kiến |
dt. (động): Côn-trùng sống từng đàn dưới đất, trên cây, trong gỗ: Đông như kiến, chim gõ kiến, kiến bò miệng chảo // (B) Phận nhỏ-nhít: Con ong cái kiến kêu gì được oan (K). |
kiến |
đt. Thấy: Cao-kiến, yết-kiến, sở-kiến, tiên-kiến, tiếp-kiến, tương-kiến, khiển-kiến, nhứt nhựt bất kiến như tam ngoạt hề. |
kiến |
đt. Xây-dựng, tạo-lập // Lối tính tháng theo chuôi sao Bắc-đẩu (âm-lịch): Kiến dần, kiến mão. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
kiến |
dt. Côn-trùng nhỏ họp thành đoàn, ở bộng (tỗ) làm trên cây hay dưới đất: Nhỏ như kiến, đông như kiến (T.ng) Kiến trong miệng chén có bò đi đâu (Ng.Du) // Kiến cánh, kiến có cánh. Kiến càng, kiến kềnh, kiến lớn. Kiến kim, kiến nhỏ. Kiến lửa, kiến màu hung hung đỏ như màu lửa. Kiến gió, kiến rất nhỏ. Kiến hôi, kiến có mùi hôi. Đói như kiến cào, đói lắm. |
kiến |
dt. Thể cứng trong và rất dễ bể do chất khuê-thổ (silice) và chất potasse (hay soude) dung hợp nấu chảy; cũng có nơi gọi là kính: Kiến đeo mắt, cửa kiến. // Kiến quang-học. Kiến mờ. Kiến soi. Mắt kiến, kiến đeo mắt. |
kiến |
(khd). Thấy: Kiến-thức. |
kiến |
(khd). 1. Dựng, làm nên: Kiến-trúc, kiến-tạo. 2. Phép làm âm-lịch theo chuôi sao bắc-đẩu mà đặt tháng: Đời nhà Hạ lấy tháng dần làm tháng giêng gọi là tháng kiến-dần, tức là khi chuôi sao bắc-đẩu chỉ về phương dần, đến tháng hai chuôi sao bắc-đẩu chỉ về phương mão thì gọi là kiến-mão v.v... |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |