Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục  南國方言俗語備錄

79. Quan Văn Đường tàng bản  觀文堂藏板 : Hà Nội  河内 , Duy Tân Giáp Dần niên trọng thu [1914] 維新甲寅年仲秋 . 44 Images; 27 x 13 
Mô tả/description : “Sưu tập văn học dân gian Việt Nam: ca dao, câu đố, phương ngôn, tục ngữ v.v…sắp xếp theo 27 chủ đề, như: Nói về thiên nhiên, thần tiên, con người, quan hệ cư xử, cây cỏ sông ngòi, vàng bạc châu báu …Tuy việc biên soạn chỉ ở mức độ đơn giản, nhưng kết quả sưu tầm ghi chép rất khả quan, ghi lại nhiều ca dao, phương ngôn tục ngữ thời xưa của người Việt, giúp ích cho các chuyên đề nghiên cứu văn học văn hoá dân gian, phong tục tập quán thời xưa của của người Việt.”

Nam sử lược thi tập  南史略詩集

80. 55 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : “Gồm nhiều bài văn vần kể lại tóm tắt về lịch sử, địa lý Việt Nam. Cuối sách còn mấy bài nói về các nước Thái Tây. Nam sử lược thi tập (4 tờ) nói về các đặc tính của người Nam như: Kính thiên, Trọng đạo, Lễ nhạc, Gia huấn, Thánh học,...Nam sử lược tập thuyết (9 tờ ) chép tóm tắt sử Nam, cũng đặt các phần Ngoại kỷ, Bản kỷ, Lê kỷ, Lý kỷ, Trần kỷ, Đại Ngu, Lê kỷ. Địa dư diễn âm - chữ Nôm - 12 tờ, nói về địa dư thế giới - Châu á, Châu âu, Châu úc, Pháp Lan Tây, Quảng Châu, Cao Miên, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ (chép rất tóm tắt, bên trên còn phụ chép một số sông núi của nước ta như Nhĩ Hà,...)Quan chế - Phẩm phục (3 tờ) chép bằng văn vần các chức quan và các thể chế mũ áo của quan lại. Cuối sách còn mấy bài nói về các nước Thái Tây như: Thái Tây thiên văn, địa cầu, các thành tựu khoa học của người Tây (Nhân sinh, y học, bác học, quang báo, hoá học, điện học, hoả xa, luân thuyền, lịch kỷ, văn tự, ...), Thái Tây kỷ thống chép về 6 nước lớn (Nga, Anh, Phổ, Áo, Ý, Pháp), Thái Tây kỷ chính chép về chính trị các nước Tây (Nga, Anh, Phổ, Áo, Ý, Pháp, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Hy Lạp. Ngũ châu thuỷ thổ khí hậu chép sơ lược vài dòng về khí hậu của các châu (bên trên có chỗ chép phụ các phần như: Nam quốc kỹ nghệ tổ sư chép một số các vị tổ nghề và làng nghề, có chỗ còn chép hình luật của Trung Quốc, Thái Tây, Việt Nam - Bản triều, tất nhiên chỉ là tóm tắt)”.

