Bích Ung canh ca hội tập (q.02)  辟雍賡歌會集

1240. 77 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách hiện còn lại một bài tựa Ngự chế đề năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854). Hai bài dụ do Vũ Duy Ninh 武維寧, Trần Mẫn 陳敏, Nguyễn Tư Giản 阮思僩 phụng đề tháng giêng và tháng 2 năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854); Một bài biểu và phần mục lục quyển thượng 40 bài thơ ngự chế, quyển hạ gồm nhiều bài thơ của nhiều văn nhân đương thời, rất tiếc nội dung chính hiện đã bị mất.

Bích Ung canh ca hội tập (q.03)  辟雍賡歌會集

1241. 76 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách hiện còn lại một bài tựa Ngự chế đề năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854). Hai bài dụ do Vũ Duy Ninh 武維寧, Trần Mẫn 陳敏, Nguyễn Tư Giản 阮思僩 phụng đề tháng giêng và tháng 2 năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854); Một bài biểu và phần mục lục quyển thượng 40 bài thơ ngự chế, quyển hạ gồm nhiều bài thơ của nhiều văn nhân đương thời, rất tiếc nội dung chính hiện đã bị mất.

Xuân thủ Giáp Thìn tế tiên hiền văn  春首甲辰祭先賢文

1242. 32 Images; 19 x 14 
Mô tả/description : Sách không có tờ bìa, nên tạm lấy bài đầu tiên là Xuân thủ Giáp Thìn tế tiên hiền văn 春首甲辰祭先賢文 làm nhan đề chính. Nội dung là tập ghi chép những bài văn tế Tiên hiền bằng chữ Hán: Bản khu tế tiên hiền văn 本区祭先賢文, Trợ hiếu tộc tế tiên sư 助孝族祭先師, Xuân thủ tế tiên tổ văn 春首祭先祖文, Bách nghệ tế tiên sư văn 百芸祭先師文…

Toản thuật chư vận niên chi khí tập  纂述諸運年之氣集

1243. Đặng Xuân Bảng  鄧春榜 : [Nam Định]  [南定] . 116 Images; 27,5 x 16,5 
Mô tả/description : “Nội dung: Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh của hoàng giáp Đặng Xuân Bảng. Tờ đầu sách có dòng chữ do người sau ghi thêm vào: "Hành Thiện đệ nhị tiến sĩ Đặng Bảng tiên sinh tư tập. Môn đệ nhất trường hợp bái thụ".

Nội dung:

1. Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh, các bài thuốc và cách dùng thuốc.

2. Nghiệm luận tứ thời: nghiệm bàn về thời tiết 4 mùa ảnh hưởng đến bệnh tật vì theo tác giả: "Trời có 4 mùa, đất có 4 mùa, người có 4 mùa, đất có 4 mùa, chư kinh tinh trị, bất khả thừa thời, sai pháp truyền biến bất nghịch".

3. Gia truyền chư chứng chư phương dược trị: các bài thuốc gia truyền trị các các bệnh, như bài thuốc: Huyền vũ thang chủ trị thương hàn, 6 mạch trầm, đau đầu, ho đờm xuyễn, chân tay tê, ăn uống không tiêu, đại tiện tiểu tiện không thông ...

4. Linh khu tố vấn bộ mạch liệt: cách bắt mạch chữa bệnh: phù giả vi dương, trầm giả vi âm, trì giả vi âm v.v...

5. Thái tố mạch bí truyền toản yếu: bí truyền về cách xem mạch: thất biểu mạch hình chứng, Bát lý mạch thể chứng, cửu đạo mạch pháp luận...

6. Các bài thơ về mạch lý: Tứ mạch ca, Tứ mạch ứng bệnh thi, Phù mạch quyết, Lục mạch hầu thi.”

Trạch viên môn truyền y thư tập yếu  宅園門傳醫書集要

1244. La Khê tiên sinh trứ  羅溪先生著 . 32 Images; 18 x 13 
Mô tả/description : “Sách y học viết theo thể thơ lục bát: “Tống Nho lão thủa ngày nhàn nhật, Dẫn tổ sư diệu thuật duy truyền. Xem đời thượng cổ thánh hiền, Tam đại dĩ tiền y dược tế sinh…”

