Quốc âm thi tạp sao  國音詩雜抄

57. 101 Images; 29 x 15 
Mô tả/description : Tập thi văn tạp sao tổng hợp gồm nhiều thể loại như: thơ, ca, khúc ngâm, chúc từ, phú, câu đối…Tờ đầu chép bài Liên Hoa động ca 蓮花洞歌; tiếp theo chép nhiều thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương và những bài khuyết danh... Đặc biệt có chép đầy đủ một số tác phẩm nổi tiếng như: Cung oán ngâm khúc 宮怨吟曲, Nhật tỉnh ngâm 日省吟, Thúy sơn vân mộng 翠山雲夢.

Tây du truyện  西遊傳

58. Quảng Thịnh đường tàng bản  廣盛堂藏板 , Duy Tân Nhâm Tý niên đông tân san [1910] 維新壬子年冬新刊 . 27 Images; 18 x 17 
Mô tả/description : Bản truyện Nôm khuyết danh thể 6 - 8, nội dung kể về Đường Tăng 唐僧 bị Sơn Quân (tức hổ) ăn thịt, nhờ Đại Thánh 大聖 hoá phép cứu sống.

Thạch Sanh tân truyện  石生新傳

59, Khải Định Đinh Tị trọng đông [1917] 啟定丁巳仲冬 . 47 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Truyện Nôm khuyết danh thể lục bát, kể chuyện Thạch Sanh nguyên kiếp trước là một Thái tử, sau đầu thai vào một nhà nghèo. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Thạch Sanh phải sống bên gốc đa, theo cha làm nghề đốn củi tự nuôi thân. Năm 13 tuổi, Thạch Sanh được tiên ông Lý Tĩnh dạy võ nghệ và phép thuật. Một hôm có người bán rượu tên là Lý Thông đi qua gốc đa, nhận kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Từ đó Thạch Sanh về sống chung với mẹ con Lý Thông. Khi đó trong vùng có một con chằn tinh dữ tợn, hàng năm phải nộp một mạng người cho nó ăn thịt. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình, Lý Thông lừa Thạch Sanh đi thay. Thạch Sanh đến miếu, đánh nhau với chằn tinh, cuối cùng giết được nó, cắt đầu đem về. Lý Thông thấy vậy liền nghĩ cách cướp công, nói rằng Thạch Sanh đã giết chết con vật quý của vua, tất không tránh khỏi tai vạ. Thạch Sanh sợ hãi phải bỏ trốn, Lý Thông được vua phong chức, sống giàu sang phú quý. Bấy giờ công chúa Quỳnh Nga dạo chơi ngoài vườn, bị đại bàng bắt đem đi. Thạch Sanh ngồi dưới gốc đa, nhìn thấy đại bàng bèn giương cung bắn. Đại bàng bị thương bay về hang. Thạch Sanh lần theo dấu máu, đến tận hang đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa. Lý Thông lo sợ, lại tìm cách dỗ dành người em kết nghĩa. Thạch Sanh nhận lời cứu công chúa giúp Lý Thông. Thạch Sanh xuống động, đánh nhau với đại bàng, cứu được công chúa. Lý Thông kéo công chúa lên khỏi miệng hang rồi lấp đá định giết chết Thạch Sanh. Thạch Sanh giết được đại bàng, cứu được con vua Thuỷ Tề. Con vua Thuỷ Tề nhận làm anh em kết nghĩa với Thạch Sanh và đưa chàng về thuỷ cung chơi. Vua Thuỷ Tề vui mừng, tặng chàng nhiều châu báu ngọc ngà nhưng chàng từ chối, chỉ xin một cây đàn thần rồi trở về. Công chúa Quỳnh Nga từ khi được cứu lên khỏi hang liền hoá câm. Thạch Sanh thì bị hồn của chằn tinh và đại bàng làm hại, bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, nhờ lính canh mà Thạch Sanh biết được sự bội nghĩa của Lý Thông. Trong lúc buồn bã, chàng đem đàn ra gảy "Đàn kêu ai chém xà vương, Đem nàng công chúa triều đường về đây. Đàn kêu hỡi Lý Thông mày, Cớ sao bội nghĩa lại rày vong ân?". Tiếng đàn vang đến tai công chúa. Nàng hết câm và kể đầu đuôi câu chuyện với vua cha. Vua gả công chúa cho Thạch Sanh, phong làm quận công và cho tự quyền xử trí Lý Thông. Thạch Sanh tha chết cho hắn. Nhưng trên đường về quê, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết. Nghe tin Thạch Sanh lấy được công chúa, thái tử 18 nước chư hầu tức giận hội binh sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, quân tướng các nước chư hầu đều lui binh. Thạch Sanh lại cho một niêu cơm nhỏ, nhưng quân lính chư hầu ăn mãi không hết. Nhân đó, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Các nước chư hầu thần phục, dân nước ta được sống cảnh thanh bình.”

