Bích Ung canh ca hội tập (q.thủ)  辟雍賡歌會集

153. 29 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách hiện còn lại một bài tựa Ngự chế đề năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854). Hai bài dụ do Vũ Duy Ninh 武維寧, Trần Mẫn 陳敏, Nguyễn Tư Giản 阮思僩 phụng đề tháng giêng và tháng 2 năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854); một bài biểu và phần mục lục quyển thượng 40 bài thơ ngự chế, quyển hạ gồm nhiều bài thơ của nhiều văn nhân đương thời, tất tiếc nội dung chính hiện đã bị mất.

Ca Trù thể cách  歌籌体格

154. 36 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách ghi chép các điệu hát Ca trù như: Phú cách 賦格, Vang hãm cách 荣陷格, Ngâm vọng cung nam 吟望宫南, Cung bắc vọng 北北望, Thư cách 書格, Ngâm phú 吟賦,… Tiếp đến là các khúc hát mới như: Tì bà hành 琵琶行, Tì bà hành diễn âm 琵琶行演音, Lí ca lưu thuỷ khúc 裡歌流水曲 (hai bài), Tứ đại cảnh khúc 四大景曲 (hai bài), Nam thương khúc 南傷曲 (hai bài), Kim tiên khúc 金箋曲.

Chu Dịch loại biên  周易類編

155. Kt   : Kntb   , Kn []  . 44 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Sách tập hợp thuyết giải của kinh Dịch xếp theo các chủ đề, không rõ do ai soạn chép. Không ghi người soạn chép. Nhưng xem biết đây là một bản sách học Dịch.
Đầu sách có bài Tựa, dùng cách trích đoạn nguyên văn để tổng quát ý nghĩa của kinh Dịch. Tiếp sau là các mục: Thiên địa, Thiên văn, Địa lý, Thời vận, Tán hoá, Quân đạo, Quân thần, Thần đạo… Đại thể theo chủ đề các mục nêu trên, nhưng trong sách thấy chép liền một mạch không thấy tiêu mục đâu, phần nhiều trích nguyên các câu trong kinh Dịch để lý giải. Như mở đầu nói: Đạo hằng cửu hi bất dĩ (Thoán, tượng quẻ Hằng), Nguyên giả thiện trưởng (Kiền, Văn ngôn) đại tai.”

Cảm ngộ ngâm  感悟吟

156. Cao Bá Nhạ tiên sinh  高伯迓先生 . 21 Images; 29 x 14 
Mô tả/description : “Cao Bá Nhạ, người làng Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là con Cao Bá Đạt, gọi Cao Bá Quát bằng chú. Nhà họ Cao nối đời khoa hoạn, anh em sinh đôi Bá Đạt - Bá Quát đều đậu Cử nhân. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương nổ ra rồi thất bại (1855), Cao Bá Quát thuộc hàng thủ lĩnh bị xử trảm (có thuyết nói tử trận). Cao Bá Đạt làm tri huyện Nông Cống, bị bắt, tự sát trên đường đi. Gia tộc họ Cao bị tru di tam tộc, chỉ một mình Cao Bá Nhạ trốn thoát vào vùng rừng núi huyện Mỹ Lương (Hà Tây). Lẩn tránh được 8 năm thì có kẻ phát hiện bẩm báo, Cao Bá Nhạ bị giải về Kinh (Huế) giam cầm tra xét. Tuy chưa đỗ đạt, nhưng Cao Bá Nhạ thể hiện là người có học thức uyên bác. Khi đã qua phần thẩm vấn, biết không tránh khỏi tội to, ông vẫn còn đủ bút lực để viết nên thiên song thất lục bát bằng quốc âm với ngôn từ thống thiết mà trau chuốt, đặc biệt dùng nhuần nhuyễn nhiều điển cố trong kinh sách Nho giáo để dãi bày tâm trạng tình cảnh của mình. Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng than đứt ruột của người con gái phải bán mình chuộc cha, thì khúc Tự tình 自情 của Cao Bá Nhạ là tiếng kêu xé lòng của một thanh niên trí thức Nho học tràn đầy nhiệt huyết kinh bang tế thế, bỗng dưng oan khuất bị chế độ thối nát vùi dập, mà oái oăm là cả trong ngục tối con người vô tội và đau khổ ấy vẫn không quên nhắc đi nhắc lại hai chữ “hiếu trung”, “nợ quân thân” chưa báo. Bài này nguyên đề của tác giả là Tự tình khúc 自情曲, ở cuối văn bản này cũng ghi chú như vậy. Chưa rõ vì lý do nào người chép đổi lại tên là Cảm ngộ ngâm.”

