Lập Trai thi tuyển  立齋詩選

926. Phạm Quý Thích  范貴適 . Hải Học đường  海學堂 : Hải Dương  海陽 . 55 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Đây là quyển 8 trong bộ Hải học danh thi hợp tuyển 海學名詩合選 khắc in đầu đời Gia Long khoảng trước 1815. Không có Tựa Bạt riêng, vào chính văn ngay với các bài: Tây hành đạo tiện hồi chuyển Kinh Bắc tỉnh thân [西行道便迴轉京北省親], Lữ trung diểu vọng [旅中杪望], Lữ xá cảm hoài [旅舍感懷], Tiến kinh tựu tệ xá [進京就敝舍], Từ quan thuật hoài [辞官述懷], Tống Đức Ninh phó Cao Bằng phủ [送德寧赴高平府], Đức Ninh tác thi lưu biệt kính hoạ nguyên vận [德寧作詩留别敬和元韻], Tống Đức Minh nhân hoài Hiếu Đức [送德寧因𢙇好德], Bất mị thư hoài [不寐書懷], Đăng Câu Lậu sơn [鄧句漏山], Vọng Tiên Tích sơn [望𠎣跡山], Khốc Phạm huynh Hiếu Đức [哭范兄孝德]…”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

927. Úc Văn Đường tàng bản  郁文堂藏板 , Thiệu Trị Tân Sửu [1841] 紹治辛丑 . 78 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Các bài thi Hương chọn lọc ở các trường Nam Định, Nghệ An, Hà Nội trong triều Nguyễn năm Thiệu Trị khoa Tân Sửu 紹治辛丑 bàn về đạo đức và chính trị. Có danh sách những người thi đỗ

Dương thị y phương quốc ngữ ca  楊氏醫方國語歌

928. 101 Images; 28 x 15 
Mô tả/description : “Bài thơ chữ Nôm làm theo thể lục bát viết về các bài thuốc chữa bệnh. Mỗi bài thuốc đều ghi tên các vị thuốc, liều lượng, cách dùng và công dụng của bài thuốc đó như: nhị trần thang, ngũ linh tán, huyền vũ thang, tứ quân thang…”

Đường thi hợp tuyển tường giải (q.04)  唐詩合選詳解

929. Lưu Văn Uý  劉文蔚 . Mỹ Văn Đường tàng bản  美文堂藏板 , Tự Đức năm thứ 2 [1849] 嗣德貳年 . 74 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Hợp tuyển, có chú thích và giải nghĩa 616 bài thơ Đường, xếp theo thể loại. Quyển 4: Thất ngôn tuyệt cú [七言絶句]; "

Đường thi hợp tuyển tường giải (q.05)  唐詩合選詳解

930. Lưu Văn Uý  劉文蔚 . Mỹ Văn Đường tàng bản  美文堂藏板 , Tự Đức năm thứ 2 [1849] 嗣德貳年 . 58 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Hợp tuyển, có chú thích và giải nghĩa 616 bài thơ Đường, xếp theo thể loại. Quyển 5: Luật thi [律詩]"

Kim Vân Kiều  金雲翹

931. Nguyễn Du  阮攸 . 68 Images; 20 x 14 
Mô tả/description : “Sách còn đầy đủ các trang bên trong, tiếc là đã bị rách mất thông tin hầu như là quan trọng nhất đối với một văn bản Truyện Kiều: mất tờ tên sách nên không biết nhà tàng bản nào và khắc in năm nào. Mép sách chỉ đề 3 chữ Kim Vân Kiều 金雲翹, không có chữ “tân truyện”. Mở đầu văn bản đã gặp mấy chữ như sau:
- Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/ Chữ tài chữ mệnh khéo vờ thẹn trăng
- Có nhà viên ngoại 員外 họ Vương/ …mãi ngoại 買外(khắc nhầm chữ viên 員thành chữ mãi 買 ).
- Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê/ Xuân xanh xấp thương…(khắc nhầm chữ xỉ 齒thành chữ thương 商)…
Ngoài ra còn rất nhiều câu thơ bị khắc nhầm khác nữa.
Văn bản truyện Kiều quả là vấn đề phức tạp, nhưng đến nay chưa có một công trình trình nào bao quát khảo sát cho hết các văn bản đã và hiện có. Một công trình nghiên cứu lịch sử truyện Kiều tất cần phải biết đến tất cả mọi diễn biến của quá trình lưu truyền văn bản. Bản sách này không những quá nhiều các chữ đọc nhầm khắc nhầm, lại còn không ít những câu chữ bịa tạc…tất sẽ không giúp chúng ta tìm được ngữ liệu gì cổ quý, nhưng làm cho sưu tập văn bản truyện Kiều được đầy đủ thì đó cũng là tác dụng của nó”