Thanh Hoá quan phong  清化觀風

60. Vương Duy Trinh  王維貞 . 54 Images; 32 x 15 
Mô tả/description : Sưu tập dân ca phong tục tập quán của các châu huyện tỉnh Thanh Hoá: mừng đám cưới, mừng năm mới, mừng được mùa, nói về công việc nhà nông, thời tiết, vợ chồng khuyên nhau làm điều tốt, hát giao duyên… Ở những phần ghi chép thơ ca của các châu miền núi có ghi cả tiếng người dân tộc, gọi là tiếng châu, sau đó dịch ra tiếng kinh, gọi là tiếng chợ. Nhìn chung cuốn sách được coi là biên soạn có phương pháp, tư liệu sưu tầm có giá trị, giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa, một địa phương có truyền thống lâu đời của nước ta.

Thi ca thể cách tân cựu lục: Ca trù thể lục  詩歌體格新舊籙: 歌籌体籙

61. 45 Images; 26 x 18 
Mô tả/description : Sách chép các bài ca trù theo các kiểu 6-8; 7-7; 60-8. Từ tờ thứ 31 có chép mấy bài thơ chữ Hán của Nguyễn Công Trứ 阮公著, có cả phần diễn Nôm (cả thảy là 5 bài chữ Hán 5 bài diễn Nôm). Tiếp đến là các bài ca Nôm theo thể 6-8; 7-7; 6-8. Tờ 35 chép bài Chinh phụ ngâm 征婦吟 ( khác bài của Đoàn Thị Điểm), sau đó là bài Chức Cẩm hồi văn (Trước chữ Hán sau diễn Nôm). Tờ 41 chép nối bài ca trù Nhàn du 閒遊 thể song thất lục bát.

Thượng ngàn công chúa hợp diễn  上岸公主合演

62. 56 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : "Thơ chữ Nôm, thể song thất lục bát. Quẻ Càn:- Càn kim - Càn mộc - Càn thuỷ - Càn hoả - Càn thổ. Quẻ Khảm:- Khảm kim - Khảm mộc - Khảm thuỷ - Khảm hoả - Khảm thổ - Đệ nhị thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Cấn:- Cấn kim - Cấn mộc - Cấn thuỷ - Cấn hoả - Cấn thổ - Đệ tam thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Chấn:- Chấn kim - Chấn mộc - Chấn thuỷ - Chấn hoả - Chấn thổ - Dao lâu thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Tốn: - Tốn kim - Tốn mộc - Tốn thuỷ - Tốn hoả - Tốn thổ Quẻ Ly:- Ly kim - Ly mộc - Ly thuỷ - Ly hoả - Ly thổ - Huyền Thiên thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Khôn: - Khôn kim - Khôn mộc - Khôn thuỷ - Khôn hoả - Khôn thổ - Cửu thiên thánh mẫu hợp diễn."

Thuý Kiều thi  翠翹詩

63, Bảo Đại nhị niên thất nguyệt thập ngũ nhật sao lục [1927] 保大貳年柒月拾五日抄籙 . 42 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Nội dung được chia làm 2 phần: Phần 1: Chép Thúy Kiều thi 翠翹詩: Đầu sách chép bài "Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường 佳人不是到錢塘..."[của Phạm Quý Thích 范貴適], tiếp đến là bài tổng vịnh Truyện Kiều, tiếp sau là 20 hồi từ Đệ nhất hồi 第一回 đến Đệ nhị thập hồi 第二十回 đều có cốt truyện được diễn giải bằng 20 bài thơ Nôm vịnh cuộc đời Thuý Kiều 翠翹. Phần 2: Từ tờ 6b chép Lê gia Phúc Lăng trường thi tập tịnh tập lục 黎家福陵塲詩集并集籙: Giới tửu thi 戒酒詩, Giới kiêu thi 戒驕詩…

