Tâm nang tam hựu tào quan  心囊三又曹官

789. 20 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : Sách nghiên cứu về lí số, dạy cách xem vận mệnh tướng số của con người. Mỗi tuổi đều ứng với các sao trong năm ấy. Có nói việc giải hạn trừ tai để được hưởng thọ dài lâu. Ví dụ tuổi Giáp Tí ứng với sao Tất, tuổi Đinh Mão ứng với sao Ngưu.

Tân khoa hội hương văn tuyển  新科會鄕文選

790. Trường Văn Đường tàng bản  長文堂藏板 , Thiệu Trị tam niên ngũ nguyệt Quý Mão khoa hội đình hương thí hợp tuyển [1843] 紹治叁年五月癸卯科會庭鄕試合選 . 73 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Biên soạn chọn lọc các bài kinh nghĩa, văn sách trong các kì thi Hương triều Nguyễn, tại khoa thi Quý Mão năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ở các trường Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, đề tài lấy trong Kinh, Sử, Tử, Tập, bàn về các vấn đề đạo đức, chính trị, kinh tế, xã hội.

Tân san nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.05)  新刊南藥神效十科應治

791. 59 Images; 27 x 16,5 
Mô tả/description : Bộ sách chỉ còn lại từ quyển 5 đến quyển 9. Q.5 các bệnh về khoa Bất thông 不痛. Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.7 các bệnh về khoa Nội thương 内傷. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒.

Tân san nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.07)  新刊南藥神效十科應治

792. 72 Images; 27 x 16,5 
Mô tả/description : Bộ sách chỉ còn lại từ quyển 5 đến quyển 9. Q.5 các bệnh về khoa Bất thông 不痛. Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.7 các bệnh về khoa Nội thương 内傷. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒.

Tân san nam dược thần hiệu thập khoa ứng trị (q.09)  新刊南藥神效十科應治

793. 53 Images; 27 x 16,5 
Mô tả/description : Bộ sách chỉ còn lại từ quyển 5 đến quyển 9. Q.5 các bệnh về khoa Bất thông 不痛. Q.6 các bệnh về khoa Cửu khiếu 九竅. Q.7 các bệnh về khoa Nội thương 内傷. Q.8 các bện về khoa Phụ nhân 婦人. Q.9 các bệnh về khoa Tiểu nhi小兒.

Quế Sơn Tiên sinh trường văn  桂山先生場文

794. Nguyễn Khuyến  阮勸 . 53 Images; 25 x 13 
Mô tả/description : “Tập ghi chép các bài văn mẫu ở trường học của Quế Sơn tiên sinh Nguyễn Khuyến. Phần thơ có 47 bài, phần nhiều là thơ vịnh cảnh, có các bài như: Mộ xuân tiểu thán, Dữ tử quan lai kinh đình thí, Tái hoà thị độc Trần Xuân Khê nguyên vận, Ức gia thi, Hạ nhật văn cô ác thanh hữu cảm…Từ tờ 23 đến 27 là phần trướng văn. Từ tờ 28 lại ghi tiếp 38 bài thơ: Trừ tịch dạ, Đinh Hợi nguyên đán nhị thủ, Tặng Việt Đông chủng đậu y thư. Cuối sách có bài Long trúc trượng ký và Thị chư nhi, Hạ Hoàng tú tài tân điệp”

Chính ngự y quan gia truyền  正御医官家傳

795: Bắc Ninh  北寧 . 48 Images; 28 x 15 
Mô tả/description : “Trên sách đề: Bắc Ninh Từ Sơn Đông Ngàn Đông ấp chính ngự y quan gia truyền thư 北寧慈山東岸東邑正御医官家傳書(sách thuốc gia truyền của quan chánh ngự y người ấp Đông huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), chưa rõ chính xác chỉ vị ngự y nào. Sách kê các phương thuốc chữa các bệnh: Thương hàn- Hư chứng- Nội chứng- Ho- Đi ngoài- Nôn mửa- Phù thũng- Lị- Lao nhiệt- Chướng bụng- Đau bụng- Đau lưng- Đau mắt- Viêm miệng- Viêm mũi- Xuất huyết. Một số bài thuốc chữa bệnh phụ nữ: Chứng viêm nhiễm- Thai sản: Xảy thai, động thai, ứ huyết sau sinh, trúng gió sau đẻ. Trước mỗi căn bệnh có nói về triệu chứng của bệnh đó, viết theo thể thơ Nôm 6-8. Sau đó là kê các thang thuốc bắc chữa bệnh”

