Biện chứng kì văn (q.12-15)  辨證奇聞

691. Trần Sĩ Thích  陳士鐸 . 79 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Quyển 1-2: Mục lục, nguyên nhân và các bài thuốc chữa bệnh thương hàn, trúng hàn, trúng phong, tì thống, tâm thống, yếu thống…; quyển 5-6: Phương pháp chữa trị các bệnh quan cách, trúng mãn, cổ trướng, hoả nhiệt, táo bón, tiêu khát…; quyển 9-11: Phương pháp chữa trị các bệnh đại tiểu tiện bí bất thông, cường dương, phát ban, ôn dịch, huyết khô, huyết băng, điều kinh…; quyển 12-15: Phương pháp chữa trị các bệnh về phụ nữ, trẻ em, ngoại khoa.

Biện chứng kì văn (q.09-11)  辨證奇聞

692. Trần Sĩ Thích  陳士鐸 . 87 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Quyển 1-2: Mục lục, nguyên nhân và các bài thuốc chữa bệnh thương hàn, trúng hàn, trúng phong, tì thống, tâm thống, yếu thống…; quyển 5-6: Phương pháp chữa trị các bệnh quan cách, trúng mãn, cổ trướng, hoả nhiệt, táo bón, tiêu khát…; quyển 9-11: Phương pháp chữa trị các bệnh đại tiểu tiện bí bất thông, cường dương, phát ban, ôn dịch, huyết khô, huyết băng, điều kinh…; quyển 12-15: Phương pháp chữa trị các bệnh về phụ nữ, trẻ em, ngoại khoa.

Bổ di chân truyền y học nguyên lưu (q.04)  補遺真傳醫學源流

693. 105 Images; 25 x 16 
Mô tả/description : Các bài thuốc chữa các bệnh được chia theo 12 môn: Huyền vận môn, đầu thống môn, phúc thống môn, yêu thống môn, hiệp thống môn, chư khí môn, thống phong môn, và chư trùng môn… Trong mỗi môn có chia thành từng loại bệnh nhỏ, có nói rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bổ di chân truyền y học nguyên lưu (q.07)  補遺真傳醫學源流

694. 85 Images; 25,5 x 14 
Mô tả/description : Các bài thuốc chữa các bệnh được chia theo 12 môn: Huyền vận môn, đầu thống môn, phúc thống môn, yêu thống môn, hiệp thống môn, chư khí môn, thống phong môn, và chư trùng môn… Trong mỗi môn có chia thành từng loại bệnh nhỏ, có nói rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.

Phân loại phú học chỉ nam  分類賦學指南

695. Dư Bính Chiếu  余丙照 . Tập Văn Đường tàng bản  集文堂藏板 , Tự Đức thứ 29 [1876] 嗣德弍十九年 . 100 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “In lại sách Trung Quốc. Không thấy rõ nguyên thư gồm bao nhiêu quyển, bản do nhà Tập Văn đường in lại đây (1876) chỉ có 2 quyển: Q.1: luận áp vận[ 論押韻] (bàn về cách áp vận): 1. Áp hư tự [押 虚序], 2. Nhân vận pháp [人韻法], 3. Xuất sắc vận [出色韻], 4. Áp nhân danh, địa danh [押人名,地名]. Q.2: Luận thuyên đề [論鎸提] Bàn về phép áp vần trong thể phú, không chỉ cần thiết đối với sĩ tử ngày trước, ở một mức độ nào đó người đọc ngày nay cũng có thể tham khảo để hiểu những nguyên tắc và đòi hỏi dùng vần trong các bài phú chữ Hán”

