Chữ Nôm
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Thư viện số Hán Nôm

‹
›
Nhan đề/ title

Tam thiên tự giải âm  三千字解音 

Mô tả/ description. Phú Văn Đường tàng bản  富文堂藏板 , Hoàng triều Tân Mão niên mạnh thu thượng hoán tân san [1831] 皇朝辛卯年孟秋上浣新刊 . 24 Images; 26 x 15 

“Sách dạy vỡ lòng cho người mới học, khoảng 3.000 chữ Hán giải nghĩa trực dịch bằng chữ Nôm, đặt thành văn vần, gồm 750 câu, mỗi câu 4 chữ. Tác giả gieo vần lưng, từ thứ tư của câu đầu hiệp với từ thứ hai của câu sau, như: Thiên trời địa đất, tử mất tồn còn, tử con tôn cháu, lục sáu tam ba, gia nhà quốc nước... Vì vậy người học rất dễ nhớ, dễ thuộc. Tên người soạn không ghi trên sách; tên sách ghi ở tờ 16 : Tự học toản yếu 自學簒要. Sách Kim mã hành dư của Ngô Thì Nhậm (trong bộ Ngô gia văn phái) có bài tựa sách Tự học toản yếu, trong đó Ngô Thì Nhậm nói rõ ông đã soạn sách Tự học toản yếu. Một đoạn trong bài Tựa ấy như sau: “Tôi từ thuở trẻ được học về văn chương. Nay được làm quan trong triều, nếu có ý nghĩa gì còn nghi ngờ thì hỏi các bậc cao cả, bèn cùng bàn bạc hỏi han nhau. Còn có những âm tiết không giống nhau, chữ viết cũng khác, không xét vào đâu cho đích xác được. Gần đây, nhân được dự việc trong tướng phủ, được xem các sách hay, tìm rộng trong các tài liệu chữ nào hiểu được, thu nhặt cất đi, phiên âm giải nghĩa, nghĩa liền với vần, vần lại đối nhau, gồm được ba nghìn chữ, đặt tên gọi là Tự học toản yếu. Sách này làm xong, đưa ván khắc in”. Qua đoạn viết này có thể xác định được tác giả sách Tam thiên tự giải âm hay còn có tên là Tự học toản yếu chính là của Ngô Thì Nhậm. Còn năm in, chữ ghi trên sách chỉ là Tân Mão. Có thể xác định năm này là Tân Mão Minh Mệnh 12 (1831), vì năm Tân Mão 1771 Ngô Thì Nhậm chưa đỗ Tiến sĩ, không phù hợp với nội dung bài Tựa nói ông biên soạn sách khi đã làm quan to trong tướng phủ, cũng không phải năm Tân Mão 1891, vì trong sách những chữ Thì đã là tên huý vua Tự Đức đều không viết kiêng huý.”
Ghi chú/ noteTrùng bản: R.493, R.131
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm
Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chữ Nôm Việt Nam

Chuyên trang điện tử chữ Nôm Việt Nam.

Liên hệ: chunom.net@gmail.com.

Từ khoá tìm kiếm
  • thư viện Nôm
  • thư viện sách Nôm
  • thư viện Hán Nôm
Tin mới
  • Dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ của nhà khoa học Việt

  • Chữ Nôm và cống hiến với văn học cổ Việt Nam

  • Góp ý thêm về một số trường hợp phiên âm trong Quốc âm thi tập - Bản Tân biên

  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự
© 2025 chunom.net