Đại Nam nhất thống chí (q.09)  大南一統志

187. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán  高春育, 劉德稱, 陳燦 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Duy Tân tam niên thập nhị nguyệt sơ bát nhật đề [1909] 維新三年十二月初八日題 . 66 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Đầu sách có tờ tâu của Tổng tài, Toản tu Quốc sử quán triều Duy Tân đồng ký tên: Cao Xuân Dục 高春育, Lưu Đức Xứng 劉德稱, Trần Xán 陳燦, đề ngày 8 tháng 2 năm Duy Tân 3 (1909) tâu việc đã theo bản cũ chỉnh lý Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 cho gọn để tiện xem đọc. Cuối bài tâu có in chữ châu phê của vua cho làm theo lời tâu. Tiếp đến Phàm lệ gồm 30 điều, nói các sự việc từ sau Thành Thái 19 (1907) chưa kịp hội nhập vào sách này. Sau Phàm lệ đến bảng kê các chức danh: Ngoài Tổng tài và 2 Toản tu kê trên, hạng Biên tu còn kê tên: Nguyễn Thiện Hạnh 阮善行, Trương Tuấn Nhiếp 張駿[ ], Phạm Khắc Sung 范克充; Khảo hiệu: Lê Hoàn 黎完, Trần Cán 陳幹; Đằng lục 騰錄 18 người, Thu chưởng 1 người. Tiếp đến là bảng Tổng mục, tức là khung đề mục của cả bộ, như: 分野 Phân dã, 沿革 Duyên cách, 形勢 Hình thế, 氣候 Khí hậu, 風俗 Phong tục, 城池 Thành trì, 學校 Học hiệu, 戶口 Hộ khẩu, 田賦 Điền phú, 山川 Sơn xuyên, 溪潭 Khê đàm, 古蹟 Cổ tích, 祠廟 Từ miếu, 寺觀 Tự quán, 關汛 Quan tấn, 驛站 Dịch trạm, 里路 Lí lộ, 津渡 Tân độ, 橋梁 Kiều lương, 堤堰 Đê yển, 市集 Thị tập, 人物 Nhân vật, 土産 Thổ sản. - Toàn bộ gồm 17 quyển, chỉ bao gồm các tỉnh Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.”

Đại Nam nhất thống chí (q.10-11)  大南一統志

188. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán  高春育, 劉德稱, 陳燦 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Duy Tân tam niên thập nhị nguyệt sơ bát nhật đề [1909] 維新三年十二月初八日題 . 57 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Đầu sách có tờ tâu của Tổng tài, Toản tu Quốc sử quán triều Duy Tân đồng ký tên: Cao Xuân Dục 高春育, Lưu Đức Xứng 劉德稱, Trần Xán 陳燦, đề ngày 8 tháng 2 năm Duy Tân 3 (1909) tâu việc đã theo bản cũ chỉnh lý Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 cho gọn để tiện xem đọc. Cuối bài tâu có in chữ châu phê của vua cho làm theo lời tâu. Tiếp đến Phàm lệ gồm 30 điều, nói các sự việc từ sau Thành Thái 19 (1907) chưa kịp hội nhập vào sách này. Sau Phàm lệ đến bảng kê các chức danh: Ngoài Tổng tài và 2 Toản tu kê trên, hạng Biên tu còn kê tên: Nguyễn Thiện Hạnh 阮善行, Trương Tuấn Nhiếp 張駿[ ], Phạm Khắc Sung 范克充; Khảo hiệu: Lê Hoàn 黎完, Trần Cán 陳幹; Đằng lục 騰錄 18 người, Thu chưởng 1 người. Tiếp đến là bảng Tổng mục, tức là khung đề mục của cả bộ, như: 分野 Phân dã, 沿革 Duyên cách, 形勢 Hình thế, 氣候 Khí hậu, 風俗 Phong tục, 城池 Thành trì, 學校 Học hiệu, 戶口 Hộ khẩu, 田賦 Điền phú, 山川 Sơn xuyên, 溪潭 Khê đàm, 古蹟 Cổ tích, 祠廟 Từ miếu, 寺觀 Tự quán, 關汛 Quan tấn, 驛站 Dịch trạm, 里路 Lí lộ, 津渡 Tân độ, 橋梁 Kiều lương, 堤堰 Đê yển, 市集 Thị tập, 人物 Nhân vật, 土産 Thổ sản. - Toàn bộ gồm 17 quyển, chỉ bao gồm các tỉnh Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.”

