Thưởng hàm nhật kí  賞銜日記

645, Duy Tân cửu thập đẳng niên [1915-1916] 維新九十等年 . 74 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại triều đình nhà Nguyễn ghi chép danh sách, quê quán, chức vụ cũ và mới của những người được thăng thưởng, bổ nhiệm chức quan vào năm Duy Tân thứ 9 (1915) Đến năm Duy Tân thứ 10 (1916).

Thăng hàm nhật kí  陞銜日記

646, Tây lịch nhất thiên cửu bách lục niên chính nguyệt vĩnh hậu [1906] 西曆一千九百六年正月永後 . 37 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại triều đình nhà Nguyễn ghi chép danh sách, quê quán, chức vụ cũ và mới của những người được thăng thưởng phẩm hàm vào năm Duy Tân thứ 2 (1908) đến năm Duy Tân thứ 3 (1909).

Nhàn vịnh thi ca  񣉾詠詩歌

647, Đồng Khánh nguyên niên [1886] 同慶元年 . 44 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : Đầu sách có bài tựa, nội dung gồm các bài thơ văn như: Hoạ sơn thuỷ ca [畫山水歌] của Nguyễn Vân Trai người Hà Nội soạn; Bài Chức cẩm hồi văn, Tỳ bà hành (Sơn Tây Sài Sơn Phan công soạn); Thất tịch ca, Đỗ công Tú tài ở Xuân Trường Nam Định soạn; Trục bần văn: Thụ Ích Tiến sĩ Nguyễn Văn Ái soạn; Tứ thư ngũ kinh ca quốc âm, Ngũ kinh diễn ca, Hạnh đàm phong cảnh phú (Thần đồng bản xã soạn); thế tục phương ngôn truyền (Hà Tông Quyền soạn)

Nhị vị tập  二味集

648. Đặng Huy Trứ  鄧輝著 . 134 Images; 26 x 13 
Mô tả/description : Đầu sách có 2 bài tựa, bài đầu của Đặng Huy Trứ đề năm Tự Đức 22 (1869) 嗣德二十二年, bài thứ 2 của Bành Thọ Mai người Trung Quốc. Theo tựa thì sách này do Đặng Huy Trứ lúc còn đi học có đọc tập sách in của Ngũ Vân Lâu, Trung Quốc thấy ý vị thâm cảm nhưng tiếc là không lưu giữ được, nhân dịp được đi sứ sang Trung Quốc tìm mua. Đáng tiếc là bản in của Ngũ Vân Lâu đã bị thất lạc bởi giặc Tây, ông chỉ chép được quyển Nhị vị tập của Bành Thọ Mai ở Tân Hội soạn năm Đồng Trị Quý Hợi 同治季亥. Sách chia làm 2 phần: Khoáng thức 曠識 và Đạt tình 達情, nội dung chép những câu châm ngôn danh cú trong Tử, Sử, Bách gia làm lời răn dạy, có kèm lời án của soạn giả bàn về ý nghĩa của câu ấy. Quyển này cùng với quyển Tạc phi am tập cũng gần gũi liên quan biểu lý với nhau, nội dung có Tam vị là Kinh- Sử- Tử, Đặng Huy Trứ khảo sát sách này, rút lấy những điều bổ ích trong 2 phần Tử, Sử có ích cho tăng quảng kiến thức, bồi dưỡng tính tình mà soạn ra thành sách, đặt tên là Nhị vị tập 二味集Đầu sách có 2 bài tựa, bài đầu của Đặng Huy Trứ đề năm Tự Đức 22 (1869) 嗣德二十二年, bài thứ 2 của Bành Thọ Mai người Trung Quốc. Theo tựa thì sách này do Đặng Huy Trứ lúc còn đi học có đọc tập sách in của Ngũ Vân Lâu, Trung Quốc thấy ý vị thâm cảm nhưng tiếc là không lưu giữ được, nhân dịp được đi sứ sang Trung Quốc tìm mua. Đáng tiếc là bản in của Ngũ Vân Lâu đã bị thất lạc bởi giặc Tây, ông chỉ chép được quyển Nhị vị tập của Bành Thọ Mai ở Tân Hội soạn năm Đồng Trị Quý Hợi 同治季亥. Sách chia làm 2 phần: Khoáng thức 曠識 và Đạt tình 達情, nội dung chép những câu châm ngôn danh cú trong Tử, Sử, Bách gia làm lời răn dạy, có kèm lời án của soạn giả bàn về ý nghĩa của câu ấy. Quyển này cùng với quyển Tạc phi am tập cũng gần gũi liên quan biểu lý với nhau, nội dung có Tam vị là Kinh- Sử- Tử, Đặng Huy Trứ khảo sát sách này, rút lấy những điều bổ ích trong 2 phần Tử, Sử có ích cho tăng quảng kiến thức, bồi dưỡng tính tình mà soạn ra thành sách, đặt tên là Nhị vị tập 二味集