Chu dịch quốc âm ca (q.01)  周易國音歌

796. Đặng Thái Bàng, Vũ Khâm Lân  鄧泰滂, 武欽憐 : Thăng Long  昇隆 , Gia Long Ất Hợi [1815] 嘉隆乙亥 . 92 Images; 28 x 18 
Mô tả/description : “Công trình nghiên cứu và phổ cập Kinh Dịch bằng quốc âm của nhà Đặng Thái Bàng. Đầu sách có bài Tựa giới thiệu về ông Đặng Thái Bàng và cuốn sách Chu dịch quốc âm ca quyết. Tựa của Phạm Quý Thích đại ý nói: việc diễn nghĩa Chu dịch không phải bắt đầu từ Đặng ông (Thái Bàng), xưa đã có diễn nghĩa của Phùng Tử Nghị Trai (tức Phùng Khắc Khoan). Nhưng sách của họ Phùng không còn truyền…Sách này tuy xuất từ Đặng ông mà làm cho nó được lưu hành chính là do Ngô hầu vậy. Đầu sách, sau các bài Tựa có: Quái biến đồ, Dịch đồ. Tiếp đến dòng tên đầy đủ của sách: Tích thiện đường Chu Dịch hội đính giải nghĩa diễn ca Quyển chi nhất 積善堂周易會訂解義演歌卷之一. Dòng đề tên người đồng soạn ghi: Tứ Kỳ Ngọc Lặc Vũ Tiên sinh đồng soạn 四奇玉勒武仙生同撰. Hồng Viễn đường nguyên bản 鴻遠堂源本.
Các trang chính văn đều chia hai tầng: Tầng trên đề Thượng kinh giải nghĩa, sau mỗi câu chữ Hán có giải nghĩa bằng chữ Nôm như: Tiềm long vật dụng 潛龍勿用(Rồng náu chớ dùng)…Tầng dưới là diễn ca lục bát giải thích ý nghĩa cát hung của từng hào”

Chu lễ tiết yếu (q.01)  周禮節要

797. Tân Tác Đường  作新堂 , Minh Mệnh thứ 8 [1827] 明命捌年 . 100 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách giáo khoa Nho học do Bùi Huy Bích [裴輝璧] biên tập theo phương pháp rút gọn chú giải của các nhà. Đầu sách có 2 bài Tựa của Minh nho Lâu Lý vương Chí Trường Bình Trọng Phủ 婁理王志長平仲斧 và Hoa Triêu Vũ Thuỷ Diệp Bồi Thứ 花朝武水葉培恕 đều đề năm Sùng Trinh Kỷ Sửu (1649). Nội dung sách nói về quan chế đời Chu gồm 6 thiên: Thiên quan 天官, Địa quan 地官, Xuân quan 春官, Hạ quan 夏官, Thu quan 秋官 và Đông quan 冬官. Sách Chu lễ 周禮 nguyên tên là Chu quan 周官, đến cuối đời Tây Hán được xếp vào loại sách kinh, thuộc Lễ kinh, dân gian vẫn thường gọi là kinh Chu quan 經周官. Sách này được coi là do Chu công 周公 soạn ra mà văn bản do Hà Gian Hiến vương 河間獻王 sưu tầm được. Tuy sách nói về quan chức chế độ nhà Chu, nhưng qua khảo cứu thấy có nhiều điều không phù hợp với thời Tây Chu. Tuy biết có vấn đề đó, nhưng trước sau Nho giáo cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi Chu lễ là sách thuộc hệ thống kinh điển. Loại sách tiết yếu của Bùi Huy Bích thông dụng cho các Nho sinh ngày trước, thường gọi là Bản Quan Hành"

Chu lễ tiết yếu (q.02)  周禮節要

798. Tân Tác Đường  作新堂 , Minh Mệnh thứ 8 [1827] 明命捌年 . 83 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách giáo khoa Nho học do Bùi Huy Bích [裴輝璧] biên tập theo phương pháp rút gọn chú giải của các nhà. Đầu sách có 2 bài Tựa của Minh nho Lâu Lý vương Chí Trường Bình Trọng Phủ 婁理王志長平仲斧 và Hoa Triêu Vũ Thuỷ Diệp Bồi Thứ 花朝武水葉培恕 đều đề năm Sùng Trinh Kỷ Sửu (1649). Nội dung sách nói về quan chế đời Chu gồm 6 thiên: Thiên quan 天官, Địa quan 地官, Xuân quan 春官, Hạ quan 夏官, Thu quan 秋官 và Đông quan 冬官. Sách Chu lễ 周禮 nguyên tên là Chu quan 周官, đến cuối đời Tây Hán được xếp vào loại sách kinh, thuộc Lễ kinh, dân gian vẫn thường gọi là kinh Chu quan 經周官. Sách này được coi là do Chu công 周公 soạn ra mà văn bản do Hà Gian Hiến vương 河間獻王 sưu tầm được. Tuy sách nói về quan chức chế độ nhà Chu, nhưng qua khảo cứu thấy có nhiều điều không phù hợp với thời Tây Chu. Tuy biết có vấn đề đó, nhưng trước sau Nho giáo cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi Chu lễ là sách thuộc hệ thống kinh điển. Loại sách tiết yếu của Bùi Huy Bích thông dụng cho các Nho sinh ngày trước, thường gọi là Bản Quan Hành”

