Thái Tông hoàng đế ngự chế khoá hư tập 太宗皇帝御製課虚集
975. Trần Thái Tông
陳太宗 , Minh Mệnh Canh Tí [1840]
明命庚子 . 36 Images; 27 x 14
Mô tả/description : “Khóa hư tập 課虚集 cũng gọi là Khóa hư lục 課虚錄 tác phẩm hoằng pháp và nghiên cứu lý luận Phật học quan trọng của Trần Thái Tông (1218- 1277). Đầu sách có bài Tựa của Nguyễn Thận Hiên, hộ lý Ninh Thái Tổng đốc (pháp danh Pháp Minh Đại Phương) tức Nguyễn Đăng Giai, đề niên hiệu: 皇朝萬萬年歲次庚子季秋下澣 Hoàng triều vạn vạn niên tuế thứ Canh Tí quí thu hạ cán / Hạ tuần tháng 9 năm Canh Tí ( 1840) đời vua Minh Mệnh. Bài Tựa đại ý nói: Mùa thu năm Canh Tí (1840) ông đến thăm chùa Do Nha huyện Võ Giàng, trụ trì chùa ấy là nhà sư Thanh Hương đưa bản thảo Khóa hư lục ra nhờ ông đề tựa. Thận Hiên xác nhận “Tập Khóa hư lục này do vua Trần Thái Tông ngự chế, thực là vì con người tự vô thủy vô lượng kiếp đến nay đã để mất bản tâm, hiểu sai chính đạo, sa vào nỗi khốn khổ ba đường, ấy là do bởi lục căn sai trái. Nếu không sám hối tội trước thì khó mong chứng quả kiếp sau. Đó là lý do tại sao tập Khóa hư lục này được soạn ra vậy.” Sách gồm 3 quyển đóng chung 1 tập:
Q.Thượng (11 tờ) :Vào đầu là bài Tựa ngự chế của Trần Nhân Tông, giải thích đại ý: hình tượng Tứ sơn (4 núi) tượng trưng cho sinh lão bệnh tử, bốn nỗi khổ lớn của con người, soạn tập này không ngoài mục đích khuyến khích mọi người tu tâm dưỡng tính, vượt qua bốn núi đó, khôi phục bản tâm chân tính. Sau Tựa là các bài: Tứ sơn 四山 (Bốn núi), Phổ thuyết sắc thân 普説色身 (Rộng khuyên về sắc thân), Phổ khuyến phát tâm văn 普勸發心文 (Rộng khuyên phát tâm Bồ đề), Giới sát sinh văn 戒殺生文 (văn răn sát sinh), Giới thâu đạo văn 戒偷盗文 (văn răn trộm cắp), Giới sắc văn [戒色文], Giới vọng ngữ văn [戒妄語文], Giới tửu văn [戒酒文], Giới định tuệ luận [戒定慧論], Thụ giới luận [受戒論], Niệm Phật luận [念佛論], Tọa thiền luận [坐禪論].
Q.Trung (11 tờ): Các bài kệ, tụng hàng ngày: Dần thì cảnh sách kệ, Lục thì lễ sám, Sơ nhật chúc hương, Thử thời vô thường kệ.
Q.Hạ (12 tờ) : Hoàng hôn khuyến chúng kệ, Bát khổ kệ, Cảnh sách khuyến chúng kệ.
Khoá hư lục của Trần Thái Tông hiện còn có bản do Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ và Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội khắc in năm 1943 (R.37), nội dung tác phẩm cũng đã được dịch và xuất bản. Nhưng đối với việc nghiên cứu tư tưởng triết học và lý luận Phật học đời Trần thì văn bản do Nguyễn Thận Hiên biên tập và khắc in năm Minh Mệnh Canh Tý (1840) là một văn bản quý hiếm rất có giá trị.”