Sài Sơn thi lục  柴山詩錄

81. Đỉnh Sơn tự tàng bản  嵿山寺藏板 : Sài Sơn  柴山 , Bảo Đại Canh Ngọ niên đông thượng hoán tân thuyên [1930] 保大庚午年冬上浣新鎸 . 87 Images; 20 x 15 
Mô tả/description : “Sưu tập thơ văn đề vịnh chùa Thầy và phong cảnh xã Sài Sơn huyện Thạch Thất (nay thuộc Hà Tây) do Hoàng Thúc Hội sưu tập, sư trụ trì chùa Thích Thanh Thi, hiệu Như Tùng phụng san. Đầu sách có các bài Tựa, Bạt, Dẫn của nhiều người: 1. Tựa của Vũ Tuân hiệu Đông Hoa (Phó bảng khoa Tân sửu, 1901) 2. Tựa của Nguyễn Sư Huỳnh, người làng Bình Vọng huyện Thượng Phúc, cử nhân khoa Bính Ngọ (1906) 3. Tựa của Hoàng Thúc Hội người xã Yên Quyết huyện Từ Liêm, cử nhân khoa Bính Ngọ. 4. Bạt của Nguyễn Vũ Đề, tú tài, hiệu Thạch Nhai Tử người huyện Thạch Thất, 5. Dẫn của Hoàng Trung Đích, tú tài, cũng người huyện Thạch Thất. Các thơ văn trong tập: Hiển Thụy am bi. Do Nguyễn Bảo, Lễ bộ Tả thị lang Triều liệt đại phu kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng Hàn lâm viện sự soạn. Trung thư giám trung thư xá nhân Bùi Sĩ Nho viết chữ khắc in năm Canh Thân Cảnh Thống 3 (1500). Tiền triều ngự đề Thiên Thị (Trên núi có nơi gọi là Thiên thị, chợ của người nhà trời, Nôm): Thơ Phùng Khắc Khoan 4-Thơ Nguyễn Thì Trung 5- Thơ Nguyễn Văn Siêu: Đề Bối Am phía tây núi Sài Sơn; Phật Tích sơn hoài cổ, Đăng Đính Sơn tự chung lâu, Sơn động triêu vân, Long Trì hiểu nguyệt, Trĩ sơn cô tháp, v..v…5- Thơ Cao Bá Quát (7 bài)- Thơ Nguyễn Mộng Bạch (Bắc hà Giải nguyên), Hoàng Thúc Hội (hiệu Cúc Hương, Hoàng Thúc Trâm (tức Hoa Bằng) v.v…”

Hải Dương phong vật chí  海陽風物志

84. Trợ giáo Trần Đàm Trai thừa biên tập  助教陳潭齋承編輯 , Hoàng triều Gia Long thập niên Tân Mùi trọng thu hoán [1811] 皇朝嘉隆十年辛未仲秋浣 . 41 Images; 30 x 16 
Mô tả/description : Sách có một bài bạt viết năm Gia Long 17 (1818) của Hải Thượng Đường Phong Bùi Dã Sĩ 海上唐豐裴野士, 1 bài tựa. Tiếp đến là các mục trong sách: Phong thổ, Đền chùa, Sản vật, Tập tục, Dân chúng v.v... Nhân vật: ghi chép nhiều nhân vật lịch sử, chia thành các hạng như: đế vương, mẫu hậu, văn thần, võ tướng, quan lại, danh y, tiết phụ v.v...Phong tục: ghi nhiều thơ ca của địa phương, trong đó ghi cả bài thơ chữ Nôm Hải Dương phong vật khúc 海陽風物曲. Thuỷ trình lược ký 水呈略記( Nôm): ghi đường biển đường sông của tỉnh Hải Dương

Tân biên truyền kỳ mạn lục  新編傳奇漫錄

85. Nguyễn Dữ  阮嶼 . Liễu Tràng xã Nguyễn Bích gia bản trùng san  柳幢社阮碧家本重刊 : Hải Dương  海陽 , Cảnh Hưng nhị thập tứ niên xuân nguyệt cốc nhật [1763] 景興二十四年春月榖日 . 159 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Tên sách ghi trước mỗi quyển: "Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 新編傳奇漫錄增補解音集註". Bản giải âm (dịch Nôm), tập chú sách Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ 阮嶼 gồm 20 truyện, như: Hạng Vương từ kí 項王祠記 , Khoái Châu nghĩa phụ truyện 快州義婦傳, Mộc Miên thụ truyện木綿樹傳…

