Sách các ngày lễ quanh năm đọc trong mùa chay  񠀋各𣈜礼觥𢆥讀沖務񠃓

747. 114 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Tất cả gồm 47 bài đọc để cho giáo dân ngâm đọc trong mùa chay: Ngày lễ Lô đọc lời đức chúa Chi Thu trợ đầy tớ quan cai một trăm quân cho khỏi tật bất toại. Ngày thứ sáu trợ giảng lời đức chúa Chi Thu dạy phải yêu thương kẻ khó và phải làm phúc cho kẻ khó. Ngày thứ bảy giảng phép lạ đức chúa Chi Thu đi trên mặt nước mà trợ (giúp) đầy tớ khỏi chìm và trợ nhiều kẻ liệt khỏi bệnh…”

Sách học toản yếu  茦學纘要

748. Đái Minh, Hoàng Quyển, Nguyễn Văn Lý  戴明, 黄卷, 阮文理 . Đồng Văn Trai tàng bản  同文斋藏板 : Hà Nội  河内 , Tự Đức Nhâm Tý [1852] 嗣德壬子 . 138 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “154 bài vãn sách cung cấp những kiến thức tổng hợp cần thiết cho người chuẩn bị thi Hương và thi Hội. Đề tài lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử…các vấn đề như nguồn gốc, nghĩa lý, những chỗ dị đồng của các nhà chú thích Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, chia ruộng, thuế khoá, chuyên chở, cứu tế, trường học, khoa cử, binh bị, hình phạt…từ đời Nghiêu Thuấn đến đời Minh”

Sách học toản yếu  茦學纘要

749. Đái Minh, Hoàng Quyển, Nguyễn Văn Lý  戴明, 黄卷, 阮文理 . Đồng Văn Trai tàng bản  同文斋藏板 : Hà Nội  河内 , Tự Đức Nhâm Tý [1852] 嗣德壬子 . 88 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “154 bài vãn sách cung cấp những kiến thức tổng hợp cần thiết cho người chuẩn bị thi Hương và thi Hội. Đề tài lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử…các vấn đề như nguồn gốc, nghĩa lý, những chỗ dị đồng của các nhà chú thích Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, chia ruộng, thuế khoá, chuyên chở, cứu tế, trường học, khoa cử, binh bị, hình phạt…từ đời Nghiêu Thuấn đến đời Minh”

Sách truyện các thánh toát yếu  册傳各聖撮要

750. 144 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Nội dung: Lược thuật tiểu sử các vị thánh đạo Thiên chúa. Bài Tự đầu sách nói: Giáo dân đi đạo rất muốn đọc truyện để biết cuộc đời các Thánh, song le các truyện trong bấy lâu năm những sao đi sao lại cho nên mất nghĩa lắm, vì chưng kẻ thì viết chữ nọ là chữ kia, kẻ thì bỏ câu nọ câu khác, lại có kẻ lấy ý riêng mình mà thêm điều nọ điều kia, vì vậy các đấng các cụ các thầy hằng ước ao muốn sách in truyện các thánh…Tiếp sau lần lượt ghi các ngày lễ thánh trong năm, đến ngày lễ Thánh nào thì chép truyện Thánh ấy, như: Tháng Giêng ngày mồng 1: Lễ đặt tên, ngày mồng 6: Lễ Ba vua, ngày 14: Kính Ông thánh Hi Khốc Đi Ô, ngày 15: Lễ kính danh, ngày 25: Kính Ông thánh Bảo Lộc (Pau lô). Tháng Hai: ngày 1: Kính Ông thánh Y Na Khu (Ignatio), ngày 2: Kính Đức Bà đem con vào điện xưng tội, ngày 13: Kính Bà thánh Ca Ta Đi Na (Catadina)…”

Sách văn tân thức  策文新式

751. Quốc Tử Giám tập lục  國子監集錄 . Cát Thành tân san  吉成新刊 : Hà Nội  河内 , Duy Tân Tân Hợi [1911] 維新辛亥 . 29 Images; 28 x 17 
Mô tả/description : “Nội dung: Ghi chép 32 bài văn sách của trường Quốc Tử Giám, đề tài lấy từ Kinh Dịch, Kinh Thư, Luận ngữ, Mạnh Tử, Nam sử, Bắc sử về các vấn đề thời sự”