Phương Đình văn loại  方亭文類

696. Nguyễn Văn Siêu  阮文超 : Hà Nội  河内 . 126 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Nội dung: chiếu của Minh Mệnh ban cho Nguyễn Văn Siêu vào các dịp thọ 50 tuổi, đại khánh tiết, Tự Đức đăng quang…Biểu chúc tết và mừng vua…Kim sách tôn thuỵ hiệu cho Minh Mệnh và Nhân Hoàng thái hậu của Thiệu Trị. Kim tiên mừng Nhân hoàng thái hậu…Sắc thăng tước Hiệp biện Đại học sĩ cho Nguyễn Đăng Tuân…Sớ trình bày kế hoạch bảo vệ đê sông Nhị Hà…Báo cáo về cuộc hành trình sau khi đi sứ Trung Quốc trở về (gồm các thắng cảnh, núi sông, đường sá, các thư, khải, gửi các quan chức Trung Quốc…Bài minh đề ở Hiếu lăng (Minh Mệnh).
Các bài bàn về đạo đức và triết lý của Trang Tử, niên hiệu chính mà Khổng Tử dùng để chép kinh Xuân Thu. Bài bàn về học vấn, văn chương với các bạn Trung Quốc và Việt Nam, bài phân tích về đạo lý của kinh dịch, bài từ vịnh phong cảnh Tây Hồ, bài phú vịnh hoa mai…Các bài văn thù ứng, mừng thi đỗ, chúc thọ, viếng cha, khóc vợ…Hành trạng Bùi Huy Bích, Ngô Trọng Dực, Lê Nhận Trai. Văn bia ở đền tiết nghĩa nhà Lê, ở nhà thờ họ Trần ở Kim Loan…Tựa viết cho gia phả họ Phan ở Đông Ngạn”

Phan Bội Châu tiểu sử  潘佩珠小史

697. Liễu Văn Đường thừa khắc  柳文堂承刻 : Hải Dương  海楊 , Bảo Đại nguyên niên [1926] 保大元年 . 30 Images; 20 x 14 
Mô tả/description : “Sau 20 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, 5-1925 cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải rồi đưa về nước để xử án tử hình. Một phong trào quần chúng yêu nước rầm rộ nổi lên khắp nơi trong nước đòi ân xá cho cụ Phan. Tại toà án đại hình, cụ Phan đã dõng dạc bảo vệ chính nghĩa yêu nước của mình, lên án tội ác của thực dân Pháp xâm lược. Báo chí quốc ngữ trong khoảng thời gian này liên tiếp đăng tải các tin bài liên quan đến vụ án cụ Phan. Nhưng lúc bấy giờ radio thì chưa có mà số người biết đọc báo chí quốc ngữ cũng chỉ hạn chế rất ít trong tầng lớp trí thức học sinh, công chức ở thành thị. Nhà tàng bản Liễu Văn Đường đã nhờ người biết quốc ngữ và chữ Nôm kịp thời đưa tin cho lớp trung niên cả ở thôn quê và thành thị được đọc biết. Tập tiểu sử Phan Bội Châu có thể coi là một trong số những tài liệu khá sớm công bố tiểu sử của nhà chí sĩ cách mạng “Ông quê ở làng Đan Nhiễm huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, sinh năm 1866, năm nay 59 tuổi, thân phụ là cụ Phan Văn Phố, thân mẫu là cụ Phan Thị Xuân đỗ thủ khoa trường Nghệ năm Canh Tí (1900)…”. Tiếp sau là tiểu sử tóm tắt, tập sách có các chuyên mục:
-Cái quan niệm về việc cụ Phan: dư luận của các giới xã hội đối với sự kiện cụ Phan bị bắt.
-Nói về việc ân xá cụ Phan.
-Một người quan hệ với thời cục.
Việc nhà xuất bản (kiểu cũ) in ấn kịp thời tập sách này, cho thấy hầu như là trong một vài cố gắng cuối cùng, chữ Nôm vẫn theo sát những diễn biến lớn trong đời sống chính trị xã hội của đất nước, tập sách vì vậy cũng có tác dụng tốt đáng ghi nhận, đồng thời đến nay vẫn có giá trị tham khảo đối với những người nghiên cứu về Phan Bội Châu”