Bạch Vân Am thi tập  白雲庵詩集

87. Nguyễn Bỉnh Khiêm  阮秉謙 . Hải Học đường  海学堂 . 131 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Dòng đầu trang 1, vị trí vẫn quen để tên sách, đề: Bạch Vân Am thi tập quyển thập nhất 白雲庵詩集卷之+-. Nhưng ở mép sách đề: Hải Học đường 海学堂, mà tên sách chung cả bộ là Danh thi hợp tuyển (đã đề từ đầu Q.1), cả bộ sách có khi còn gọi là Hải Học danh thi hợp tuyển. Dòng đề tên tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm như trên làm cho người đọc thoạt qua có thể hiểu thi tập của Bạch Vân Am gồm nhiều tập mà tập này là tập thứ 11. Nhưng đúng ra là tập này của Bạch Vân Am là tập thứ 11 của cả bộ sách mà 10 tập truớc là tác phẩm của nhiều tác giả khác. Nhưng hiểu như vậy rồi vẫn còn một điểm chưa rõ nữa: Đó là vì thơ Bạch Vân Am trong bộ sách không phải chỉ có 1 tập này, mà còn có 1 tập sau nữa, tức là Q.12 trong bộ Danh thi hợp tuyển. Sách không đề rõ năm, nhưng đã được in khi Trần Công Hiến (?- 1816) còn sống, tức là khoảng trước nămn 1816. Đầu sách có bài Tựa giới thiệu tiểu sử Bạch Vân Am Tuyết Giang phu tử. Bài tựa này ghi tên chung của cả ba người: Trung quân chính thống Hậu đồn kiêm lý Ngũ đồn tham quân sự Khâm sai chưởng cơ sảnh Hải Dương trấn thủ Ân Quang hầu biên tập. Ân Quang hầu tức Trần Công Hiến, Trung Chính bá tức Nguyễn Tập 阮集, Đốc học Hải Dương; Trợ giáo Thời Bình nam tức Trần Huy Phác, người khảo đính chủ yếu của bộ Hải học danh thi hợp tuyển . Sách này là ấn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm sưu tập ấn hành công phu nhất. Tuy thời gian cách đời Mạc đã xa, nhưng làng Cổ Am huyện Vĩnh Lại lúc bấy giờ cũng thuộc về Hải Dương, việc sưu tầm khảo đính văn bản được đích thân trấn thủ Hải Dương chủ trương và trực tiếp thực hiện, tin chắc là có nhiều thuận tiện hơn đời sau. Vì thế dù sách này không phải được in ra từ triều Mạc, nhưng là bản in có niên đại cổ nhất và đáng coi là có uy tín nhất trong các văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm.”

Hoàng Việt thi tuyển (q.01)  皇越詩選

88. Tồn Am gia tàng (Bùi Huy Bích)  存庵家藏 (裴揮璧) . Hi Văn Đường  希文堂 : [Hà Nội]  [河内] , Hoàng triều Minh Mệnh lục niên [1825] 皇朝明命六年 . 74 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Sách gồm một bài tựa, một bài dẫn, một mục lục. Nội dung gồm 526 bài thơ của 193 tác giả thuộc đời Lí, Trần, Lê trong đó đời Lí có 7 tác giả; đời Trần có 36 tác giả; đời Lê có 150 tác giả. Mỗi tác giả giả đều có phần tóm tắt tiểu sử trước khi giới thiệu thơ tuyển của họ.

Hoàng Việt thi tuyển (q.04)  皇越詩選

89. Bùi Huy Bích  裴揮璧 . Hi Văn đường  希文堂 : Hà Nội  河内 , Hoàng triều Minh Mệnh lục niên [1825] 皇朝明命六年 . 74 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Sách gồm một bài tựa, một bài dẫn, một mục lục. Nội dung gồm 526 bài thơ của 193 tác giả thuộc đời Lí, Trần, Lê trong đó đời Lí có 7 tác giả ; đời Trần có 36 tác giả; đời Lê có 150 tác giả. Mỗi tác giả giả đều có phần tóm tắt tiểu sử trước khi giới thiệu thơ tuyển của họ.

Ngọc Đường thi tập  玉堂詩集

90. Nguyễn Xuân Ôn  阮春温 . 148 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : “Đầu tập đề: Lương Giang Nguyễn tướng công Xuân Ôn di thảo. Bản chép này được ghi chú là chép năm 1958. Phần thơ từ tờ 1 đến 86, phần văn từ tờ 87 đến 140, câu đối: tờ 140-144. Tờ 1-86 Thơ thuật hoài, xướng hoạ cùng bạn bè: Bột hứng; Thu tứ; Trung dạ khởi tứ; Độc Trang Chu dưỡng sinh thiên cảm thành; Hoài hứng; Ký hữu nhân... Tờ 87-140 Văn : Sắc tứ đệ tam giáp đồng xuất thân tạ biểu; Ngũ tuần đại khánh tiết hạ biểu; Ngũ tuần đại khánh tiết ân ban tạ biểu; Mông sắc tặng phụ mẫu ân ban tạ biểu; Đại nghĩ Quang lộc tự khanh sung Bình Thuận doanh điền sứ Đặng Văn Duy mông sắc tặng phụ mẫu tạ v.v… Tờ 140-144 là phần câu đối : Nghĩ hạ tặng phong tịnh hạ thọ cập điếu tang (câu đối mừng được phong tặng, mừng thọ và điếu tang) Sau cùng có 2 bài văn chép bổ sung về sau do Đỗ Mạnh Hàm phụng sao vào năm 1958 là bài: Đồng Khánh Mậu Tý tam niên trình bộ từ (1888); Đệ kinh đường tương thức chủ nhân thư(1888).”