Đại Nam nhất thống chí (q.16-17)  大南一統志

189. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán  高春育, 劉德稱, 陳燦 : [Thuận Hoá ]  [順化] , Duy Tân tam niên thập nhị nguyệt sơ bát nhật đề [1909] 維新三年十二月初八日題 . 120 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Đầu sách có tờ tâu của Tổng tài, Toản tu Quốc sử quán triều Duy Tân đồng ký tên: Cao Xuân Dục 高春育, Lưu Đức Xứng 劉德稱, Trần Xán 陳燦, đề ngày 8 tháng 2 năm Duy Tân 3 (1909) tâu việc đã theo bản cũ chỉnh lý Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 cho gọn để tiện xem đọc. Cuối bài tâu có in chữ châu phê của vua cho làm theo lời tâu. Tiếp đến Phàm lệ gồm 30 điều, nói các sự việc từ sau Thành Thái 19 (1907) chưa kịp hội nhập vào sách này. Sau Phàm lệ đến bảng kê các chức danh: Ngoài Tổng tài và 2 Toản tu kê trên, hạng Biên tu còn kê tên: Nguyễn Thiện Hạnh 阮善行, Trương Tuấn Nhiếp 張駿[ ], Phạm Khắc Sung 范克充; Khảo hiệu: Lê Hoàn 黎完, Trần Cán 陳幹; Đằng lục 騰錄 18 người, Thu chưởng 1 người. Tiếp đến là bảng Tổng mục, tức là khung đề mục của cả bộ, như: 分野 Phân dã, 沿革 Duyên cách, 形勢 Hình thế, 氣候 Khí hậu, 風俗 Phong tục, 城池 Thành trì, 學校 Học hiệu, 戶口 Hộ khẩu, 田賦 Điền phú, 山川 Sơn xuyên, 溪潭 Khê đàm, 古蹟 Cổ tích, 祠廟 Từ miếu, 寺觀 Tự quán, 關汛 Quan tấn, 驛站 Dịch trạm, 里路 Lí lộ, 津渡 Tân độ, 橋梁 Kiều lương, 堤堰 Đê yển, 市集 Thị tập, 人物 Nhân vật, 土産 Thổ sản. - Toàn bộ gồm 17 quyển, chỉ bao gồm các tỉnh Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.”

Đại Nam quốc sử diễn ca  大南國史演歌

190. 71 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách chép tay bằng chữ Nôm, không chép nguyên bản chữ Hán. Nội dung xin xem R.303.

Dao trì Vương mẫu tiêu kiếp cứu thế bảo sám toàn bộ  瑤池王母消刼救世寶懺全部

191. Ngọc Sơn Văn Vũ nhị đế điện  玉山文武二帝殿 : Hà Nội  河内 , Hàm Phong thập niên tuế tại Canh Thân hạ lục nguyệt [1860] 咸豐拾年歲在庚申夏六月 . 40 Images; 26 x 15 
Mô tả/description :

Di đà nhân quả chính kinh diễn âm  弥陀因菓正經演音

192. Kt   : Kntb   . 26 Images; 22 x 14 
Mô tả/description : “Sách nói về nguồn gốc đức Phật giáng sinh, khuyên nên siêng năng niệm Phật đọc kinh, không tham giàu sang, không ghét kẻ nghèo khó cơ hàn, phải biết nghĩ trước nghĩ sau, không nên chỉ biết việc trước mắt, kẻ thiện sẽ được ở chốn thiên cung còn kẻ ác sẽ bị đày nơi địa ngục”

Địa chí loại  地志類

193. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu  方亭阮文超 : Kntb   , Kn []  . 52 Images; 27 x 16 
Mô tả/description :

Địa lý gia truyền  地理家傳

194: Kntb.   , Kn. []  . 50 Images; 23 x 12 
Mô tả/description : “Sách xem địa lý phong thuỷ của tư gia truyền lại, có hình vẽ tiên thiên hà đồ, hậu thiên lạc thư, phục hy tiên thiên bát quái, bát quái phương vị...”.