Cao Vương Quan Thế Âm kinh  高王觀世音經

157. Quảng Tế Đường tàng bản  廣濟堂藏板 : Hà Nội  河内 , Tuế thứ Đinh Sửu niên tân thuyên [] 歲次丁丑年新鐫 . 19 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Ngoài bài tựa, sách in 4 tấm hình minh hoạ gồm: Bổn sư Thích Ca Như Lai 本師釋迦如來, Quan Thế Âm Bồ Tát 觀世音菩蕯, Quan Âm Thánh 觀音聖, Kim Cương 金剛. Toàn bộ nội dung là các bài tụng, kệ, tán, chú… và những nghi lễ đọc kinh Cao Vương Quan Thế Âm 高王觀世音.

Chú hồn lư quốc âm chân kinh  鑄魂爐國音真經

158. Hoa Phong Đường Mộc Ân đệ tử phụng thuyên  花風堂沐恩弟子奉鎸 , Hoàng triều Duy Tân Tân Hợi niên trọng thu sóc tuần giáng trứ [1911] 皇朝維新辛亥年仲秋朔旬降著 . 45 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Nội dung ghi lại khoảng 30 bài kinh giáng bút bao gồm các thể: Thị, văn, thi phú, thi ca, quy thức… của các vị Thiên Vương, Tiên, Chúa, Thánh, Thần như: Quan Thánh Đế Quân thị 關聖帝君示, Đổng Thiên Vương phụng trứ tự văn 董天王奉著序文, Chử đại tiên phụng giáng thi phú 褚大僊奉降詩賦, Ngô tiến sĩ phụng giáng thi ca 吳進士奉降詩歌…

Chu tộc gia phả  朱族家譜

159: [Bắc Ninh]  [北寧] . 58 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Gia phả họ Chu ở xã Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Ông tổ dòng họ hiệu là Chí Thiên, được tặng chức Tự thừa triều Mạc. Trong gia phả có thơ văn liên quan đến gia tộc.
1. Chu tộc thế thứ phả (bài Tựa).
- Tiếp đến là gia phả họ Chu ở xã Phù Lưu, huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh. Ông tổ hiệu Chí Thiên, tặng chức Tự thừa triều Mạc.
2.Hành trạng của các bậc tiên tổ họ Chu.
3. Nghi lễ chúc thọ.
4.Kê ngày sinh của tất cả mọi người trong nhà.
5.Văn tế ở từ đường họ Chu.
6. Văn tế ngày giỗ, tết nguyên đán, trung thu, cầu phúc, trung nguyên...”

Công văn tâm nang diệu ngữ (q.02)  攻文心囊妙語

160. 33 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : Các bài sớ quy y, nhập tự, sớ cầu an, giải bệnh tật, lễ gia tiên, vợ chồng xung khắc,…: Xuất gia quy y thế phát sớ 出家皈依剃髮疏, Thiền tăng trụ trì nhập tự sớ 禪僧住持入寺疏, Văn quan sám hối kì an sớ 文官懺悔祈安疏, Thứ nhân sám hối giải bệnh sớ 庶人懺悔解病疏, Phu thê xung khắc sám hối sớ 夫妻衝剋懺悔疏…Tổng cộng 33 bài.

Công văn tâm nang diệu ngữ (q.03)  攻文心囊妙語

161. 61 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : Các bài sớ cúng Phật vào các dịp lễ, giỗ chạp, con cúng cha mẹ, cha mẹ cúng con, chồng cúng vợ, vợ cúng chồng…: Tiến tôn sư trai tuần cúng phật sớ 薦尊師齋旬供佛疏, Hạ nhật tiến tôn sư cúng Phật sớ 夏日薦尊師供佛疏, Huý nhật tiến phụ mẫu sớ 諱日薦父母疏, Phụ mẫu tiến nam tử các tiết sớ 父母薦南子各節疏, Thê tiến phu nhất thất trai tuần sớ 妻薦夫一七齋旬疏,… Tổng cộng 75 bài.