Vân Tiên cổ tích tân truyện  雲僊古跡新傳

64. Nguyễn Đình Chiểu  阮廷炤 . Liễu Văn Đường tàng bản  柳文堂藏板 , Khải Định nguyên niên thu tân san [1916] 啓定元年秋新刊 . 53 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Lục Vân Tiên là con nhà nghèo nhưng thông minh, học giỏi. Lần trên đường về Kinh đô dự thi, Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị bọn côn đồ giở trò cướp bóc, bèn ra tay cứu. Nguyệt Nga cảm phục, tưởng nhớ Vân Tiên, đắp tượng chàng và ngày đêm mong nhớ. Vân Tiên đến trường thi thì được tin mẹ mất, chàng phải trở về quê chịu tang. Trên đường về, thương khóc mẹ đến nỗi bị mù cả đôi mắt. Vân Tiên đến nhà vợ chưa cưới là Võ Thể Loan thì bị từ chối và bị nhốt vào hang đá. Vân Tiên được Tiên Ông cho thuốc làm sáng mắt và cứu ra khỏi hang. Cũng thời gian này, Nguyệt Nga bị bắt đi cống, nàng nhảy xuống sông tự vẫn thì được Phật Bà Quan Âm cứu. Vân Tiên mãn tang mẹ, thi đỗ Trạng nguyên, đánh dẹp được rợ Phiên, gặp lại Nguyệt Nga và kết duyên vợ chồng.”

[Xuân Hương quốc âm thi tuyển]  [春香國音詩選]

65. Xuân Hương di cảo  春香遺稿 . 18 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Tờ đầu rách nát không đọc được nơi và năm xuất bản. Mỗi trang chia hai tầng: tầng trên chữ Nôm, tầng dưới chữ quốc ngữ. Cả tập có 38 bài (trong đó có 3 bài không có phần quốc ngữ). Tên các bài: Vịnh chơi chùa, Đề tranh tố nữ, Lấy chồng chung, Cảnh Nhị Hà, Chơi Tây Hồ nhớ bạn, Cái cắng đánh nhau, Núi Ba Đèo, Thả thuyền chơi trăng, Người vô âm hộ, Không chồng mà chửa, Khóc chồng làm thuốc, Chùa Quán Sứ, Dạy trẻ con, Qua chốn chồng làm quan cũ, Khóc quan Vĩnh Tường, Chiếc bách (tức Gái goá), Đề chùa Trấn Bắc, Bánh trôi nước, Cùng quan Phạm tế tửu xướng hoạ (4 bài), Ghẹo sư, Núi Kẽm Trống, Tức sự, Quả mít, Bài vịnh nước Đằng tiểu quốc, Rắn mày rắn mặt, Con cua, Thơ vua Cao Tổ, Tặng tình nhân, Mừng người phải cách lại đỗ, Đề truyện Thị Kính (2 bài), Ông nghè Yên Đổ tự trào (?), Chợ trời Sài Sơn, Chợ trời Hương Sơn, Chúa Trịnh đề chùa Tiên (?), Người khất cái (ăn mày). Cuối sách là mấy bài không kèm theo chữ quốc ngữ: Hương Sơn ca khúc, Tiều ca, Trào tú ca.”

Xuân Hương thi tập  春香詩集

66. Phúc Văn Đường tàng bản  福文堂藏板 , Bảo Đại Canh Ngọ niên tân san [1930] 保大庚午年新刊 . 21 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : "Tờ đầu bị rách, chỉ còn thấy tên bài “Thơ hỏi nguyệt”, không còn nguyên văn. Tiếp sau là các bài: Thơ vịnh chùa Quán sứ (nói lái), Thơ vịnh chàng Tổng Cóc, Thơ dâng quả mít, Thơ hỏi nguyệt (bài thứ hai), Thơ qua am …, Thơ Đánh đu, Thơ…ăn trầu cau, Thơ cho ông Chiêu Hổ, Thơ vịnh người thụ nam, Thơ vịnh đi tu vô phát, Thơ tự tình, Thơ đề Tranh Tố nữ, Vịnh cái ốc nhồi, Thơ vịnh quan quan, Thơ vịnh hoà thượng bị ong đốt, Thơ vịnh núi Ba Đèo, Thơ khóc ông phủ Vĩnh Tường, Thơ vịnh bình than, Thơ đề núi Lã Vọng, Thơ vịnh tích Hằng Nga, Thơ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng, Thơ kêu cô hàng sách, Thơ nhàn, Thơ đi lấy chồng khác, Thơ chở thuyền chơi trăng v.v…Cả tập khoảng 60 bài được nhà in sách coi là thơ của Hồ Xuân Hương. Nhưng sách không có tựa bạt thuyết minh xuất xứ, cách thức sưu tầm v.v…Ngay chính tên sách cũng chỉ đề là “Xuân Hương thi tập”, chứ không đề rõ là “Hồ Xuân Hương”. Trong tập lại thấy lẫn cả bài Yên Đổ tam nguyên tự trào (?). Như vậy vấn đề văn bản thơ Hồ Xuân Hương rất phức tạp, mà văn bản của cuốn này cũng cần phải qua đối chiếu khảo sát , tạm thời chưa thể xác định Hồ Xuân Hương có phải là tác giả của cả tập hay của những bài nào.”

