Bảo xích tiện ngâm  保赤便吟

334. Đỗ Huy Liêu  杜煇僚 , Tân Sửu [1901] 辛丑 . 11 Images; 27 x 14 
Mô tả/description : “Cuối sách có bài dẫn của người in nói sách này là sách gia huấn do Đình nguyên Đỗ đại nhân người làng La Ngạn tức Đỗ Huy Liêu [杜煇僚] soạn. Đầu sách đề “ Long phi Tân Sửu 龍飛辛丑 ”. Sách thuộc loại giáo dục phổ thông, tóm tắt giáo huấn đạo đức làm người trong xã hội Nho giáo bằng thơ lục bát: Kể từ Thái cực sinh ra, Hoàng thiên phú dữ tính ta vốn lành, tính mình vốn ở trong mình, tập dữ tính thành tính mới cùng xa. Cho nên đạo đức mẹ, làm lời giáo huấn để mà dạy con…”.

Bắc Ninh tỉnh đốc học Vũ Lỗ Am trường văn  北寧省督學武魯庵場文

335. [Vũ Tông Phan]  [ 武宗番] : Kntb.   , Kn. []  . 130 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : “Sưu tập bài văn sách làm mẫu luyện thi văn sách ở trường học của Vũ Tông Phan, tất cả 37 bài: Nhân chủ dĩ cổ động thiên hạ chế ngự thần dân chi quyền mạc đại ư thưởng phạt 人主以鼓動天下制御臣民之權莫大於賞罰; Phong tục thiên hạ chi đại sự 風俗天下之大事; Nhân phẩm bất đồng nhi sự nghiệp diệc dị 人品不同而事業亦異; Nhân nghĩa giả nhân chủ chi thuật dã 仁義者人主之術也…”.

Bất khả lục  不可錄

336: Kntb.   , Kn. []  . 76 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : “Sách thuyết pháp đạo giáo, in lại của Trung Quốc”.

Bình thường lý thoại diễn quốc âm  平常理話演國音

337: Kntb.   , Thành Thái lục nguyệt nhật niên [1894] 成泰陸月日年 . 19 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Châm ngôn, tục ngữ chữ Hán diễn Nôm thể lục bát. Ví dụ: Bần cư trung thị vô nhân vấn 貧居中市無人問, Phú tại sơn lâm hữu khách tầm 富在山林有客尋. Diễn Nôm: Khó nghèo giữa chợ ai hay, Sang giàu dẫu chốn cỏ cây có người…Soạn giả là họ Nguyễn người thôn Mai Sơn xã An Lũng, hiệu Văn Trung Tử 安隴梅山人阮氏( 號文中子)”.

Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư  改良蒙學國史教科書

338: Kntb.   , Kn. []  . 43 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam dung cho người sơ học, cả trẻ con và người lớn. Đề là “cải lương” để tỏ ý soạn sách theo phương pháp sử học mới của tân học chứ không theo phương pháp của các sách lịch sử truyền thống. Đầu sách có bài tựa đại ý nói môn lịch sử ghi lại đất đai, nhân dân, triều đại, chính giáo của một nước. Học sử là để biết rõ dân tộc mình, đất nước mình. Sách trình bày lịch sử Việt Nam từ Hồng Bàng đến triều Nguyễn (đời Duy Tân 1907-1916), có nói qua các sự kiện như quân Nam Chiếu đánh nước ta, cuộc khởi nghĩa của người Lâm Ấp…Nội dung gồm 5 chương: 1-Thượng cổ thời đại 上古時代, 2- Bắc thuộc thời đại 北屬時代, 3-Trung cổ bột hưng thời đại 中古勃興時代, 4-Cận thế thống nhất thời đại 近世統一時代, 5-Tối cận thống nhất thời đại 最近統一時代. Cuối sách có truyện Đại thống lĩnh 大統嶺”.

Cảm đàm quốc âm chân kinh (q.02)  敢談國音真經

339: Kntb.   , Khải Định Kỷ Mùi [1919] 啟定己未 . 75 Images; 29 x 14 
Mô tả/description : “Thơ giáng bút mượn lời của Lã Tổ [呂祖], Lão Tử [老子], Chử Đồng Tử [渚同子], Trần Hưng Đạo [陳興道]…khuyên mọi người trung vua yêu nước, làm điều phúc thiện, cứu giúp kẻ hoạn nạn…”.

Cảm đàm quốc âm chân kinh (q.03)  敢談國音真經

340: Kntb.   , Khải Định Kỷ Mùi [1919] 啟定己未 . 73 Images; 29 x 14 
Mô tả/description : “Thơ giáng bút mượn lời của Lã Tổ [呂祖], Lão Tử [老子], Chử Đồng Tử [渚同子], Trần Hưng Đạo [陳興道]…khuyên mọi người trung vua yêu nước, làm điều phúc thiện, cứu giúp kẻ hoạn nạn…”.