Lê triều hương tuyển (q.04)  黎朝鄕選

932. Đồng Văn Đường tàng bản  同文堂藏板 : Hải Dương  海陽 , Minh Mệnh thứ 7 [1826] 明命柒年 . 68 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Tuyển tập các bài văn thi Hương thời Lê ở các trường Nghệ An [乂安], Sơn Tây [山西], Hải Dương [海陽], Phụng Thiên [奉天], Thanh Hoá [清華], Kinh Bắc [京北], Sơn Nam [山南]. Mỗi bài văn đều ghi họ tên, quê quán người làm. Đề tài lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử, về các vấn đề trị nước, cầu người hiền tài, định thuế khoá, lập trường học, nguyên nhân thịnh suy của các triều đại”

Lễ trai văn tập  禮斎文集

933. Lễ Trai Trần Đôn Phục, Trần Xuân Vinh, Vũ Phạm Hàm  禮斎陳敦復, 陳春榮, 武范咸 , Thành Thái thứ 14 [1902] 成泰拾四年 . 69 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “40 bài văn sách dài và 60 bài văn sách ngắn đề tài lấy trong Kinh- Sử- Tử về các vấn đề đạo giáo, học vấn, luân lí, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá…”

Hương Sơn linh phả  香山靈譜

934. Trần Điền  陳田 , Khải Định thứ 5 [1920] 啓定五年 . 61 Images; 20 x 14 
Mô tả/description : “Diễn ca Phật tích chùa Hương. Lời dẫn nói chùa Hương Tích là nơi công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương xuất gia tu hành. Phần diễn âm gồm 12 hồi. Cuối cùng ghi họ tên những người đóng góp công đức in sách”

Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch  香山觀世音眞經新譯

935. Trần Xuân Thiều, Kiều Oánh Mậu  陳春韶, 喬瑩懋 : Hà Nội  河内 , Duy Tân Kỷ Dậu [1909] 維新己酉 . 49 Images; 24 x 13 
Mô tả/description : “Bản dịch Nôm sự tích bà Chúa Ba, con gái Trang Vương tu luyện thành Phật ở Hương Sơn. Có bài thơ đề chùa Hương (Đề Hương Sơn thi 提香山詩)”

Khâm định vịnh sử (q.10)  欽定詠史

936. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 113 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Công dư tiệp ký  公餘捷記

937. Vũ Phương Đề  武芳㮛 . 60 Images; 25 x 13 
Mô tả/description : “Đầu sách có bài tựa cho biết thuỷ tổ họ Vũ tính từ Vũ Hồn, quê gốc ở Phúc Kiến, sang Giao Châu làm Thứ sử thay cho Hàn Câu năm Hội Xương thứ nhất (841) đời Đường Vũ Tông. Thấy Giao Châu đất đẹp, chọn nơi làm nhà nhân đó đặt tên ấp là Khả Mộ, tên huyện là Đường An. Khả Mộ về sau đổi là Mộ Trạch. Sau đó là truyện các danh nhân tiếp theo phần nhiều cũng đều người họ Vũ Mộ Trạch. Các truyện tiếp theo: Tiết nghĩa, âm phần, Dương trạch, Thần quái. Hai tờ cuối sách là Tam danh Sừng Sỏ Sặt tích kể sự tích ba vị thần (đại vương) tên là Sừng, Sỏ, Sặt chép bằng một nét chữ khác và có lẽ mới sưu tập thêm về sau này”

Hương thí văn thức  鄕試文式

938. Gia Liễu Đường thừa sao  嘉柳堂承抄 : Hải Dương  海陽 , Thành Thái thứ 12 [1900] 成泰十二年 . 31 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Các bài văn và đề thi trong kì thi Hương triều Nguyễn năm Thành Thái Canh Tí 成泰庚子(1900) tại trường Nghệ An

Đại Việt sử ký toàn thư  大越史記全書

939. 76 Images; 28 x 13 
Mô tả/description : “Đây là bản sách chép tay. Không có Tựa, Bạt, không rõ ai sao chép. Nội dung: Bắt đầu ghi chép từ kỷ nhà Trần: Thái Tông hoàng đế (huý Cảnh), đến khi quân Minh sang diệt nhà Hồ, cho đến sự kiện Lê Lợi khởi binh ở Lam Sơn xưng là Bình Định Vương”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

940. Đồng Văn Đường thừa sao  同文堂承抄 , Đồng Khánh nguyên niên [1886] 同慶元年 . 34 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Những bài kinh nghĩa, văn sách, thơ phú lựa chọn trong các kì thi Hương của trường Hà Nam vào đời Nguyễn khoa Bính Tuất năm Đồng Khánh nguyên niên 同慶丙戌 ”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

941, Thành Thái Đinh Dậu [1897] 成泰丁酉 . 72 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : Các bài văn lựa chọn trong kì thi Hương triều Nguyễn khoa thi năm Thành Thái Đinh Dậu 成泰丁酉 (1897) ở trường Nam Định lấy đề tài trong Kinh, Sử, Tử, Tập bàn về các vấn đề đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội và những câu nói của bậc thánh hiền