Phả ký miếu mộ  譜記廟墓

649. Đinh Thức Hiệt  丁式頡 : Hà Nam Ninh  河南寧 , Thành Thái thứ 11 [1899] 成泰十一年 . 21 Images; 21 x 13 
Mô tả/description : Tộc phả họ Đinh ở làng Ngọc Động, tổng Lê Xá, huyện Gia Viễn, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũ. Tú tài Đinh Thức Hiệt soạn 秀才丁式頡. Hương mục Đinh Khắc Tuân chép 鄕目丁克遵. Họ Đinh ở làng Ngọc Động đã lập phả ký ghi vị trí miếu mộ của dòng họ mình. Ghi các lệ định về tảo mộ ngày xuân, chọn người đỗ khoá sinh trong xã để nhờ viết văn tế, các loại vật phẩm để cúng tế ngày giỗ chính. Có chép bài văn tế

[Pháp chủ cách]  [法主格]

650. 63 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : Sách không có tên, lấy đề tài của một bài đầu sách làm tên sách. Nội dung sách là các bài hát bằng chữ Nôm dùng cho cúng tế, tang lễ, gọi hồn…như: Pháp chủ vãn cách [法主晚格], Pháp chủ giáo cách [法主教格], Đội viên giáo cách [隊員教格](khuyên người dốc chí tu hành để lúc chết được hưởng cảnh tiên), giáo đò cách [教渡格], chèo thuyền cách, tiến phụ thập sầu quốc ngữ, tiến mẫu thập ân quốc ngữ (các bài hát dùng trong tiễn đưa người chết, báo ân cha mẹ, tổ tiên đã khuất)

Phương Đình tuỳ bút lục (q.01)  方亭隋筆錄

651. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 : Hà Nội  河内 , Tự Đức thứ 35 [1882] 嗣德三十五年 . 82 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Đầu sách có bài Phương Đình di tập tiểu dẫn, giới thiệu sơ lược tiểu sử của Phương Đình, có nói việc học trò của ông soạn tập đem in: Tuỳ bút lục (6 quyển), Địa chí loại (5 quyển), Văn loại, Thi tập. Bài tiểu dẫn do học trò của ông viết, đề: Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi tam thập ngũ tiểu xuân cốc nhật (1882). Môn đệ: Tiến sĩ Quang lộc tự khanh quyền sung Hà Nội tuần phủ Đông Phần Vũ phụng kiểm.
q.01: Chư kinh khảo ước [諸經考約].

Ngũ vân lâu tăng đính tứ thể thư pháp  五雲摟增訂四體書法

652. Mỹ Văn Đường tân thuyên  美文堂新鎸 : Hà Nội  河内 , Tự Đức Mậu Thân [1848] 嗣德戊申 . 101 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Sách dạy về 4 phép viết chữ Hán: chân, triện, hành, thảo; tuy đặt tên nhà Ngũ Vân Lâu của Trung Quốc lên đầu danh sách nhưng thực do một nhà in nào đó ở nước ta khắc lại theo sách Trung Quốc, thiếu sót sai lầm nhiều, không còn diện mạo nguyên bản

Nguyễn tộc gia phả  阮族家譜

653. Nguyễn Văn Lý  阮文理 : Hà Nội  河内 , Bảo Đại thứ 7 [1932] 保大七年 . 101 Images; 30 x 16 
Mô tả/description : Gia phả họ Nguyễn (dòng họ Nguyễn Trù 阮惆, Hoàng giáp khoa Đinh Sửu Chính Hoà) ở làng Trung Tự nay là phường Trung Tự, nội thành Hà Nội. Đầu sách có ghi rõ bản phả này sao chép ngày 4 tháng 12 năm Nhâm Thân (1932) do trưởng tôn là Nguyễn Văn Chính 阮文政 tổ chức sao chép. Đầu sách có bài tựa của người soạn phả, huyền tôn là Tiến sĩ án sát Nguyễn Văn Lý 阮文理đ ề năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Gia phả cho biết Thuỷ tổ họ này là Thanh Quốc công (con Chính Thiện Công), tương truyền là họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại trang di cư ra. Chi trưởng là chi của Nguyễn Trù (Hoàng giáp) ghi thuỷ tổ là Chính thiện công. Cụ bà họ Đặng. Đời thứ 2: Thanh Nhàn công, Mẫn Đạt công (Văn Khê). Đời thứ 3: Chính Nghị công (Cẩm y vệ ngoại trực ti xá nhân, triều Lê). Đời thứ 4: Phúc Đoan công (Thái thượng tự thừa, Lê sơ). Đời thứ 5: huý Thạch, tự Ngọc Quỳnh, tri huyện. Đời thứ 6: Hy Cao. Bồi 31 tuổi Giám sinh, 32 tuổi thi hương đỗ Tam trường, 39 tuổi: Bổng thánh vệ điển tịch. Trí sĩ năm Đinh Mão. Thọ 87 tuổi, sau do có con làm quan to được phong Hưng Hoá xứ tham chính. Đời thứ 7: Nguyễn Trù, hiệu Loại Am, tự Trung Lượng, Hoàng giáp khoa Đinh sửu (1697). Đời thứ 8: Nguyễn Ngoạn, tự Hữu Tự, con Nguyễn Trù. Đó là ngành chính của Loại Am Nguyễn Trù. Nguyễn Văn Lý thuộc ngành dưới, có phả riêng. Cuối sách có một số giấy tờ cũ (do mối mọt) của người trong họ