Cảm ứng thiên tập chú  感應篇集註

341. Nguyễn Đắc Vọng  阮得望 : Kntb.   , Thiệu Trị thất niên bát nguyệt vọng nhật [1847] 紹治柒年八月望日 . 119 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Tác phẩm quan trọng hàng đầu trong danh mục Thiện Thư Trung Quốc, tên đầy đủ là Thái Thượng Cảm ứng thiên 太上感應篇. Nội dung sách thác danh Thái Thượng Lão quân giáng bút khuyên răn luân lý ứng xử cộng đồng, khuyến khích làm việc thiện trừ ác, thiện ác cảm ứng thần linh và đều có báo ứng.
Bài Tựa nêu cao ý nghĩa trợ giúp giáo hóa của loại sách khuyến thiện. Chính văn gồm bài Cảm ứng thiên đề là Thái Thượng Cảm ứng thiên 太上感應篇. Từ tờ 71 là bài Viên Liễu Phàm tiên sinh tứ huấn 袁了凡先生賜訓”.

Lại duyệt nhật kí – Duy Tân (1910)  吏閲日記-維新

342, Khải Định Canh Thân ngũ niên [1920] 啟定庚申五年 . 41 Images; 33 x 22 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 03 tháng giêng đến ngày 21 tháng 12 năm Khải Định 5 (1920).

Lại duyệt nhật kí – Khải Định (1921)  吏閲日記-啓定

343, Khải Định Tân Dậu lục niên đông [1921] 啟定辛酉陸年冬 . 40 Images; 33 x 22 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 01 tháng giêng đến ngày 27 tháng 12 năm Khải Định 6 (1921).

Canh Đình khoá tập sách văn  耕亭課習策文

344. Có nhan đề khác là Canh Đình Bùi Xuân Nghi 耕亭裴春沂: Kntb.   , Kn. []  . 93 Images; 17 x 15 
Mô tả/description : “Nội dung gồm các bài văn sách làm mẫu do Canh Đình [耕亭] làm, sưu tập các bài thuộc 4 chủ đề Đạo lý 道理- Dụng binh 用兵- Dụng nhân 用人- Quân đức 君德. Mỗi chủ đề có từ 1-3 bài”.

Lại duyệt nhật kí – Khải Định (1922)  吏閲日記-啓定

345, Khải Định Nhâm Tuất thất niên [1922] 啟定壬戌七年 . 53 Images; 33 x 22 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 03 tháng giêng đến ngày 19 tháng 12 năm Khải Định 7 (1922).

Lại duyệt nhật kí – Khải Định (1923)  吏閲日記-啓定

346, Khải Định Quý Hợi bát niên [1923] 啟定癸亥八年 . 36 Images; 33 x 22 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 02 tháng giêng đến ngày 28 tháng 12 năm Khải Định 8 (1923).

Lại duyệt nhật kí – Khải Định (1924-1926)  吏閲日記-啓定

347, Khải Định cửu niên Giáp Tí ,Khải Định thập niên Ất Sửu ,Bảo Đại nguyên niên Bính Dần [1924-1925-1926] 啓定九年甲子, 啓定拾年乙丑, 保大元年丙寅 . 118 Images; 33 x 22 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 4 tháng giêng năm Khải Định 9(1924) đến ngày 31 tháng 12 năm Bảo Đại 1 (1926).

Lại duyệt nhật kí – Thành Thái (1901)  吏閲日記-成泰

348, Thành Thái thập nhị niên thập nhất nguyệt thập nhất nhật [1901] 成泰十貳年拾壹月拾壹日 . 50 Images; 31 x 18 
Mô tả/description : Nhật kí của bộ Lại ghi chép danh sách những người được thăng bổ, giáng đổi chức quan,… từ ngày 05 tháng giêng đến ngày 28 tháng 12 năm Thành Thái 12 (1901).

Cao Biền tấu thư địa cảo  高駢奏書地稿

349. Cao Biền  高駢 : Kntb.   , Kn. []  . 35 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Bài tựa nói: Cao Biền làm Thứ sử Giao Châu thời thuộc Đường. Trước khi lên đường, vua Đường Trung Tông bảo Biền “Ông là người tinh thong học môn địa lý, sang Giao Châu cần lưu tâm những nơi có huyệt đất quý, xem xét mà yểm trừ hoặc phá bỏ đi để khỏi lo về sau”. Biền đến Giao Châu đi tuần sát khắp mọi nơi danh thắng. Những nơi non sông vượng khí linh thiêng như núi Tản Viên, núi Sài Sơn, Tây Hồ...Biền đều hết sức trấn yểm cho mất linh thiêng, nhưng không sao trấn yểm được, sau thôi không dám động thủ nữa. Các nơi thắng tích quý địa đó đông từ Nam Hải Đằng Giang, tây từ khe Linh Sơn, nam đến Chiêm Thành ở cuối địa giới Quảng Nam, các địa mạch đều được diễn giải thành Ngũ ngôn ca, Tứ ngôn ca. Cả bài tựa và dòng lạc khỏan đều do người nước ta mượn tên Cao Biền mà đặt ra.
Sau tựa là bài Đế vương quý địa đại huyết mạch các cục 帝王貴地大血脈各局, lần lượt nói về địa lý phong thủy Thăng Long, Chí Linh sơn, Cổ Pháp, Chu Diên, Tiên Du, Yên Sơn, Yên Lạc, Câu Lậu…”.