Phan Trần truyện trùng duyệt  潘陳傳重閲

698. Thần Khê Đồng Phong thừa thư  神溪桐峯承書 : Hà Nội  河内 , Duy Tân Nhâm Tí [1912] 維新壬子 . 31 Images; 23 x 12 
Mô tả/description : “Phan Trần truyện trùng duyệt là truyện Phan Trần duyệt lại, nội dung như truyện Phan Trần, một tác phẩm khuyết danh. Cốt truyện lấy sự tích từ một cuộc tình duyện đời Tĩnh Khang nhà Tống bên Trung Quốc. Truyện viết theo thể lục bát dài 936 câu. Phan Công và Phan Trần vốn là bạn cùng học và cùng làm quan tại triều. Hai bên hẹn ước: hễ một bên đẻ con trai, một bên đẻ con gái thì sẽ gả cho nhau. Về sau, họ Trần sinh con gái đặt tên là Trần Kiều Liên, họ Phan sinh con trai đặt tên là Phan Tất Chánh. Đúng như hẹn ước, họ Phan trao quạt, họ Trần trao trâm để làm vật đính hôn. Sau này Trần Công chết, gặp lúc loạn ly, mẹ con Trần Kiều Liên phải lánh nạn, chẳng may lạc nhau. Trần Kiều Liên vào tu ở chùa Kim Lăng, pháp danh là Diệu Thường. Phan Tất Chánh thi Hương đỗ Thủ khoa nhưng vào thi Hội bị trượt. Phan nhớ đến người cô tu ở chùa Kim Lăng bèn đến thăm và ở lại đấy dùi mài đèn sách. Gặp ni cô Diệu Thường, Phan cảm mến, nhờ vãi tên là Hương Công mai mối nhưng bị Diệu Thường cự tuyệt. Phan ốm tương tư, Diệu Thường phải đến thăm. Nửa đêm Phan định đến phòng của Diệu Thường để cám ơn nhưng bị Diệu Thường từ chối. Phan doạ tự vẫn nên Diệu Thường phải cho vào. Qua câu chuyện, hai bên nhận được nhau. Phan Tất Chánh về kinh thi Hội, đỗ Trạng nguyên. Tất Chánh xin sư cô cho cưới Kiều Liên rồi cùng về quê. Tới nhà, Kiều Liên gặp lại mẹ. Câu chuyện kết thúc có hậu như phần lớn các truyện Nôm dân gian khác: các nhân vật được hưởng cuộc đời hạnh phúc”

Phổ thông độc bản  普通讀本

699. Ngạc Đình cử nhân Phạm Quang Xán  鄂亭舉人范光璨 . Liễu Văn Đường tàng bản  柳文堂藏板 , Duy Tân tứ niên [1911] 維新四年 . 39 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Sách phổ cập kiến thức mới hồi đầu thế kỷ XX, mục đích nâng cao dân trí, khuyến khích dân chúng hăng hái độc lập tự cường. Mỗi bài đều có phần chữ Hán và phần chữ quốc ngữ.
Thiên văn [天文]: Bài 1: Tổng thuyết [總説]: Thiên văn, địa lý, vũ trụ. Bài 2: Địa cầu viên chuyển [地球圓轉]: Đất tròn như quả cầu cho nên gọi là địa cầu. Đất xoay tròn mà các loài vật trên mặt đất không rơi giữa trời…Bài 3: Địa cầu lưỡng động [地球兩動]: Đất có 2 chuyển động: một là Nhật động, hai là Niên động. Quả đất quay từ đông sang tây…Bài 4: Kinh vĩ độ [經緯度]. Bài 5: Phương hướng [方向]. Bài 6: Tứ thời [四辰]. Bài 7. Ngũ đái [五帶]: Chia làm 2 đới Hàn, Nhiệt, Xích đạo, Hoàng đạo. Các nước giàu mạnh thường ở ôn đới nhiều. Hàn đới thì dân thưa ít, kinh tế kém phát triển. Bài 8: Thái dương [太陽]. Bài 9: Thái âm [太陰]. Bài 10: Mặt trăng tròn khuyết. Bài 11: Nhật thực, nguyệt thực [日食月食].
Địa lý 地理: Bài 1: Tổng luận [總論]. Bài 2: Địa chất [地質]. Bài 3: Địa chi ngoại bộ [地之外部]. Bài 5: Thuỷ thành thạch [水成石]. Bài 6: Thạch phân loại [石分類]. Bài 7: Địa trung di tích [地中遺跡]. Bài 9: Khối thạch phân loại [塊石分類]. Bài 10: Thạch thán (Đá vôi) [石炭]. Bài 11: khoáng vật (thượng) [礦物上]. Bài 12: Khoáng vật (trung) [礦物中]. Bài 13: Khoáng vật (hạ) [礦物下]. Bài 14: Hải dương [海洋]. Bài 15: triều tịch [潮汐]. Bài 16: Giang hà hồ bạc [江河湖泊]. Bài 17: thuỷ tuyền [水泉]. Bài 18: Lục địa [陸地]. Bài 19: Cao nguyên, Để nguyên [高原抵原]. Bài 20: Sơn nhạc [山岳]. Bài 21: Hoả sơn [ 火山]. Bài 22: Địa chấn [地震]”