An Nam địa cảo ký  安南地搞記

195: Kntb   , Kn []  . 60 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Nguyên sách không có tờ ghi tên tác giả. Sách ghi chép về hình thế địa mạch phong thuỷ các nơi trong nước ta, như một số vùng ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Sơn Nam, viết bằng thể thơ bốn chữ. Ví dụ viết về vùng Tây Hồ ở huyện Từ Liêm: “ Mạch chỉ Tây Hồ, Thuỷ trung viên châu, Thuỷ trướng nhi một, Thuỷ lạc nhi phù, Hoặc ẩn hoặc hiện… 脈止西湖, 水中圓珠, 水漲而沒, 水落而浮, 或隱或現” Có hình vẽ minh hoạ”

An Nam địa lý cảo  安南地理搞

196: Kntb   , Kn []  . 52 Images; 29 x 15 
Mô tả/description : “Sách gồm 2 phần:
Phần 1: đề An Nam địa lý cảo 安南地理搞: Bài Tựa nói Cao Quýnh [高迥] là cháu 8 đời của Cao Biền [高駢] sang nước Nam đi xem phong thuỷ các nơi mà khi xưa tổ tiên của mình chưa đến, xem xét hình thế rất rõ ràng ghi vào sách để truyền cho hậu thế xem biết. Cao Biền là An Nam đô hộ tiết độ sứ thời thuộc Đường Ý Tông, còn Cao Quýnh như bài tựa nói là cháu 8 đời của Cao Biền, cũng sang An Nam và viết địa lý phong thuỷ thì đáng ngờ là chi tiết nguỵ tạo.
Phần 2: đề An Nam địa mạch 安南地脈: Ghi thế đất (phong thuỷ) của một số huyện xã. Phần này chép chung trong tập là do có sự tương đồng với phần trước về nội dung địa lý phong thuỷ của nước An Nam nhưng về soạn giả thì sách ghi là Hoàng Phúc đời Minh không liên quan gì đến Cao Biền đời Đường”

An Nam nhất thống chí  安南一統志

197: Kntb   , Kn []  . 107 Images; 28 x 17 
Mô tả/description : “Bản này chỉ có 7 hồi đầu. Đây là sách tiểu thuyết lịch sử do các tác giả nhóm Ngô gia văn phái dòng họ Ngô Thì ở xã Tả Thanh Oai soạn. Nội dung sách kể chuyện lịch sử Việt Nam cuối thời Lê Trịnh, chính sự rối nát, kiêu binh phế ấu chúa Trịnh Cán lập chúa mới Trịnh Tông. Anh em Nguyễn Huệ nổi lên ở ấp Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long đánh tan quân Thanh xâm lược, vua Lê Chiêu Thống lưu vong sang nhà Thanh rồi chết ở Yên Kinh. Trong nước triều Tây Sơn thu phục nhân tâm, khuyến khích nhân dân yên cư lạc nghiệp, nhưng vua Quang Trung mất sớm, triều Cảnh Thịnh nhanh chóng mất lòng dân rồi sụp đổ bởi quân trung hưng của dòng họ chúa Nguyễn cũ. Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Gia Long…”

[Bác văn lục]  [ 博文錄]

