cảnh |
dt. C/g. Kiểng, cây cỏ trồng cho đẹp sân, để ngắm giải-trí: Cây cảnh. // Đồ đẹp, đắt giá mà không dùng gì được: Mua để làm cảnh. // dt. Sự vật trước mắt có thể gây cảm-hứng: Xúc cảnh sinh tình; Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (K). // dt. Bờ-cõi, đất-đai: Nhập cảnh, xuất cảnh, cảnh-giới. // Sự-vật chung quanh người: Bị ngoại cảnh chi-phối. // Sự-việc gặp phải trên bước đường làm ăn: Cảnh khổ, cảnh éo le, hoàn-cảnh, cảnh-ngộ. |
cảnh |
dt. C/g. Kiểng hoặc cồn, một món nhạc-khí bằng đồng giống cái mâm: Gõ cảnh, đổ cảnh. |
cảnh |
dt. Cái cổ, bộ-phận nối liền đầu và mình. |
cảnh |
đt. Răn-he, nhắc-nhở, đánh thức, phòng giữ, báo tin nguy-cấp, cho hay ngầm. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
cảnh |
dt. Nhạc khí bằng đồng thau: đánh cảnh để cúng. |
cảnh |
dt. 1. Sự vật hiện tượng với nhiều sắc màu, hình khối bày ra trước mắt thu hút sự chú ý: ngắm cảnh o cảnh đẹp như tranh o cảnh quan o cảnh tượng o phong cảnh o quang cảnh o thắng cảnh o tức cảnh. 2.Vật nuôi trồng hoặc tạo ra để ngắm, để giải trí: cá cảnh o cây cảnh 3. Phần nhỏ của một hồi hay một màn trong vở kịch: chuyển sang cảnh khác o Kịch một hồi hai cảnh o dàn cảnh. 4. Hình ảnh, sự việc ở một nơi, một thời điểm được ghi lại trong phim: dựng cảnh o ghép cảnh o phối cảnh. |
cảnh |
1. Tình trạng, tình hình: cảnh nghèo khổ o cảnh giàu sang o cảnh ngộ o gia cảnh o hoàn cảnh. 2. Biên giới, cõi: cảnh ngoại o biên cảnh o nhập cảnh o quá cảnh o xuất cảnh. |
cảnh |
1. Canh phòng, canh gác: cảnh bị o cảnh binh o cảnh giới o cảnh sát o cảnh vệ o quân cảnh o vi cảnh. 2. Làm cho người ta chú ý (trong những tình huống nghiêm trọng): cảnh bá o cảnh cáo o cảnh giác o cảnh tỉnh. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
cảnh |
dt 1. Toàn bộ sự vật trước mắt thu hút sự chú ý hoặc tác động đến tình cảm: Một dòng nước biếc, cảnh leo teo (HXHương) 2. Sự việc diễn biến với những chi tiết có liên quan với nhau, gợi nên những phản ứng trong tâm tư, tình cảm: Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ (K) 3. Sự tồn tại về mặt vật chất hay tinh thần; tình trạng, thực trạng, tình cảnh: Cảnh nước mất, nhà tan (PhVĐồng) 4. Hình ảnh sự vật được ghi lại bằng phim: Đã quay được nhiều cảnh gợi cảm 5. Phần của vở kịch diễn ra trên sân khấu với sự bài trí không thay đổi: Cảnh Thị Mầu lên chùa 6. Cái để ngắm, để giải trí: Uốn cây thế làm cảnh. tt Dùng vào mục đích để ngắm, để giải trí: Vườn cảnh; Cây cảnh. |
cảnh |
dt Thứ nhạc cụ người thầy cúng thường dùng, gồm một thanh la nhỏ nối vào giữa một cái vòng kim loại, có cán để cầm: Ngày ngày tiu, cảnh chập cheng lên đồng (Tú-mỡ). |
cảnh |
tt (H. cảnh: phía trước cổ) ở cổ: Động mạch cảnh. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
cảnh |
I. d. 1. Toàn thể sự vật trước mắt, thu hút sự chú ý và có thể gợi cảm: Cảnh nhộn nhịp ngày khai trường; Cảnh chợ chiều buồn tênh; Ngắm cảnh trăng mọc trên mặt biển. 2. Sự việc diễn biến với những chi tiết có liên quan với nhau thành một thể thống nhất, gợi những phản ứng có khi mạnh mẽ trong tình cảm: Cảnh cãi cọ và xô xát vì ghen tuông; Quân xâm lược gây biết bao nhiêu cảnh đau thương tang tóc trong n 3. Cách tồn tại về một hay nhiều trong những mặt vật chất, xã hội, tâm lí, tinh thần... thể hiện ở mức sống, lối cư xử, nếp suy nghĩ, tập quán ngôn ngữ, cách biểu lộ tình cảm: Cảnh nghèo nàn tạm bợ; Cảnh sung túc, Cảnh thanh bình; Những người 4. Phần vở kịch diễn giữa những đồ bài trí không đổi. II. t. Dùng vào mục đích gây vui thích cho người ngắm: Cây cảnh; Vườn cảnh. |
cảnh |
d. Thứ nhạc cụ xưa như cái thanh la nhỏ, đặt ở giữa một cái vòng bằng đồng hay bằng sắt có cán để cầm, và nối với cái vòng đó bằng những mẩu dây ngắn, thầy cúng thường dùng với cái tiu trong khi cúng lễ. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |