ai |
I. Tiếng hỏi khi chưa biết rõ người nào: Ai nói gì đấy? . II. Nói trống, không chỉ rõ là người nào: Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ (T-ng). Văn-liệu: Ai công-hầu, ai khanh-tướng, trong trần-ai ai dễ biết ai (câu đối cũ). Máu ai thấm thịt người ấy (T-ng). Cờ đến tay ai người ấy phất (T-ng). Ai biết được ma ăn cỗ. Lần-lừa ai biết hãy còn hôm nay (K). Nào ai ở đấy bẩm thay cho tường (Nh-đ-m). III. Nói lỏng muốn chỉ vào người hay vào ta, nhưng không nói rõ: Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai (K). Văn-liệu: - Ai về ai ở mặc ai. Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh. Có ai thêm bận vì ai, Không ai giường rộng chiếu dài dễ xoay. Có ai ta cũng thế này, Không ai cũng như ngày có ai (C-d). IV. Nói phần nhiều người: Của ba loài, người ba đấng, không phải ai cũng như ai (T-ng). Văn-liệu: Hơn nhau cái áo cái quần, Chứ kể bóc trần ai cũng như ai. Ví bằng ai cũng như ai, Người ta ai mất tiền hoài đến đây (K). V. Không có người nào: Ai giàu ba họ ai khó ba đời. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma (T-ng). Văn-liệu: Ai vác dùi đục đi hỏi vợ (T-ng). Ai uốn câu cho vừa miệng cá (T-ng). Ai nắm tay đến tối, ai gối tay đến sáng (T-ng). VI. Biến lệ. Ông Tả-Ao nói kiểu địa-lý có câu dùng tiếng "ai" để gọi thay cái huyệt: Thè-lè lưỡi trai, chẳng ai thì nó, thó-ló đút đó, chẳng nó thì ai. |