Nhĩ nhã  邇雅

654. 56 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Bản sách in này mất đầu mất đuôi (chỉ có từ trang 61 đến 112) có lẽ là bản in của Việt Nam. Nội dung: ghi chép các cách chép các chữ Hán theo lối cổ

Phương Đình tuỳ bút lục (q.03)  方亭隋筆錄

655. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 : Hà Nội  河内 , Tự Đức thứ 35 [1882] 嗣德三十五年 . 73 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : q.03: Tự điển [嗣典]: nói về việc thờ cúng Khổng Tử: trước Khổng Tử chỉ được thờ ở các trường học. Từ thời Nguỵ Tấn lập Miếu Khổng Tử ở kinh đô, sai học quan đến tế, cũng có khi vua đến hoặc sai Thái tử đến tế thích điện. Nhà Đường năm Vũ Đức thứ 2 xuống chiếu gọi Chu Công là Tiên Thánh, gọi Khổng Tử là Tiên sư, thờ phối theo Chu Công. Khi Thánh khi Sư chưa có định luận. Từ năm Trinh Quán 2 mới tách thờ riêng Chu Công ở miếu Vũ vương, thăng Khổng Tử làm Tiên thánh, lấy Nhan Tử phối tự. Từ năm thứ 4 xuống chiếu cho các nhà học các châu huyện đều lập miếu Khổng Tử.
Khổng lâm: Nói về khu vườn ở sông Tứ, nơi táng mộ Khổng Tự, nhiều cây tùng bách cao to do học trò Khổng Tự tự tay trồng.

Phương Đình tuỳ bút lục (q.05)  方亭隋筆錄

656. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 : Hà Nội  河内 , Tự Đức thứ 35 [1882] 嗣德三十五年 . 89 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Đầu sách có bài Phương Đình di tập tiểu dẫn, giới thiệu sơ lược tiểu sử của Phương Đình, có nói việc học trò của ông soạn tập đem in: Tuỳ bút lục (6 quyển), Địa chí loại (5 quyển), Văn loại, Thi tập. Bài tiểu dẫn do học trò của ông viết, đề: Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi tam thập ngũ tiểu xuân cốc nhật (1882). Môn đệ: Tiến sĩ Quang lộc tự khanh quyền sung Hà Nội tuần phủ Đông Phần Vũ phụng kiểm.q.05-06: Tứ thư trích giảng [四書摘講]: bài giảng của Phương Đình về tứ thư

Phương Đình văn loại (q.02)  方亭文類

657. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 . 101 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : “Nội dung: chiếu của Minh Mệnh ban cho Nguyễn Văn Siêu vào các dịp thọ 50 tuổi, đại khánh tiết, Tự Đức đăng quang…Biểu chúc tết và mừng vua…Kim sách tôn thuỵ hiệu cho Minh Mệnh và Nhân Hoàng thái hậu của Thiệu Trị. Kim tiên mừng Nhân hoàng thái hậu…Sắc thăng tước Hiệp biện Đại học sĩ cho Nguyễn Đăng Tuân…Sớ trình bày kế hoạch bảo vệ đê sông Nhị Hà…Báo cáo về cuộc hành trình sau khi đi sứ Trung Quốc trở về (gồm các thắng cảnh, núi sông, đường sá, các thư, khải, gửi các quan chức Trung Quốc…Bài minh đề ở Hiếu lăng (Minh Mệnh). Các bài bàn về đạo đức và triết lý của Trang Tử, niên hiệu chính mà Khổng Tử dùng để chép kinh Xuân Thu. Bài bàn về học vấn, văn chương với các bạn Trung Quốc và Việt Nam, bài phân tích về đạo lý của kinh dịch, bài từ vịnh phong cảnh Tây Hồ, bài phú vịnh hoa mai…Các bài văn thù ứng, mừng thi đỗ, chúc thọ, viếng cha, khóc vợ…Hành trạng Bùi Huy Bích, Ngô Trọng Dực, Lê Nhận Trai. Văn bia ở đền tiết nghĩa nhà Lê, ở nhà thờ họ Trần ở Kim Loan…Tựa viết cho gia phả họ Phan ở Đông Ngạn”