Các bài thuốc chia thành các thiên: Thứ nhất: tự bày tứ quân, tiện thương bất thực đồng cân thế này. - Thứ hai: Hàn nhiệt một thiên, lao đầu tuỵ lệ mà rên ầm ầm. - Thứ ba: Trúng phong bái thôi - Thứ tư: Trúng thấp - Thứ năm: Thử khí (khí nóng) - Thứ sáu: Trị lậu - Thứ bảy: Bệnh phụ nữ - Thứ tám: Hạch sấu (ho) - Thứ chín: Huyết thuộc vệ âm - Thứ mười: Lao - Thứ 11: Bệnh mộng tinh ở nam giới - Thứ 12: Lang sài - Thứ 13: Trĩ ở trẻ em. Sau 13 thiên này đến bài: Bảo thai sinh tử ca. Tiếp sau đó lại là các phương thuốc trị bệnh như: Chủng tử kỳ phương - Hựu thần phương, toạ đạo dược, nhập phòng tửu, xuất phòng tửu… Tất cả 69 phương.

Tiếp đến là bài: Vạn ứng như ý đan, vạn ứng hồi sinh đan, các bài thuốc cho phụ nữ sau khi sinh như: đẻ khó, xuất huyết không ngừng, sau đẻ tứ chi phù thũng, máu xấu sau đẻ, đau bụng đi ngoài sau đẻ… Cuối sách là bài thuốc trị toàn thân phù thũng, phần này chữ viết không giống phần trên.”

Trần triều Hưng Đạo vương từ kí  陳朝興道王祠記

1245. 87 Images; 24,5 x 13,5 
Mô tả/description : Nội dung gồm những bài kí, bài văn, sự tích… của các vị thánh triều Trần: Trần triều Hưng Đạo vương từ kí 陳朝興道王祠記, Một bài phú Nôm không rõ tiêu đề, Nhất triều thánh thượng đế khâm sai quốc âm văn 聖上帝欽差國音文, Nhất đức thánh mẫu văn 一朝德聖母文, Nhất triều thánh sự tích văn 一朝聖事跡文…

Hoàng Việt địa dư chí  皇越地輿誌

1246. Phan Huy Chú  潘輝注 . Quan Văn Đường tàng bản  觀文堂藏板 , Duy Tân Đinh Dậu nguyên niên [1907] 維新丁酉元年 . 118 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Địa lý Việt Nam thời Nguyễn, quyển này gồm các tỉnh: Thuận Hoá, Quảng Bình, Quảng Nam, Biên Hoà, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương, Quảng An, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Ninh Bình. Phần ghi về tỉnh Quảng Nam (thời Minh Mệnh) có ba phủ: Thăng Hoa, Điện Bàn, Tư Nghĩa. Phần huyện Bình Sơn có ghi: xã An Vĩnh huyện Bình Sơn ở gần bờ biển. Ngoài biển về phía đông bắc có vùng đảo trùng điệp hơn 130 ngọn, trong đó có đảo có nước ngọt độ dài hơn 30 dặm là đảo Hoàng Sa…”

Trúc Đường thi văn tập (q.01)  竹堂詩文集

1247. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 139 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

1248. Gia Liễu Đường thừa sao  嘉柳堂承抄 , Thành Thái thứ 12 [1900] 成泰十二年 . 31 Images; 24 x 15 
Mô tả/description : Tuyển tập các bài văn lựa chọn trong kỳ thi Hương khoa Canh Tý năm Thành Thái thứ 12 成泰十二年庚子科(1900) tại trường thi Nghệ An 乂安場. Có danh sách những người thi đỗ

Trúc Đường thi văn tập (q.02)  竹堂詩文集

1249. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 118 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

1250, Tự Đức Kỉ Mão [1879] 嗣德己卯 . 64 Images; 23 x 14 
Mô tả/description : Tuyển tập các bài văn lựa chọn trong kỳ thi Hương năm Tự Đức khoa Kỉ Mão 嗣德己卯科(1879) tại trường thi Nam Định 南定場. Có danh sách những người thi đỗ

Trúc Đường thi văn tập (q.03)  竹堂詩文集

1251. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 122 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập  御制越史縂詠集

1252. 116 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Nội dung: 212 bài thơ (theo tổng mục) vịnh các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam: đế vương, hậu phi, hiền thần, văn thần, tôn thần, trung nghĩa, võ tướng, liệt nữ, tiếm nguỵ, gian thần, nỏ thần, ngựa đá ở Chiêu Lăng…”

Trúc Đường thi văn tập (q.06)  竹堂詩文集

1253. Ngô Thế Vinh  吳世榮 : Nam Định  南定 . 117 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : “Con trai thứ là Ngô Tín cải đính (đóng lại các tập) - Bạn thân là Phạm Đôn Nhân đề vịnh. Nam Định, Tự Đức Ất Sửu [1865]. 26 x 15 cm (Ngô gia độc bản). Chép tay, được biết là nguyên thảo của tác giả.