Phù lưu Nguyễn tiên sinh thi tập  芙蒥阮先生詩集

700. Nguyễn Đạt Chi  阮達之 : Hà Nội  河内 . 70 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Nguyễn tiên sinh tự Đạt Chi, đỗ cử nhân, người Sơn Đồng, chưa rõ tên thật.
1. Phần 1: Gồm các bài thơ chúc tụng, xướng hoạ, làm thay…như bài làm thay cả họ mừng ông chú họ lên lão, hoạ thơ ông chú, gửi Nguyễn đài…
2. Phần 2: Trướng văn tạp biên: trung từ tế mẫu văn, Môn sinh vãn sư ca khúc, Vãn Sơn Đồng ngũ khoa Nguyễn tú tài do học trò ở xã Dương Trù huyện Đường Hào tỉnh Hải Dương viếng, Y môn tế sư văn, Tế mẫu văn do Tú tài huyện Quế Dương hiệu là Chất Trực soạn thay người có tên là Khuông, Khấp ngoại tổ phụ trướng, Vãn hữu trướng, Tử khấp mẫu trướng, Chúng tôn khấp tổ mẫu trướng…”

Phú nghĩa tập  賦義集

701. 39 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Tập chép các bài phú luyện thi: Tử Lộ phụ mễ phú [子露附米賦], Thứ dân duy tinh (Tam đăng hoàng giáp Phạm tức Phạm Văn Nghị, một bài khác cùng đề của La Ngạn phó bảng Đỗ tức Đỗ Huy Uyển), Di Tề khấu mã (tiến sĩ Khiếu tức Khiếu Năng Tĩnh), Thiết cảng phú (Nam sử, Thiết cảng tại Nghệ An tỉnh địa phận), Thần nữ bất quá quán đàn phú [神女不過館壇賦], Hạc lập kê quần phú [鶴立鳮群賦], Ngô quý tử quải kiếm phú, Thái cú đông ly phú, Dã cốc linh phú [野谷靈賦], Chỉ diên phú, Luyện thạch bổ thiên phú [煉石補天賦], Ngãi nhân phú [刈人賦], Tâm học nguyên uyên phú [心學原淵賦], Mạch thu chí phú (có nét bút son phê 1 chữ to-Ngoại-ý phê ngoài đề), Khổng Tử mộng Chu công phú”

Phú tắc tân tuyển  賦則新選

702. Nguyễn Hoài Vĩnh ,Phạm Đình Ái ,Lý Văn Phức  阮懷永,范廷懓,李文馥 . Hội Văn Đường tàng bản  會文堂藏板 : Hương Trà  香茶 , Minh Mệnh thập tứ niên [1833] 明命十四年 . 83 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Tựa của Lân Chi Lý Văn Phức điểm lịch sử phát triển của thể loại phú: Tứ thời Chiến quốc ở nước Sở đã có Ly Tao thành thể tao, đến Hán Nguỵ Lục triều mở rộng thành thể Tuyển (văn tuyển), đều là những khách thơ cô thần, nhất thời phúng vịnh, có khi viễn vận. Đến đời Đường lấy phú làm thể tài để thi chọn kẻ sĩ, từ đó phú biền ngẫu thịnh hành. Nước Việt ta văn minh đã mở, học thuật so với Minh Thanh tuy khác mà một. Từ đời Trần dùng thể phú Bát vận để thi học trò. Triều Lê hưng lên cũng theo cách ấy, xem các bài như Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai…thể thi là Bát vận mà thanh vận câu chữ trong đó rực rỡ réo rắt, nhưng không phải là giống với phú của Trung Quốc trước đời Minh Thanh. Đến cuối Lê phú thể một lần cải biến, văn theo thời đổi thay. Hoàng triều (Nguyễn) văn trị sáng tỏ, phép thi ngày một tinh tường đầy đủ…trong đó có một bài thi về thể phú. Thánh thiên tử đẹp ý sùng văn…từng thấy các tập Giản kim, Tân hình đọc mà lấy làm hâm mộ…bèn tuyển chọn thành một tập, nhan đề là Phú tắc tân tuyển (bản của Thư viện Quốc gia không đủ bộ, chỉ có bốn quyển 1-2 và 5-6"