[Sắc phong Quảng Trạch Đại vương]  [ 敕封廣澤大王]

752. 14 Images; 23 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung: Sao chép đạo sắc phong phúc thần là Quảng Trạch đại vương 廣澤大王. Đạo thứ nhất sắc phong năm Vĩnh Tộ thứ 8 永祚八年(1626), đạo thứ 2 sắc phong năm Đức Long thứ 1 德龍一年(1629), đạo thứ 3 sắc phong năm Đức Long thứ 4 德龍四年(1632), đạo thứ 3 sắc phong năm thứ 5 (1633), đạo thứ 4 sắc phong năm Dương Hoà thứ 5 (1639), đạo thứ 6 sắc phong năm Dương Hoà thứ 8 (1642). Quảng Trạch Đại vương không rõ tên thật là gì”

[Sĩ tử đồng môn hội]  [士子同門會]

753, Thành Thái thứ 9 [1897] 成泰玖年 . 5 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Tập tài liệu về một Hội đồng môn (hội học sinh) ở giáp Hải Tây: bản giao ước ghi nhớ của sĩ tử giáp Hải Tây năm Thành Thái thứ 9 (1897) về việc mùa xuân năm sau (1898) sẽ tổ chức tế lễ tiên hiền là Nguyễn tiên công. Bản này ghi tên 11 người”

Sơ học vấn tân  初學問津

754. Trường Văn Đường tàng bản  長文堂藏板 , Tự Đức Nhâm Ngọ [1882] 嗣德壬午 . 18 Images; 20 x 13 
Mô tả/description : “Sách học vỡ lòng dạy cho học trò học chữ Hán: sau mỗi câu chữ Hán làm theo thể văn vần 4 chữ là giải thích bằng chữ Nôm”

Sơn chung hải dục  山鍾海毓

755. 68 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung: Chép các câu đối ở các đền thờ của nhiều tác giả nhưng không ghi câu đối ở đền nào. Cuối cùng có bài thơ của Nguỵ Khắc Tuần mừng thọ mẹ 70 tuổi.
- Câu đối thờ tự ở đền miếu: Đền Dạ Trạch, câu đối của Chu Mạnh Trinh ở đền xã Phú Thị, đền Hoàng Mai, An Nội, Lai Xá, đền thờ các vua triều Lý, câu đối đền Đình Bảng, đền Quan Lộc xã Nhân Mục, câu đối đền Bạch Mã, câu đối của Dương Khuê…
- Câu đối ai vãn của Hoàng quận công (Hoàng Cao Khải), Trần Tán Bình, Đỗ Văn Tâm, Vũ Quang Ngà.
- Câu đối thư phòng viên lâm.
- Câu đối lăng Hoàng Cao Khải (Thái Hà thạch lăng) của Dương Danh Lập…”

Sơn thánh cổ tích  山聖古蹟

756, Khải Định thứ 3 [1918] 啓定叁年 . 30 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : “Đầu sách có đề là Phụng sao Phú Nghĩa, thừa sao nguyên bản Xã Đoài thôn 奉抄富義承, 抄原本社兑村(người sao chép là Phú Nghĩa, chép theo nguyên bản ở thôn Xã Đoài). Nội dung: Sự tích Tản Viên sơn thánh đời Hùng Vương thứ 18 ở động Lăng Sương huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hoá xứ Sơn Tây. Cuối tập ghi tên người khai lập thần tích: Xã nhân Phùng Quang Lộc, thổ từ Đinh Bá Thế, Nha sự Đặng Huyền Thông…”