Sách chép chữ thảo, có chỗ chữ màu xanh, có lời bình của Hoàng Lãn Trai, Nguỵ phán sứ, Vũ cao sứ.

Tờ đầu ghi Thi văn toàn tập, ngoại trừ năm Giáp Ngọ trở về trước có biệt lục (tập chép riêng). Tập này bắt đầu từ năm Ất mùi (1835) đến Bính thìn (1856) 22 năm, trước đóng thành 2 quyển. Tháng 10 năm Ất Sửu con thứ là Ngô Tín đổi đóng (cải đính) lại thành 14 quyển. Xem kỹ việc chia đóng các tập và chữ viết có thể xác định bộ bản thảo chép tay gồm 9 tập R.953 đến R.961 chính là nguyên cảo thủ bút của Trúc Đường Ngô Thế Vinh. Như lời ghi của Ngô Tín con trai tác giả thì bản thảo này sưu tập thơ văn của Ngô Thế Vinh từ năm 1835 đến 1856. Các tập để theo thứ tự các năm. Bản thảo của 22 năm này, như Ngô Tín đã nói trước tức khi Ngô Thế Vinh còn sống tác giả đóng thành14 quyển (tập), sau Ngô Tín đóng lại thành 12 quyên (tập), tức là bản TVQG đang lưu tàng, tiếc là chỉ có 9/12 tập, thiếu mất 3 tập là q.4, q.5 và q.11.

Thơ văn Trúc Đường xếp theo năm, đúng cách làm Toàn tập như Ngô Tín đã ghi. Mục lục bản thảo 14 quyển (khi chưa dồn thành 12 quyển):

Q.1. Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu, q.2. Mậu tuất - Kỷ Hợi - Canh tý, q.3. Tân sửu - Nhâm dần, q.4. Quý mão - Giáp thìn - Ất tỵ, q.5. Bính ngọ - Đinh mùi, q.6. Mậu thân, q.7. Kỷ dậu, q.8. Canh tuất, q.9. Tân hợi, q.10. Nhâm tý, q. 11. Quý sửu, q. 12. Giáp dần, q. 13. Ất mão, q .14. Bính thìn. Trong đó từ Đinh Mùi về trước hoặc 2 năm hoặc 3 năm gộp làm 1 quyển.”

Nhị thập tứ hiếu diễn âm  二十四孝演音

1254. Lý Văn Phức  李文馥 . 25 Images; 21 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung: Diễn Nôm thể thơ song thất lục bát, nói về 24 người con hiếu thảo trong lịch sử Trung Quốc như vua Thuấn, Hán Văn Đế, Mẫn Tử, Tử Lộ, Lão Lai, Quách Thần, Lục Tích, Nguỵ Vương, Tấn Dương Hương, Ngô Mạnh Tôn, Lỗ Trực…Phần cuối là phần phụ lục: Nhị thập tứ hiếu chư công thuật thi [二十四孝諸公񠗩詩] (thơ vịnh nhị thập tứ hiếu của các tác gia khác), Cảm ứng thiên thuyết định vân [感應篇説定云] (chép về các truyện cảm ứng của đức hiếu), Khuyến hiếu thư [勸孝書]”

Phục Thuỵ thôn thảo mộc côn trùng yêu ma bạ  福瑞村草木昆蟲妖魔簿

1255. 84 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Đầu sách không ghi chú tiểu dẫn cho biết lí do mục đích viết sách. Tên sách cũng hơi lạ: Sổ ghi cỏ cây sâu bọ ma quái của thôn Phúc Thuỵ. Sách đánh số tờ bằng chữ Hán nhưng lại bắt đầu từ tờ 121 ( 百二十一) đến tờ cuối 201 (二百一), cho thấy đây có thể là một hồ sơ lớn hơn đã có những phần trước hơn 100 tờ. Toàn tập có đến hơn 200 tiểu mục mang tên các danh vật như: cái Cày, cái Giếng, cái Đền, cái Nhà, cái bếp, cây Lim, cây Vàng tâm, cây Săng lẻ, cây Gối, cây Thông, cây Đào, cây Dâu rừng, con Le le, con Chích choè, con Chiền chiện, con Dơi, Ma cỏ, Ma trơi, Ma roi…Sau khi xem nội dung thì thấy trước tên cái, con, cây…kê trên đều có thêm vào mấy chữ “Sự tích cái”, “Sự tích cây”, “Sự tích con”…”