Mã Long Mã Phụng tân trò (q.02)  馬竜馬鳳新厨

67. Liễu Văn đường tàng bản  柳文堂藏板 : [Hải Dương]  [海楊] , Hoàng triều Khải Định tứ niên quý xuân tân soạn [1919] 皇朝啓定四年季春新撰 . 17 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : Truyện Nôm theo thể thơ (6 - 8), tầng trên chữ Nôm, tầng dưới là chữ quốc ngữ. Nội dung được phân theo từng hồi, hồi thứ nhất không có tên. Sách tổng cộng 17 hồi : Đệ nhị hồi Khuê nhân thủ tiết 第二回閨人守節, Đệ tam hồi Li duyên tái hợp 第三回離緣再合, Đệ tứ hồi Chinh phụ hoài tư 第四回征婦懷思, Đệ ngũ hồi Khải hoàn đế khuyết 第五回凱還帝阙…

Mã Long Mã Phụng tân trò (q.03)  馬竜馬鳳新厨

68. Liễu Văn đường tàng bản  柳文堂藏板 : [Hải Dương]  [海楊] , Hoàng triều Khải Định tứ niên quý xuân tân soạn [1919] 皇朝啓定四年季春新撰 . 16 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : Truyện Nôm theo thể thơ (6 - 8), tầng trên chữ Nôm, tầng dưới là chữ quốc ngữ. Nội dung được phân theo từng hồi, hồi thứ nhất không có tên. Sách tổng cộng 17 hồi : Đệ nhị hồi Khuê nhân thủ tiết 第二回閨人守節, Đệ tam hồi Li duyên tái hợp 第三回離緣再合, Đệ tứ hồi Chinh phụ hoài tư 第四回征婦懷思, Đệ ngũ hồi Khải hoàn đế khuyết 第五回凱還帝阙…

Phạm Công tân truyện  范公新傳

69. Quảng Thịnh Đường tàng bản  廣盛堂藏板 : Hà Nội  河内 , Khải Định tứ niên - Kỉ Mùi niên tân thuyên [1919] 啟定四年-己未年新鎸 . 52 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Phạm Công nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, dắt mẹ đi ăn xin. Cúc Hoa, con gái quan phủ đem lòng yêu, hai người lấy nhau. Phạm Công sau thi đỗ Trạng nguyên, vua định gả Công chúa cho, nhưng chàng từ chối vì đã có vợ. Vua giận bắt giam. Khi được thả về, Phạm Công cùng vợ sum họp được ít lâu thì Cúc Hoa mất để lại 2 con nhỏ. Phạm Công rất xót thương. Giặc giã nổi lên, vua sai Phạm Công đi đánh dẹp. Chàng mang hài cốt vợ và dắt 2 con cùng ra trận. Tướng giặc động lòng lui quân. Sau Phạm Công lấy Tào Thị làm vợ kế. Tào Thị là người lẳng lơ, độc ác, rất tệ bạc đối với con chồng, khiến chàng càng thương nhớ Cúc Hoa, và đã xin từ chức, xuống âm phủ tìm người vợ trước. Trải qua bao gian nan thử thách, cuối cùng vợ chồng con cái được sum vầy.