Sử ca  史歌

757. 83 Images; 25 x 13,5 
Mô tả/description : “Chỉ có 1 tập chép, ở trang đầu đề: Quyển chi nhất 卷之一, nhưng không thấy có các quyển tiếp theo và cũng không biết rõ ai là biên soạn hoặc sưu tập. Sách soạn theo thể thơ chữ Hán thể lục bát, chép sử Trung Quốc từ thời khai thiên lập địa: Bàn Cổ, Tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng) đến họ Hữu Sào, Toại Nhân lấy lửa dạy dân nấu nướng, dạy dân kết dây để nhớ. Hiên Viên chế ra xe cộ. Hoả quan gọi là Chúc Dung. Phục Hi đứng đầu Ngũ đế, dạy dân lấy vợ gả chồng để cương thường được rõ ràng. Viêm Hoàng dạy dân cày cấy, lấy cỏ cây chữa bệnh…đến các đời vua Hạ, Ngu, Chu, Tấn, Sở, Tần…”

Sử ca (q.01)  史歌

758. Nguyễn Đăng Tuyển  阮登選 . 58 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên.
Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ.
Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực.
Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị.
Q.01: Từ Bàn Cổ đến Tam quốc"

Sử ca (q.03)  史歌

759. Nguyễn Đăng Tuyển  阮登選 . 55 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên.
Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ.
Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực.
Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị.
Q.03: Từ Tống mạt đến Minh mạt. Cuối quyển 3 có phụ mấy bài thơ vịnh sử vịnh các nhân vật trong sử Trung Quốc như: Yến Anh, Lạn Tương Như, Bình Nguyên Quân, Phạm Tăng, Trương Lương, Lý Quảng, Dương Hùng, Mã Viện…Và phụ chép thêm 2 bài thơ trong chùm thơ tám bài vịnh sử, có bình điểm của Phan Thanh Giản”

Sử ca (q.02)  史歌

760. Nguyễn Đăng Tuyển  阮登選 . 63 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Sách chép tay, soạn theo thể lục bát chữ Hán. Đầu sách có chép đoạn công văn của bộ Lại đề năm Tự Đức thứ 13, căn cứ vào đề nghị của Thái giám Nguyễn Túc về việc soạn sử thi, sắc cho bộ Lại đem theo cách thức đó mà soạn sử thi, mau chóng hoàn thành giao nộp cho tỉnh để trình lên.
Hoàng thất là Tôn Thất Thường đem cách thức soạn sách giao cho Nguyễn Đăng Tuyển sức soạn lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ cho đến đời Minh mạt, ghi chép đầy đủ như: chư hầu tiếm quốc, việc hưng phế đại sự, các câu giai cú thiện hành, liệt nữ gian thần đều lấy làm gương không thể thiếu sót, những chỗ nào chính văn khó hiểu ý nghĩa sâu kín nhất nhất phải chú thích, tên người tên đất đều phải có móc khuyên, soạn sách tại quê nhà mau chóng hoàn thành đến mùa xuân sang năm phải xong do cấp tỉnh trình lên không được chậm trễ.
Một bài phê sách: Chính văn quá giản lược, chú thích càng giản lược hơn, thiếu giải thích rõ ràng, không thể làm sách cho người sơ học. Nhưng xét thấy cũng vất vả nên thưởng cho 10 lạng bạc và cấp cho 5 lạng bạc lo tiền giấy mực.
Một bài dụ của vua về việc tăng bổ sách của Nguyễn Đăng Tuyển đã soạn, đồng thời sức cho sưu tầm các sách truyện hay như Kim Vân Kiều dâng lên để cất giữ. Đồng thời nghe tin người có bệnh (chắc là nói Nguyễn Đăng Tuyển) nên cấp cho 10 lạng bạc để điều trị.
Q.02: Từ Tam quốc đến Tống mạt"

Nam Ngũ Chính thôn quan viên thượng hạ bạ  南五正村官員上下簿

761, Duy Tân cửu niên tuế thứ Ất Mão cửu nguyệt sơ nhất nhật [1909] 維新九年歲次乙卯九月初一日 . 32 Images; 28,5 x 16,5 
Mô tả/description : Sổ ghi danh sách, năm sinh can chi, học vị, chức vụ của quan viên thôn Nam Ngũ Chính vào năm Duy Tân thứ 9 (1909).