198: Kntb   , Bảo Đại thập nhị niên Đinh Sửu thất nguyệt [1937] 保大十二年丁丑七月 . 117 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Sách không có tờ bìa nhưng tình trạng sách còn tốt, chữ chép chân phương dễ đọc. Nội dung sách chép lại một số truyện ký và truyền kỳ của Trung Quốc. Các truyện thường có một chủ đề về đạo đức ứng xử, nêu ngay ở tên truyện như Nhẫn ư huynh [忍於兄] (chịu nhịn với anh), Từ ư chúng [慈於񠏊] (nhân từ với mọi người), Hiếu ư thân [孝於親] (hiếu với cha mẹ), Vật phá nhân phương thuật [勿破人方術] (không phá thuật lạ của người), Chỉ dẫn thất lộ nhân [指引失路人] (chỉ dẫn cho người bị lạc đường)…
Các truyện đều không rõ xuất xứ, chỉ riêng ở truyện Khổ công giáo điệt (khổ công dạy cháu) có ghi “xuất Bác văn lục 出博文錄” nhưng cũng không ghi đủ các yếu tố thư mục như tác giả, nhà tàng bản… Cuối sách có một bài không có đầu đề, nội dung là lời tự thuật của Trần Củng Uyên người xã Ngoại Lãng huyện Thư Trì (nay thuộc xã Song Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình), 19 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1496) đời Hồng Đức. Quan hệ với phần chính, có lẽ chủ sách muốn thực hiện một sưu tập về nhiều truyện danh nhân Việt Nam (cho hợp với tên sách Bác văn…)”

Bạch Mã đại vương sự tích  白馬大王事跡

199: Kntb   , Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật. [1924] 啟定玖年柒月貳拾五日 . 19 Images; 30 x 17 
Mô tả/description : “Sưu tập thần tích, lấy tên theo tập đầu, nội dung gồm 4 văn bản: Bạch Mã đại vương sự tích [白馬大王事跡], Bảo Ninh công chúa sự tích [保寧公主事跡], Long Đỗ phúc thần sự tích [竜肚福神事跡], Linh Lang đại vương sự tích [ 靈郎大王事跡] ”

[Bạch Vân Am thi tập]  [白云庵詩集]

200. [ Bạch Vân Am Nguyễn Bỉnh Khiêm]  [白云庵阮秉謙] : Kntb   , Kn []  . 29 Images; 24 x 14 
Mô tả/description : “Sách rách nát mấy tờ đầu, còn lại 29 tờ, chép thơ của Bạch Vân Am Nguyễn Bỉnh Khiêm, có các bài như: Quá Kim Hải môn ký [过金海門記] - Thạch Giả sơn [ 石假山] - Hoa Cương tỉnh [花崗井] - Ngụ hứng [寓興] … Nhiều bài không có đầu đề”

Ái Châu hoà chính tiên sinh lục  愛州和正先生錄

201: Kntb   , Kn []  . 48 Images; 28 x 15 
Mô tả/description : “Sách gồm 2 phần:
Phần đầu: 30 tờ gồm các bài thơ Hán và Nôm như Ái Châu hoà chính tiên sinh lục [愛州和正先生録] của Hoà Chính tiên sinh, Thiên địa tạo sơn thuỷ phú [天地造山水賦] của Tả Ao tiên sinh, nói về phép xem phong thuỷ, về việc phân chia ngũ hành trong vũ trụ, mạch đất tốt xấu…
Phần thứ hai: 18 tờ chép về bí quyết xem các mạch của cơ thể con người để đoán tính tình, xem việc cát hung trong nhà, phép xem bói chân gà, xem giờ xuất hành, cầu tài…”

An Nam cửu long ca  安南九龍歌

202. Cao Biền  高駢 : Kntb   , Kn []  . 34 Images; 22 x 14 
Mô tả/description : “Chép địa lý núi sông Việt Nam theo phương pháp của các thầy địa lý phong thuỷ như Cao Biền, Lưu Đạt, Hoàng Vạn Toàn, Hoàng Phúc…
An Nam cửu long ca [安南九龍歌] do Cao Biền [高駢] đời Đường soạn tâu lên vua Đường khi làm Giao Châu đô hộ sứ. Từng bài lại viết về hình thế núi sông, thế đất từng huyện từng xã…”