Phương Đình văn loại (q.03)  方亭文類

658. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 : Hà Nội  河内 . 99 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung: chiếu của Minh Mệnh ban cho Nguyễn Văn Siêu vào các dịp thọ 50 tuổi, đại khánh tiết, Tự Đức đăng quang…Biểu chúc tết và mừng vua…Kim sách tôn thuỵ hiệu cho Minh Mệnh và Nhân Hoàng thái hậu của Thiệu Trị. Kim tiên mừng Nhân hoàng thái hậu…Sắc thăng tước Hiệp biện Đại học sĩ cho Nguyễn Đăng Tuân…Sớ trình bày kế hoạch bảo vệ đê sông Nhị Hà…Báo cáo về cuộc hành trình sau khi đi sứ Trung Quốc trở về (gồm các thắng cảnh, núi sông, đường sá, các thư, khải, gửi các quan chức Trung Quốc…Bài minh đề ở Hiếu lăng (Minh Mệnh).
Các bài bàn về đạo đức và triết lý của Trang Tử, niên hiệu chính mà Khổng Tử dùng để chép kinh Xuân Thu. Bài bàn về học vấn, văn chương với các bạn Trung Quốc và Việt Nam, bài phân tích về đạo lý của kinh dịch, bài từ vịnh phong cảnh Tây Hồ, bài phú vịnh hoa mai…Các bài văn thù ứng, mừng thi đỗ, chúc thọ, viếng cha, khóc vợ…Hành trạng Bùi Huy Bích, Ngô Trọng Dực, Lê Nhận Trai. Văn bia ở đền tiết nghĩa nhà Lê, ở nhà thờ họ Trần ở Kim Loan…Tựa viết cho gia phả họ Phan ở Đông Ngạn”

Nhật dụng thường đàm  日用常談

659. Phạm Đình Hổ  范廷琥 . Đồng Văn Trai tàng bản  同文齋藏板 , Tự Đức năm thứ 4 [1851] 嗣德四年 . 121 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung: ghi chép từ điển Hán Nôm do Phạm Đình Hổ soạn. Các mục từ được xếp thành 32 nhóm: Thiên văn, địa lý, nho giáo, đạo giáo, thân thể, nhà cửa, trang phục, thực phẩm, thảo mộc, côn trùng, cầm thú…Ngự chế bách gia tính: liệt kê 468 họ đơn ở Trung Quốc như Khổng, Sư, Khuyết…dưới mỗi họ đều ghi địa chỉ. Hồi văn thi thức: Các bài thơ đọc theo hình vòng tròn, hình quạt giấy, hình núi, hình nậm rượu, hình ấm pha trà…cách đọc. Tăng đính ấu học tu tri tạp tự thái trân đại toàn: giải thích các từ, các chữ, các nhóm từ thường dùng, chia thành các loại như Thiên văn, địa lý, thời tiết, nhân vật, thi võ, thương mại, ngũ cốc. Chỉ nam: chú nghĩa bằng chữ Nôm bài gồm 336 chữ Hán và 1 bài gồm 5000 chữ Hán”

Phàm tình tỉ ứng thiên lộc  凣情俾膺天祿

660. 18 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Tập tài liệu về nghi thức tế lễ của châu Tàm Xá tổng Hải Bối, huyện Yên Lãng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Phú Thọ. Sách do Hoàng Văn Thiện người châu Tàm Xá biên tập, cháu là Hoàng Văn sao chép và bổ sung. Gồm các bài văn: Nhị bát nguyệt tế Địa chi hà thần văn [二八月祭地枝河神文], Tư văn giáp tế Tiên thánh văn [斯文甲祭先聖文], Thập nhị nguyệt liệt hậu tế văn [十二月列后祭文], Xuân thủ tế tiên tàm văn [春首祭先蠶文] (lễ tế tằm đầu xuân), Xã học tế Tiên thánh văn [社學祭先聖文], Tế công chúa văn [祭公主文]. Phụ: Bản châu tích ký [本洲事跡記] (sự tích của bản châu), Hợi lạp trường ca khúc”