Cứu kiếp hoàng kinh  救劫皇經

162. Bản tồn Hà Nội Ngọc Sơn văn vũ nhị đế điện  板存河内玉山文武二帝 : Hà Nội  河内 , Tự Đức nhị thập cửu niên tân thuyên [1876] 嗣德二十九年新 鐫 . 29 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : Nội dung ghi lại những lời giáo huấn của Ngọc hoàng thượng đế và nghi thức tụng kinh Ngọc hoàng Thiên tôn giảm tội, diên phúc, khu tà. Khuyên người đời sống trung thực, làm điều lành, lánh điều dữ, tích công đức, âm công cao đại, phúc lộc vô cùng.

Cứu thế linh kinh  救世靈經

163. Lập Thạch Xuân Lôi  立石春雷 . Tu Thiện Đường tàng bản  修善堂藏板 , Hoàng nam Duy Tân tứ niên tuế thứ canh tuất bát nguyệt thập bát nhật tí thời giáng [] 皇男維新四年歲次庚戌八月十八日子辰降 . 21 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Nội dung ghi lại các nghi thức tụng kinh: Tịnh thân chú 净身咒, Tịnh tâm chú 净心咒, Tịnh khẩu chú 净口咒, Tịnh đàn chú 净壇咒, Cử hương chú 舉香咒, những lời niệm chú, ba bản Tam bảo cáo khi tụng kinh, những cách thức quan trọng khi tụng kinh, mục đích là khiến cho con người luôn hướng thiện, tránh được tai ương bệnh tật, tà ma xâm hại.

Đại Nam Bảo Đại bát niên tuế thứ Quý Dậu hiệp kỷ lịch  大南保大八年歲次癸酉協紀曆

164. Đô Thành Thừa Thiên phủ  都城承天府 , Đại Nam Bảo Đại bát niên [1933] 大南保大八年 . 21 Images; 24 x 13 
Mô tả/description :

Đại Nam Bảo Đại thập cửu niên tuế thứ Giáp Thân hiệp kỷ lịch  大南保大十九年歲次甲申協紀曆

165. Đô Thành Thừa Thiên phủ  都城承天府 , Đại Nam Bảo Đại thập cửu niên [1944] 大南保大十九年 . 21 Images; 24 x 13 
Mô tả/description :

Đại Nam Bảo Đại thập thất niên tuế thứ Nhâm Ngọ hiệp kỷ lịch  大南保大十七年歲次壬午協紀曆

166. Đô Thành Thừa Thiên phủ  都城承天府 , Đại Nam Bảo Đại thập thất niên [1942] 大南保大十七年 . 20 Images; 24 x 13 
Mô tả/description :

