai chép Hà tướng công thi tập 何相公詩集 (Hà Tông Quyền 何宗權): Đắc thỉnh quy tỉnh 得請歸省, Đăng Trình lưu biệt 登程留别, Hành gian ngẫu đắc 行間偶得…

Trực giải chỉ nam tính dược phú  直解指南性藥賦

1268. 89 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : “1. Dược tính phú [藥性賦]: Bài phú nói về tính chất các vị thuốc nam. Tính chất các vị thuốc như: nhân sâm vị cam, ích khí; bạch truật ôn mà kiện tì, bình vị; xích thược hàn mà phá huyết, thông kinh… Đạo dùng thuốc không có gì khác ngoài “kinh kì khí vị”. Khí có 4 loại: hàn, nhiệt, ôn, lương. Vị có 6: chua, đắng, ngọt, cay, mặn, nhạt. Ôn nhiệt là tính dương; hàn mát là tính âm, cay ngọt nhạt là dương, chua đắng mặn là âm. Khí dương chủ trì thăng mà nổi, khí âm chủ trì trầm mà giáng .

2. Dược tính ca [藥性歌]: bài thơ viết về tính chất các vị thuốc. Ví dụ như: bạch truật cam ôn, kiện tì cường vị, chỉ khát trừ thấp kiêm ứ đàm... Đỗ trọng tân ôn, cường cân tráng cốt, túc thống yêu đông, ích tinh bổ tuỷ ...

3. Thế y gia truyền diễn âm ca [世家傳演音歌] (Nôm): Diễn âm các bài thuốc gia truyền.

4. Gia truyền trị bệnh lương phương [家傳治病良方] (xem hình xét sắc) như: trị trúng phong cấm khẩu, bán thân bất toại phương, hoắc hương chính khí tán, nội thang môn, bổ trung ích khí ...”

Trung học Việt sử toát yếu (q.01)  中學越史撮要

1269. Hoài Đức giáo thụ cử nhân Ngô Giáp Đậu trứ, Phúc An tuần phủ phó bảng Phạm Văn Thụ duyệt định  懷德教授舉人吳甲豆著, 福安巡府副榜范文樹閲定 . Ấn tại Hàng Bồ phố gia số đệ nhị thập nhị hiệu  印在行𤿤庯家數第二十二號 : Hà Nội  河内 , Đại Nam Duy Tân ngũ niên Tân Sửu trung nguyên [1911] 大南維新五年辛亥中元 . 69 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách soạn để dạy địa lý và lịch sử Việt Nam trong trường trung học hồi đầu thế kỷ XX, chia các tập theo tên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 1. Địa lý: cương giới, núi sông, diện tích, dân số, các tỉnh thành trong cả nước, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số v.v... 2. Lịch sử: ghi lịch sử nước ta từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Thành Thái triều Nguyễn. Mỗi đời vua đều có ghi đủ tên huý, niên hiệu, miếu hiệu, năm lên ngôi, năm ở ngôi, tình hình chính sự, binh bị v.v... của đời vua ấy. Có ghi các sự kiện liên quan đến các nước lân cận như Xiêm La, Vạn Tượng, Cao Miên v.v..., việc Nguyễn Công Trứ xin khai khẩn đất hoang, việc giao thiệp với Pháp và một số nước ở phương Tây.”