Tang thương ngẫu lục  桑滄偶錄

91. Phạm Đình Hổ  范廷琥 . Hiệu Thư lâu tàng bản  校書樓藏板 , Hoàng triều Bính Thân phục nguyệt tân thuyên [1896] 皇朝丙申復月新鎸 . 114 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách gồm một mục lục, một bài tựa. Nội dung ghi lại 90 truyện có tính chất dã sử, huyền thoại về các nhân vật, di tích lịch sử, sông núi như: Thần Tông hoàng đế 神宗皇帝, Vương phủ cố sự 王府故事, Tiên Tích tự 仙跡寺, Trấn Vũ quán 鎮武觀, Báo Thiên tháp 報天塔…

Ức Trai tập (q.01)  抑齋集

92. Nguyễn Trãi  阮廌 . Phúc Khê nguyên bản  福溪原本 , Tự Đức Mậu Thìn thu [1868] 嗣德嗣戊辰 . 110 Images; 25 x 16 
Mô tả/description : Quyển 1: Phần thi loại 詩類 tổng cộng 94 bài: 88 bài thơ, 1 bài ca: Côn Sơn ca 崑山歌, 1 bài phú: Chí Linh sơn phú 至靈山賦 của Nguyễn Trãi. Phần còn lại 4 bài thuộc các tác giả khác: Nguyễn Tử Tấn đề Ức Trai bích 阮子晉題抑齋壁, Nguyễn Mộng Tuân hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư 阮夢荀賀承旨抑齋新居, Phan Phu Tiên hạ Gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai 潘孚先賀諫議大夫阮抑齋, Nguyễn Mộng Tuân tặng Gián nghị đại phu Nguyễn công 阮夢荀贈諫議大夫阮公. Quyển 2: Phụ lục thi văn của Nguyễn Phi Khanh 阮飛卿 thân sinh của Nguyễn Trãi 阮廌 gồm 70 bài thơ, một bài phú, 1 bài kí. Phần phụ tặng đáp 2 bài của các tác giả khác: Trần Nguyên Đán kí tặng Nhị xuyên kiểm chính Nguyễn Ứng Long 陳元旦寄贈蘃川檢正阮應龍, Hồ Tông Thốc du Đông đình hoạ Nhị khê vận 胡宗鷟遊東亭和蘂溪韻. Q.3 phần Văn loại 文類 tổng cộng 40 bài bao gồm: chế, chiếu, biểu của Nguyễn Trãi: Trình tình tạ tội biểu văn 呈情謝罪表文, Dữ Vương Thông thư 與王通書, Cầu hiền tài chiếu 求賢才詔… Q.4: Quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集: các văn kiện gửi cho vua quan và tướng nhà Minh: Thỉnh giáng thư 請降書, Dữ Thái giám Sơn Thọ thư 與太監山壽書, Dữ Phương Chính thư 與方政書… Q.5: Tiên sinh sự trạng khảo 先生事狀考, Bình luận chư thuyết 評論諸説: sự tích Nguyễn Trãi và các lời bình luận về ông. Q.6: Dư địa chí 輿地志: lịch sử địa lí nước ta. Phần cuối in Phụ lục biên định toàn Việt thi tập 附錄編定全越詩集序 của Quế Đường Lê Quý Đôn 桂堂黎貴惇.