Phú tắc tân tuyển (q.01)  賦則新選

703. Nguyễn Hoài Vĩnh ,Phạm Đình Ái ,Lý Văn Phức  阮懷永,范廷懓,李文馥 . Hội Văn Đường tàng bản  會文堂藏板 : Hương Trà  香茶 , Minh Mệnh thập tứ niên [1833] 明命十四年 . 113 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Tựa của Lân Chi Lý Văn Phức điểm lịch sử phát triển của thể loại phú: Tứ thời Chiến quốc ở nước Sở đã có Ly Tao thành thể tao, đến Hán Nguỵ Lục triều mở rộng thành thể Tuyển (văn tuyển), đều là những khách thơ cô thần, nhất thời phúng vịnh, có khi viễn vận. Đến đời Đường lấy phú làm thể tài để thi chọn kẻ sĩ, từ đó phú biền ngẫu thịnh hành. Nước Việt ta văn minh đã mở, học thuật so với Minh Thanh tuy khác mà một. Từ đời Trần dùng thể phú Bát vận để thi học trò. Triều Lê hưng lên cũng theo cách ấy, xem các bài như Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai…thể thi là Bát vận mà thanh vận câu chữ trong đó rực rỡ réo rắt, nhưng không phải là giống với phú của Trung Quốc trước đời Minh Thanh. Đến cuối Lê phú thể một lần cải biến, văn theo thời đổi thay. Hoàng triều (Nguyễn) văn trị sáng tỏ, phép thi ngày một tinh tường đầy đủ…trong đó có một bài thi về thể phú. Thánh thiên tử đẹp ý sùng văn…từng thấy các tập Giản kim, Tân hình đọc mà lấy làm hâm mộ…bèn tuyển chọn thành một tập, nhan đề là Phú tắc tân tuyển (bản của Thư viện Quốc gia không đủ bộ, chỉ có bốn quyển 1-2 và 5-6”

Phụ nhụ thiển sử ca  婦孺淺史歌

704. Hoàng Dụng Đoan  黄用端 : Hà Tây  河西 . 25 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Thơ ngũ ngôn trường thiên chữ Hán diễn ca vắn tắt các triều đại Trung Quốc. Từ thời Tam hoàng, Ngũ đế con người còn sống hoang sơ, ăn lông ở lỗ, lấy lá cây che thân…đến Toại Nhân dạy dân nấu nướng, Phục Hy đặt bát quái, dạy dân lấy chồng, dùng thuốc chữa bệnh, đan lưới đánh cá; Hoàng Đế dạy dân may quần áo, làm ra xe thuyền, dùng binh chế áo giáp, nuôi tằm trồng dâu. Đó là cảnh thịnh trị thời trung cổ. Đến Thương Hiệt tạo ra chữ tượng hình. Nghiêu Thuấn đào giếng cày ruộng, sai Vũ trị thuỷ, truyền ngôi cho người hiền không truyền cho con. Đến các đời Hạ, Thương, Chu, Tần, Sở, Hán, Tam quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyễn, Minh, Thanh (mà tác giả gọi là bản triều), mỗi đời đều có đánh giá theo quan điểm của một nhà Nho. Đoạn viết về nhà Tần như sau:
Thuỷ hoàng diệt lục quốc, tự tôn xưng hoàng đế
Đương thời tạo thử danh, Chí kim vị định chế
Thiêu tận cổ kim thư, Khủng nhân đa thức tự
Nhân hội độc thư nhân, Thôi nhập khanh trung tử
Vạn lý trúc trường thành, Cấm nhân đái binh đao
Thuỳ tri Tần Nhị thế, Quốc diệt Sở, Hán tranh…”

Quan âm chân kinh diễn nghĩa  觀音真經演義

705. Gia Liễu Đường tàng bản  柳堂藏板 , Khải Định nguyên niên [1916] 啓定元年 . 55 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Bên trong đề: Quan thế âm thánh tượng chân kinh [觀世音聖像真經]. Nội dung gồm: Cao Vương Kinh nguyên dẫn [高王經原引], Nam Hải quan âm phật sự tích ca [南海觀音佛事跡歌]"

Quan âm chú giải tân truyện  觀音註觧新傳

706. Quan Văn Đường tàng bản  觀文堂藏板 : Hà Nội  河内 , Thành Thái thập nhất niên [1899] 成泰拾壹年 . 27 Images; 16 x 13 
Mô tả/description : “Giáo đầu bằng một đoạn nói sự cần thiết phải tu nhân tích đức: Nhân sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành cứu khổ rồi sau mới thành…Sau đó kể tích chuyện Quan Âm Thị Kính: Vốn xưa là đấng nam nhi, Mựa niềm tự thủa thiếu thời xuất gia…”