Trung học Việt sử toát yếu (q.03)  中學越史撮要

1270. Hoài Đức giáo thụ cử nhân Ngô Giáp Đậu trứ,Phúc An tuần phủ phó bảng Phạm Văn Thụ duyệt định  懷德教授舉人吳甲豆著, 福安巡府副榜范文樹閲定 . Ấn tại Hàng Bồ phố gia số đệ nhị thập nhị hiệu  印在行𤿤庯家數第二十二號 : Hà Nội  河内 , Đại Nam Duy Tân ngũ niên Tân Sửu trung nguyên [1911] 大南維新五年辛亥中元 . 101 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách soạn để dạy địa lý và lịch sử Việt Nam trong trường trung học hồi đầu thế kỷ XX, chia các tập theo tên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 1. Địa lý: cương giới, núi sông, diện tích, dân số, các tỉnh thành trong cả nước, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số v.v... 2. Lịch sử: ghi lịch sử nước ta từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Thành Thái triều Nguyễn. Mỗi đời vua đều có ghi đủ tên huý, niên hiệu, miếu hiệu, năm lên ngôi, năm ở ngôi, tình hình chính sự, binh bị v.v... của đời vua ấy. Có ghi các sự kiện liên quan đến các nước lân cận như Xiêm La, Vạn Tượng, Cao Miên v.v..., việc Nguyễn Công Trứ xin khai khẩn đất hoang, việc giao thiệp với Pháp và một số nước ở phương Tây.”

Trung học Việt sử toát yếu (q.04)  中學越史撮要

1271. Hoài Đức giáo thụ cử nhân Ngô Giáp Đậu trứ ,Phúc An tuần phủ phó bảng Phạm Văn Thụ duyệt định  懷德教授舉人吳甲豆著, 福安巡府副榜范文樹閲定 . Ấn tại Hàng Bồ phố gia số đệ nhị thập nhị hiệu  印在行𤿤庯家數第二十二號 : Hà Nội  河内 , Đại Nam Duy Tân ngũ niên Tân Sửu trung nguyên [1911] 大南維新五年辛亥中元 . 77 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách soạn để dạy địa lý và lịch sử Việt Nam trong trường trung học hồi đầu thế kỷ XX, chia các tập theo tên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 1. Địa lý: cương giới, núi sông, diện tích, dân số, các tỉnh thành trong cả nước, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số v.v... 2. Lịch sử: ghi lịch sử nước ta từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Thành Thái triều Nguyễn. Mỗi đời vua đều có ghi đủ tên huý, niên hiệu, miếu hiệu, năm lên ngôi, năm ở ngôi, tình hình chính sự, binh bị v.v... của đời vua ấy. Có ghi các sự kiện liên quan đến các nước lân cận như Xiêm La, Vạn Tượng, Cao Miên v.v..., việc Nguyễn Công Trứ xin khai khẩn đất hoang, việc giao thiệp với Pháp và một số nước ở phương Tây.”

Truyền kì mạn lục  傳奇漫錄

1272. Nguyễn Dữ  阮嶼 . 112 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Văn bản chép tay tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đủ cả 4 quyển, mỗi quyển chép 5 truyện:

Q1. Hùng vương từ ký; Khoái châu nghĩa phụ; Mộc miên thụ truyện; Trà đồng giáng đản lục; Tây viên kỳ ngộ.

Q2. Long đình đối tụng lục; Đào thị nghiệp oan ký; Tản viên từ phán sự lục; Từ Thức tiên hôn lục; Phạm Tử Hư du thiên tào lục.

Q3. Xương giang yêu quái lục; Na Sơn tiều đối lục; Đông Triều phế tự lục; Tuý Tiêu truyện; Đà Giang dạ ẩm ký.

Q4. Nam Xương nữ tử truyện; Lý tướng quân truyện; Lệ nương truyện; Kim Hoa thi thoại ký; Dạ Xoa bộ soái lục.”

Trích cẩm vựng biên  摘錦彙編

1273. Đỗ Hoè Am chính bản, Hữu Văn Đường hiệu tử,  杜槐庵正本, 有文堂校梓 , Thiệu Trị nhị niên mạnh xuân nguyệt cát nhật tân thuyên [1842] 紹治貳年孟春月吉日新 . 117 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Theo mục lục, sách được chia làm 3 quyển. Nội dung là những câu chữ đối nhau, được xếp thành các mục: q.1: Thiên 天, địa 地, sơn 山, thuỷ 水, nhật 日, nguyệt 月, phong 風, vân 雲, văn thần 文臣, vũ thần 武臣, cầu hiền 求賢, tiến hiền 進賢…; q.2: Lịch đại nhân quân 歷代人君, thánh hiền 聖賢; q.3: Lịch đại nhân thần 歷代人臣, tạp đối 雜對.