Chu lễ tiết yếu (q.03)  周禮節要

799. Tân Tác Đường  作新堂 , Minh Mệnh thứ 8 [1827] 明命捌年 . 134 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách giáo khoa Nho học do Bùi Huy Bích [裴輝璧] biên tập theo phương pháp rút gọn chú giải của các nhà. Đầu sách có 2 bài Tựa của Minh nho Lâu Lý vương Chí Trường Bình Trọng Phủ 婁理王志長平仲斧 và Hoa Triêu Vũ Thuỷ Diệp Bồi Thứ 花朝武水葉培恕 đều đề năm Sùng Trinh Kỷ Sửu (1649). Nội dung sách nói về quan chế đời Chu gồm 6 thiên: Thiên quan 天官, Địa quan 地官, Xuân quan 春官, Hạ quan 夏官, Thu quan 秋官 và Đông quan 冬官. Sách Chu lễ 周禮 nguyên tên là Chu quan 周官, đến cuối đời Tây Hán được xếp vào loại sách kinh, thuộc Lễ kinh, dân gian vẫn thường gọi là kinh Chu quan 經周官. Sách này được coi là do Chu công 周公 soạn ra mà văn bản do Hà Gian Hiến vương 河間獻王 sưu tầm được. Tuy sách nói về quan chức chế độ nhà Chu, nhưng qua khảo cứu thấy có nhiều điều không phù hợp với thời Tây Chu. Tuy biết có vấn đề đó, nhưng trước sau Nho giáo cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi Chu lễ là sách thuộc hệ thống kinh điển. Loại sách tiết yếu của Bùi Huy Bích thông dụng cho các Nho sinh ngày trước, thường gọi là Bản Quan Hành”

Chu lễ tiết yếu (q.04)  周禮節要

800. Tân Tác Đường  作新堂 , Minh Mệnh thứ 8 [1827] 明命捌年 . 105 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách giáo khoa Nho học do Bùi Huy Bích [裴輝璧] biên tập theo phương pháp rút gọn chú giải của các nhà. Đầu sách có 2 bài Tựa của Minh nho Lâu Lý vương Chí Trường Bình Trọng Phủ 婁理王志長平仲斧 và Hoa Triêu Vũ Thuỷ Diệp Bồi Thứ 花朝武水葉培恕 đều đề năm Sùng Trinh Kỷ Sửu (1649). Nội dung sách nói về quan chế đời Chu gồm 6 thiên: Thiên quan 天官, Địa quan 地官, Xuân quan 春官, Hạ quan 夏官, Thu quan 秋官 và Đông quan 冬官. Sách Chu lễ 周禮 nguyên tên là Chu quan 周官, đến cuối đời Tây Hán được xếp vào loại sách kinh, thuộc Lễ kinh, dân gian vẫn thường gọi là kinh Chu quan 經周官. Sách này được coi là do Chu công 周公 soạn ra mà văn bản do Hà Gian Hiến vương 河間獻王 sưu tầm được. Tuy sách nói về quan chức chế độ nhà Chu, nhưng qua khảo cứu thấy có nhiều điều không phù hợp với thời Tây Chu. Tuy biết có vấn đề đó, nhưng trước sau Nho giáo cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi Chu lễ là sách thuộc hệ thống kinh điển. Loại sách tiết yếu của Bùi Huy Bích thông dụng cho các Nho sinh ngày trước, thường gọi là Bản Quan Hành”

Âm chất văn chú chứng  隂郅文註證

801. Ngọc Sơn từ tàng bản  玉山祠藏板 : Hà Nội  河内 , Tự Đức thứ 16 [1863] 嗣德拾陸年 . 63 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Sách khuyến thiện của đền Ngọc Sơn (Hà Nội), in lại sách Trung Quốc do Cần Tư đường biên tập, Đôn Mục đường hiệu chú, in năm Đạo Quang 10 (1830). Nội dung gồm:
- Văn Xương hoá thư toản yếu 文昌化書攢要: nói về tác dụng cảm hoá của Văn Xương đế quân [文昌帝君], gồm 2 thiên: nói về tác dụng cảm hóa của Văn Xương đế quân, gồm 2 thiên: nhân hoá và thần hoá.
-Văn Xương đế quân Âm chất văn chú chúng 文昌帝君隂郅文註証: gồm văn Âm chất của Văn Xương đế quân và 2 phần: chú 註tức là chú thích các điển cố, âm nghĩa của Âm chất văn và phần chứng 証 tức là kê dẫn các nhân vật, sự việc chứng minh đạo lý thiện ác báo ứng đã nêu trong Âm chất văn của Văn Xương đế quân”