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q.01-03)  大南正編列傳初集

167. Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản , Đoàn Văn Bình , Hoàng Hữu Xứng  阮仲合, 裴殷年, 張光亶, 段文評, 黃有稱 . Quốc sử quán triều Nguyễn  國史館朝阮 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Thành Thái nguyên niên thập nguyệt thập tam nhật đề [1889] 成泰元年十月十三日題 . 96 Images; 25 x 19 
Mô tả/description : “Bộ tiểu sử nhân vật do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Kết cấu toàn bộ công trình chia làm hai phần: Tiền biên và Chính biên. Phần Tiền biên do Tuy Thịnh Trương Đăng Quế làm tổng tài, gồm 6 quyển, ghi tiểu sử của các Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa và các bề tôi văn võ của 9 đời chúa Nguyễn từ Thái tổ Nguyễn Hoàng đến Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần. Phần Chính biên bắt đầu biên soạn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852), liên tục bổ sung chỉnh lí, nhưng phải mấy chục năm sau, đến đầu đời Thành Thái (1889) mới được khắc in. Đầu sách có biểu của các quan đầu Quốc sử quán Là Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên (tức Bùi Văn Dị), Trương Quang Đản… xin vua cho lệnh khắc in.
Phần chính biên soạn xong lần này lại ghi thêm là sơ tập, chỉ ghi chép các nhân vật thuộc về hai đời Hưng Tổ (cha Gia Long) và Thế Tổ (tức Vua Gai Long), còn các nhân vật thuộc các đời từ Minh Mệnh về sau sẽ chép vào nhị tập (Phần này gọi là Đại nam chính biên liệt truyện nhị tập, do Cao Xuân Dục làm tổng tài).
Chính biên sơ tập in xong năm 1889 gồm 33 quyển, chép tiểu sử các Hậu phi (q.1), Hoàng tử (q.2), Công chúa (q.3) của Hưng Tổ (thân sinh của Thế Tổ) và của Thế Tổ (vua Gia Long) cùng các bề tôi của Gia Long, kể cả bề tôi họ vua (q4-28). Phần cuối có thêm:
Q.29: Hạnh nghĩa kiệt truyện (Tiểu sử một số người có đức hạnh tiết nghĩa) và Liệt nữ liệt truyện (Phụ nữ tiết liệt).
Q.30: “Nguỵ” Tây liệt truyện: Tiểu sử 3 anh em họ Nguyễn Tây Sơn, địch thủ số một của nhà Nguyễn.
Q.31-33: Liệt truyện về ngoại quốc: Cao Miên (q.31), Xiêm La, Thuỷ Xá, Hoả Xá (q.32), Miến Điện, Chiêm Thành, Vạn Tượng (q.33).”

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q.04-07)  大南正編列傳初集

168. Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản , Đoàn Văn Bình , Hoàng Hữu Xứng  阮仲合, 裴殷年, 張光亶, 段文評, 黃有稱 . Quốc sử quán triều Nguyễn  國史館朝阮 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Thành Thái nguyên niên thập nguyệt thập tam nhật đề [1889] 成泰元年十月十三日題 . 82 Images; 25 x 19 
Mô tả/description : “Bộ tiểu sử nhân vật do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Kết cấu toàn bộ công trình chia làm hai phần: Tiền biên và Chính biên. Phần Tiền biên do Tuy Thịnh Trương Đăng Quế làm tổng tài, gồm 6 quyển, ghi tiểu sử của các Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa và các bề tôi văn võ của 9 đời chúa Nguyễn từ Thái tổ Nguyễn Hoàng đến Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần. Phần Chính biên bắt đầu biên soạn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852), liên tục bổ sung chỉnh lí, nhưng phải mấy chục năm sau, đến đầu đời Thành Thái (1889) mới được khắc in. Đầu sách có biểu của các quan đầu Quốc sử quán Là Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên (tức Bùi Văn Dị), Trương Quang Đản… xin vua cho lệnh khắc in.
Phần chính biên soạn xong lần này lại ghi thêm là sơ tập, chỉ ghi chép các nhân vật thuộc về hai đời Hưng Tổ (cha Gia Long) và Thế Tổ (tức Vua Gai Long), còn các nhân vật thuộc các đời từ Minh Mệnh về sau sẽ chép vào nhị tập (Phần này gọi là Đại nam chính biên liệt truyện nhị tập, do Cao Xuân Dục làm tổng tài).
Chính biên sơ tập in xong năm 1889 gồm 33 quyển, chép tiểu sử các Hậu phi (q.1), Hoàng tử (q.2), Công chúa (q.3) của Hưng Tổ (thân sinh của Thế Tổ) và của Thế Tổ (vua Gia Long) cùng các bề tôi của Gia Long, kể cả bề tôi họ vua (q4-28). Phần cuối có thêm:
Q.29: Hạnh nghĩa kiệt truyện (Tiểu sử một số người có đức hạnh tiết nghĩa) và Liệt nữ liệt truyện (Phụ nữ tiết liệt).
Q.30: “Nguỵ” Tây liệt truyện: Tiểu sử 3 anh em họ Nguyễn Tây Sơn, địch thủ số một của nhà Nguyễn.
Q.31-33: Liệt truyện về ngoại quốc: Cao Miên (q.31), Xiêm La, Thuỷ Xá, Hoả Xá (q.32), Miến Điện, Chiêm Thành, Vạn Tượng (q.33).”