Nam Sơn tùng thoại  南山叢話

762. Nguyễn Đức Đạt soạn  阮德達撰 . Nam Sơn đường bản  南山堂板 , Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt cung thuyên [1880] 嗣德三十三年十一月恭鎸 . 86 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Nguyễn Đức Đạt (1825-1887), quê xã Hoành Sơn tổng Nam Kim huyện Thanh Chương nay là xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An; thám hoa khoa Quý Sửu Tự Đức 6 (1853), tự Khoát Như và Sĩ Bá, hiệu Khả Am và Nam Sơn chủ nhân. Tác phẩm ghi laị những ý kiến bình luận học thuật của ông, chủ yếu do các học trò của ông ghi chép , biên tập thành sách và góp tiền khắc in xong vào cuối năm 1880.
Đầu sách có bài Tựa của tác giả, đại ý nói: Những khi rỗi rãi ông thường trò chuyện với môn sinh, không ngờ họ quá nghe lời ông, cùng nhau tập hợp những lời nói ấy thành sách. Bản ý ông vẫn không muốn truyền lại, nhưng học trò ba bốn lần nài ép khiến ông phải ưng thuận. Vì tính chất góp nhặt các câu nói như vậy cho nên đặt tên sách là Nam Sơn tùng thoại. Đó là lời khiêm tốn của ông, nhưng học trò thì đánh giá rất cao lời dạy của thầy, coi như “rùa thiêng ngọc quý”. Bài Tựa thứ hai do Tiến sĩ Đinh Văn Chất đề ngày 16 tháng 9 năm Tự Đức Kỷ Mão (10-1878) viết thay lời học trò ông là những Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân đã tham gia biên tập sách này. Bài Tựa có đoạn viết: “ Rùa thiêng ngọc quý ai cũng muốn có, lấy ta suy ra người, đâu dám bảo ý thích của người khác không giống như mình, sợ rằng người đến mượn về sao chép ngày một đông, bản chính làm sao có thể cung ứng cho khắp được, vì vậy nhiều lần xin phép thầy cho in để lưu hành…. Những người cùng ý thích với chúng tôi, ngẫm nghĩ lời thầy nói, hiểu thấu tại sao thầy lại nói thế, để từ trong bụi rậm (tùng ÂO trong tùng thoại ÂO áĩ, nghĩa là lan man, rậm rạp) mà hái lấy tinh hoa, thì cây lý cành văn có lẽ do đó mà bắt rễ được chăng?”. Cũng trong bài Tựa, Tiến sĩ Đinh Văn Chất cho biết: “ Sách biên tập xong đã được Tiên sinh giám định”.
Toàn bộ gồm 4 quyển, chia làm 32 thiên:
Q.1: Học vấn - Đại đạo - Thư tịch - Văn chương – Sư hữu –Chí hạnh – Sư ngôn – Đức tính – Tài tình –Sĩ tiến (10 thiên)
Q.2: Trị đạo – Pháp chế –Chính thuât – Binh yếu –Quốc dụng –Hình thưởng –Lễ nhạc –Tri nhân (8 thiên)
Q.3: Nhậm sử – Quân đạo – Thần liêu – Tự luận –Thánh hiền – Thuật nghiệp –Bách gia –Thiệp thế (8 thiên)
Q.4: Danh phẩm – Vận số – Phúc đức – Bình cư – Cách vật – Đàm dư – (8 thiên)
Hệ thống các chủ đề như vậy có thể nói bao quát phạm vi rộng lớn những quan điểm nhân sinh xã hội, tư tưởng triết học của tác giả. Là một nhà Nho cố nhiên Nguyễn Đức Đạt ưu tiên cho những ý kiến của Nho gia, nhưng trong tác phẩm này chúng ta còn đọc thấy Nguyễn Đức Đạt đề cập đến các trường phái tư tưởng khác, có nhiều ý kiến bình luận đối các quan điểm của Bách gia Chư tử như Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia, Âm dương gia v.v.., Đó là một trong những nét đặc sắc nhất đã đặt Nguyễn Đức Đạt vào hàng những nhà trí thức có tư duy độc lập rất đáng chú ý ở nửa sau thế kỷ XIX mà Nam Sơn tùng thoại là tác phẩm chính của ông.”