Ước Trai văn tập  約齋文集

93. Bùi Xuân Nghi  裴春 . Bùi gia tàng bản  裴家藏板 , Thành Thái Tân Sửu mạnh xuân [1901] 成泰辛丑孟春 . 129 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Sách gồm lời tựa, danh sách ghi chép tên, chức tước những người cúng tiến tiền cho việc khắc in. Nội dung nêu lên những phương pháp, cách thức nhằm xây dựng một nền chính trị ổn định, nhà nước phong kiến vững mạnh. Quyển 1 ghi chép về các vấn đề như: Giáo học 教学, Chính sự 政事, Trị đạo 治道; quyển hai chép về: Đạo lý 道俚 Dụng binh 用兵, Dụng nhân 用人, Quân đức 君德.

Quán Hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện (q.01)  貫華堂評論金雲翹傳

94. Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ  青心才人編次 . 102 Images; 27 x 14 
Mô tả/description : “Bản chép nguyên tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Đầu mỗi hồi đều có 2 câu thơ mào đầu. Ví dụ, Hồi 1: Vô tình hữu tình, mạch lộ điếu Đạm Tiên, Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng (Vô tình hay hữu ý, bên đường viếng Đạm Tiên, Có duyên hay không duyên, bất ngờ gặp Kim Trọng) v.v… Vào truyện, lại mở đầu nói về tài tình, số mệnh v.v..., rồi mới kể chuyện: Thoại thuyếtv.v...Chuyện rằng ở Bắc Kinh có viên ngoại họ Vương tên là Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, vợ họ Hà, người bậc hiền tài, có con trai là Vương Quan theo đòi Nho nghiệp, trưởng nữ là Thúy Kiều, thứ nữ là Thúy Vân v.v... Toàn bộ gồm 20 hồi viết bằng văn xuôi bạch thoại. Bản chép này (nguyên của cụ Lê Thước) tuy không phải là sách nguyên bản của Trung Quốc, việc sao chép khó tránh sai sót, nhưng cũng thuận tiện cho những người có yêu cầu đối chiếu nguyên tác của Thanh Tâm Tài nhân với Truyện Kiều của Nguyễn Du.”

Quán Hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện (q.02)  貫華堂評論金雲翹傳

95. Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ  青心才人編次 . 81 Images; 27 x 14 
Mô tả/description : “Bản chép nguyên tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Đầu mỗi hồi đều có 2 câu thơ mào đầu. Ví dụ, Hồi 1: Vô tình hữu tình, mạch lộ điếu Đạm Tiên, Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng (Vô tình hay hữu ý, bên đường viếng Đạm Tiên, Có duyên hay không duyên, bất ngờ gặp Kim Trọng) v.v… Vào truyện, lại mở đầu nói về tài tình, số mệnh v.v..., rồi mới kể chuyện: Thoại thuyết .../ Chuyện rằng ở Bắc Kinh có viên ngoại họ Vương tên là Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, vợ họ Hà, người bậc hiền tài, có con trai là Vương Quan theo đòi Nho nghiệp, trưởng nữ là Thúy Kiều, thứ nữ là Thúy Vân v.v... Toàn bộ gồm 20 hồi viết bằng văn xuôi bạch thoại. Bản chép này (nguyên của cụ Lê Thước) tuy không phải là sách nguyên bản của Trung Quốc, việc sao chép khó tránh sai sót, nhưng cũng thuận tiện cho những người có yêu cầu đối chiếu nguyên tác của Thanh Tâm Tài nhân với Truyện Kiều của Nguyễn Du.”

Tân biên truyền kỳ mạn lục  新編傳奇漫錄

96. Nguyễn Dữ  阮嶼 . 96 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : Bản chép tay Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ 阮嶼. Đầu sách ghi quyển chi nhất 新編傳奇漫錄卷之一 gồm 20 truyện: Hạng Vương từ kí 項王祠記, Khoái Châu nghĩa phụ truyện 快州義婦傳, Mộc miên thụ truyện 木綿樹傳…

Thanh Hoá kỷ thắng  清化紀勝

97. Vương Duy Trinh  王維貞 : Thanh Hoá  清化 . 40 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : Nội dung ghi lại những danh lam thắng cảnh ở xứ Thanh như: Bích Đào động 碧桃洞, Đồng Cổ sơn động 銅鼓山洞, Sầm Sơn 岑山, Quỳnh Sơn bạch cô 琼山白孤, Long Uyên đàn 竜淵壇…