Chu nguyên tạp vịnh  周原雜詠

802. Lý Văn Phức, Lê Văn Đức  李文馥, 黎文德 . 62 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “1.Tập thơ của Lý Văn Phức làm trong dịp đi sứ sang nhà Thanh năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Đầu tập có Tựa của Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ Thượng thư sung cơ mật viện đại thần kiêm quản Thái thường tự, Ân quang tử Lê Văn Đức đề năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Toàn bộ có khoảng 170 bài ghi lại cảm xúc, các sự kiện trên đường đi sứ. Cuối tập có phần phụ ghi chép lại các hoành phi câu đối ở các nhà công quán của các địa phương Trung Quốc.
2.Tập thơ của Hình bộ Hữu tham tri Hoàng Văn Thu làm khi vâng mệnh lên cửa ải Nam Quan đón tiếp sứ bộ nhà Thanh.
3.Chép lại một số tư liệu thơ văn, như: Tựa sứ Thanh Lao Sùng Quang (bố chánh sứ Quảng Tây)”

Cổ vũ Đoài giáp khoán lệ  鼓舞兑甲券例

803. 12 Images; 30 x 17 
Mô tả/description : “Đầu sách có bài dẫn nói về việc soạn khoán lệ của giáp Đoài phường Cổ Vũ, không nói rõ thuộc phủ huyện nào nhưng có nhiều khả năng là tên phường Cổ Vũ đời Lê thuộc nội thành Thăng Long, đời Nguyễn tách phường Cổ Vũ thuộc về 2 tổng Thuận Mỹ và Vĩnh Xương huyện Thọ Xương, nay là khu vực gần chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Lời dẫn nói bản thôn phụng thờ ba vị Thượng đẳng tôn thần. Hai giáp Đông Đoài đều có đền thờ. Giáp Đoài từ trước đã có đền thờ nhưng năm Tự Đức Quý Mùi (1883)có quan Pháp đến bắt triệt phá, nên bản giáp phải chuyển bài vị sang thờ chung bên đền thờ của giáp Đông. Năm ngoái đất được hoàn lại, lại mua thêm được mảnh đất của bà họ Nguyễn cạnh đó nền toàn giáp chung sức lại làm đền thờ mới, ba gian, vẫn phụng thờ ba vị tôn thánh như lệ cũ. Nay lập thành bản điều lệ để các đời cứ thế mà theo. Phần cuối kê các đạo sắc thần đã được phong tặng: 3 đạo sắc đời Cảnh Hưng năm thứ 14 (1753) và Chiêu Thống 1 (1787), 2 đạo triều Nguyễn, 1 đạo năm Đồng Khánh thứ 2 (1886), 1 đạo năm Thành Thái thứ 1 (1889)”

Công trực đại phu truyện  公直大夫傳

804. Trần Thị gia tàng  陳氏家藏 . 76 Images; 29 x 15 
Mô tả/description : “Tập truyện ký và tản văn gồm nhiều chuyện kể và lời bình tán về nhiều chủ đề nhân tình nhân sự. Nguyên sách không có tên chung, lấy tên truyện đầu làm tên sách. Được biết cuốn này nguyên là sách riêng của cố học giả Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (trên sách có ghi: Trần thị gia tàng 陳氏家藏). Toàn bộ gồm 148 bài mục ngắn, kê một số tên truyện, mục như: Công trực đại phu truyện 公直大夫傳, Tham đố hợp truyện 貪妒合傳, Bích ma tiểu truyện 辟魔小傳, Nghĩa địa quỷ 義地鬼, Lục phòng quỷ 綠房鬼, Chúc niên từ tịnh tự 祝年辭並序, Đồ sơn ký 塗山記, Lao yên thuyết 牢煙説, Văn hành công khí 文衡公器, Văn hương câu hoá 聞香俱化, Kim nhân thuyết tượng truyện 今人説象傳, Tinh tinh năng ngôn 猩猩能言, Thù tàm cổ truyện 蛛 蠶古傳, Sư thử tân truyện tịnh 獅鼠新傳並, Đẩu ngưu phong ký 斗牛風記, Đông hải tránh thần 東海諍臣, Trực đoan nhân truyện 直端人傳, Thạch nhân truyện 石人傳…
Có thể nhận ra tập truyện ký này có phong cách phần nào tương tự như các truyện ký cổ, nhưng lại có đặc điểm của những truyện, mục mới sáng tác trong thời gian muộn khi đã có sự hiện diện của văn hoá phương Tây tại Việt Nam”