Ca trù  歌籌

70. 55 Images; 25 x 13 
Mô tả/description : “Nguyên sách không có tên chung, lấy theo tên thể loại bài đầu là ca trù. Sách rách một số tờ đầu, trong tập hiện có 2 phần: Chép những bài hát theo điệu ca trù. Ghi rõ điệu nào do kép hát, điệu nào do đào hát. Ví dụ: Giáo hương: kép hát, Lạc hương: đào hát, Thi hương lãng: đào hát, Tham thanh: đào hát, Thiết lạc: đào hát, Đại thạch: đào hát, Phản vinh cách: đào hát, Hãm cách: đào hát, Hà liễu cách: đào hát, Nam xướng: kép hát. Sau đó ghi các bài hát: Tứ đại cảnh khúc, Bình nam khúc, Nam thương khúc, Lưu thuỷ khúc, Quả phụ hàm oan khúc. Chép một số bài thơ, phú bằng chữ Nôm: Tiên tử thống Lưu Nguyễn xuất động phú, Khuyến tử, Nghênh hôn, Tôn Thất Tĩnh soạn ca, Ngự sử Doãn Đỗ ca, Lễ bộ thượng thư Nguyễn Đức Nho ca, Lang trung Trương Quốc Dụng, Thị lang Nguyễn Đình Tân, Cử nhân Trần Công Cơ, Tham tri Nguyễn Công Trứ, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân, Phó bảng Nguyễn Quý Đức, Cử nhân Cao Bá Quát, Viên tử Trần Thế Long, Hoàng giáp Trịnh Đình Thái, Viên tử Nguyễn Như Khuê, Hàn lâm, Viên tử Nguyễn Duy Lễ, Thị độc Đinh Viết Thận, Viên ngoại Nguyễn Quốc Miên, Tiến sĩ Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Nhàn tản quan Tạ Văn Cự, Giám sinh Trần Thế Chí, Trần đại vương ca, Trần vương tử ca, Trần Ngọc tế ca v.v...”

Ca trù điểm cổ pháp  歌籌點鼓法

71. 43 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách bị mối mọt, rách nát một số tờ đầu và cuối, lấy theo tên mục đầu trong sách. Nội dung: hướng dẫn phương pháp hát ca trù. Ca trù điểm cổ hữu pháp (chữ Hán): cách điểm trống khi hát ca trù, có nhiều cách. - Chấp cổ pháp - Thủ trù pháp - Luận trù pháp - Cẩm trù pháp - Trích xuất hữu đẳng hạng- Huyền thưởng cách gia đẳng. Giải thích vì sao lại gọi là 3 bước 5 cung. Nói về cách đi hát, vài cách đánh trống (chữ Nôm): Người đời xưa đặt ra thể cách hát ả đào, có nhiều cách khác nhau, tới 24 cách. Tiếng nhỏ là cung nam, tiếng lớn là cung bắc, cao thấp dịu dàng theo với đàn sênh phách cho hợp cung nào vào bậc ấy, không có nhầm lỗi mới phải cách hát. Cách đánh trống vãn: Đánh trống vãn cũng phải theo bậc hát, mà chỉ đánh được 3 tiếng thôi, hơn kém thì không hợp cách. Hơn kém mà phải có tiếng thưởng nữa mới được, mới hết tiếng trên thì không đánh trống vãn được, hoặc khi đã dư câu hát thì điểm 4 - 5 tiếng cho vui... Hướng dẫn cách điểm trống khi ngâm thơ ngũ ngôn, ngâm thơ thất ngôn, đọc phú, hát cung bức, cung bắc, vọng cổ, gửi thư, miễu nói, nói ong, hát miễu v.v... Cách thức xướng ca một số điệu hát (chữ Nôm): Hà nam cách, Hát trai cách, Giáo cổ cách, Giáo hương cách, Lạc hương cách, Thi hương luật, Ngâm vọng, Bắc phản, Hãm cách, Chúc thánh thọ v.v.. Đó là cách ca xướng nội thể. Thuộc ngoại thể là những điệu sau: Tỳ bà thi, Độc phú Tiền Xích Bích, Độc phú Hậu Xích Bích. Ngoài ra trong tập còn chép một số bài thơ Nôm: Lưu Thần Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai, - Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên nhân.- Tiên tử tống lưu Nguyễn xuất động, Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn, Lưu Nguyễn tái đáo Thiên Thai bất phục kiến tiên tử, Quốc âm tổng giải.”

Chinh phụ ngâm  征婦吟

72. 32 Images; 23 x 13 
Mô tả/description : Sách mất trang bìa, sách chia làm 3 tầng, tầng trên cùng là phần chú thích các điển cố điển tích, tầng giữa là nguyên tác chữ Hán theo thể trường đoản cú của Đặng Trần Côn, còn tầng dưới cùng là phần dịch ra chữ Nôm. Toàn bộ nội dung tác phẩm là nỗi niềm nhớ mong chồng và ước mơ cuộc sống lứa đôi của người thiếu phụ có chồng chinh chiến phương xa.