Tuyển phu ngộ phối tân truyện  選夫誤配新傳

1274. Phúc Bình Lê thị hiệu đính  福平黎氏校訂 . Cẩm Văn Đường tàng bản  錦文堂藏 : Hà Nội  河内 , Tự Đức tam thập tam niên tân thuyên [1880] 嗣德三十三年新 . 19 Images; 18 x 13 
Mô tả/description : “Truyện thơ Nôm, thể 6-8: Ngọc Chân, con gái nhà giàu, có nhan sắc, được cha mẹ chiều lòng cho phép tự kén chồng. Thái Chu và Xuân Đài là đôi bạn học trò tài hoa phong nhã lần lược đến cầu hôn, đều bị thất vọng vì chưa “công thành danh toại”. Nhờ manh mối khéo, Trịnh Tường, con một nhà giàu, vốn tính kiêu ngoa, sống chỉ biết có lợi ích và tiền, đã lấy được Ngọc Chân. Biết chồng dốt nát, những bằng mọi cách, không thể naào thay đổi được tính cách của chồng, Ngọc Chân đành phải ngậm ngùi với duyên phận của mình, và hổ thẹn với hai vị TH Thái Chu và Xuân Đài.”

Trung học Việt sử toát yếu (q.02)  中學越史撮要

1275. Hoài Đức giáo thụ cử nhân Ngô Giáp Đậu trứ, Phúc An tuần phủ phó bảng Phạm Văn Thụ duyệt định  懷德教授舉人吳甲豆著, 福安巡府副榜范文樹閲定 . Ấn tại Hàng Bồ phố gia số đệ nhị thập nhị hiệu  印在行𤿤庯家數第二十二號 : Hà Nội  河内 , Đại Nam Duy Tân ngũ niên Tân Sửu trung nguyên [1911] 大南維新五年辛亥中元 . 108 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách soạn để dạy địa lý và lịch sử Việt Nam trong trường trung học hồi đầu thế kỷ XX, chia các tập theo tên Xuân, Hạ, Thu, Đông. 1. Địa lý: cương giới, núi sông, diện tích, dân số, các tỉnh thành trong cả nước, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số v.v... 2. Lịch sử: ghi lịch sử nước ta từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Thành Thái triều Nguyễn. Mỗi đời vua đều có ghi đủ tên huý, niên hiệu, miếu hiệu, năm lên ngôi, năm ở ngôi, tình hình chính sự, binh bị v.v... của đời vua ấy. Có ghi các sự kiện liên quan đến các nước lân cận như Xiêm La, Vạn Tượng, Cao Miên v.v..., việc Nguyễn Công Trứ xin khai khẩn đất hoang, việc giao thiệp với Pháp và một số nước ở phương Tây.”

Văn tâm điêu long (q.01)  文心雕龍 (q.01)

1276. Lưu Hiệp, Hoàng Thúc Lâm biên tập, Bùi Tú Lĩnh đề tựa  劉協,黃叔林, 裴秀領 . Đồng Văn Đường tàng bản  同文堂藏板 : Hải Dương  海陽 , Tự Đức thứ 6 [1853] 嗣德六年 . 50 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Bộ sách lí luận thơ ca- văn học nghệ thuật quan trọng của Lưu Hiệp 劉協 đời Tống. Bản in của Việt Nam đời Tự Đức do Bùi Tú Lĩnh 裴秀領 biên tập và đề tựa. Bài Tựa này của họ Bùi đáng được coi là một chuyên luận cho thấy ông đã tham khảo khá nhiều sách thuộc chủ đề này của Trung Quốc có tác dụng gợi ý rất nhiều cho người đọc. Nguyên thư có tựa của Hoàng Thúc Lâm 黃叔林 đề năm Càn Long 3 乾龍三年(1738), Nam sử 南史, Lưu Hiệp truyện 劉協傳, Văn tâm điêu long nguyên hiệu tính thị 文心雕龍元効性示. Lệ ngôn gồm 6 điều, Mục lục và Bạt của Diêu Bồi Khiêm đề năm Càn Long thứ 6 乾龍六年(1741)”