Thượng ngàn công chúa hợp diễn  上岸公主合演

62. 56 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : "Thơ chữ Nôm, thể song thất lục bát. Quẻ Càn:- Càn kim - Càn mộc - Càn thuỷ - Càn hoả - Càn thổ. Quẻ Khảm:- Khảm kim - Khảm mộc - Khảm thuỷ - Khảm hoả - Khảm thổ - Đệ nhị thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Cấn:- Cấn kim - Cấn mộc - Cấn thuỷ - Cấn hoả - Cấn thổ - Đệ tam thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Chấn:- Chấn kim - Chấn mộc - Chấn thuỷ - Chấn hoả - Chấn thổ - Dao lâu thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Tốn: - Tốn kim - Tốn mộc - Tốn thuỷ - Tốn hoả - Tốn thổ Quẻ Ly:- Ly kim - Ly mộc - Ly thuỷ - Ly hoả - Ly thổ - Huyền Thiên thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Khôn: - Khôn kim - Khôn mộc - Khôn thuỷ - Khôn hoả - Khôn thổ - Cửu thiên thánh mẫu hợp diễn."

Thuý Kiều thi  翠翹詩

63, Bảo Đại nhị niên thất nguyệt thập ngũ nhật sao lục [1927] 保大貳年柒月拾五日抄籙 . 42 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Nội dung được chia làm 2 phần: Phần 1: Chép Thúy Kiều thi 翠翹詩: Đầu sách chép bài "Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường 佳人不是到錢塘..."[của Phạm Quý Thích 范貴適], tiếp đến là bài tổng vịnh Truyện Kiều, tiếp sau là 20 hồi từ Đệ nhất hồi 第一回 đến Đệ nhị thập hồi 第二十回 đều có cốt truyện được diễn giải bằng 20 bài thơ Nôm vịnh cuộc đời Thuý Kiều 翠翹. Phần 2: Từ tờ 6b chép Lê gia Phúc Lăng trường thi tập tịnh tập lục 黎家福陵塲詩集并集籙: Giới tửu thi 戒酒詩, Giới kiêu thi 戒驕詩…

Vân Tiên cổ tích tân truyện  雲僊古跡新傳

64. Nguyễn Đình Chiểu  阮廷炤 . Liễu Văn Đường tàng bản  柳文堂藏板 , Khải Định nguyên niên thu tân san [1916] 啓定元年秋新刊 . 53 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Lục Vân Tiên là con nhà nghèo nhưng thông minh, học giỏi. Lần trên đường về Kinh đô dự thi, Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị bọn côn đồ giở trò cướp bóc, bèn ra tay cứu. Nguyệt Nga cảm phục, tưởng nhớ Vân Tiên, đắp tượng chàng và ngày đêm mong nhớ. Vân Tiên đến trường thi thì được tin mẹ mất, chàng phải trở về quê chịu tang. Trên đường về, thương khóc mẹ đến nỗi bị mù cả đôi mắt. Vân Tiên đến nhà vợ chưa cưới là Võ Thể Loan thì bị từ chối và bị nhốt vào hang đá. Vân Tiên được Tiên Ông cho thuốc làm sáng mắt và cứu ra khỏi hang. Cũng thời gian này, Nguyệt Nga bị bắt đi cống, nàng nhảy xuống sông tự vẫn thì được Phật Bà Quan Âm cứu. Vân Tiên mãn tang mẹ, thi đỗ Trạng nguyên, đánh dẹp được rợ Phiên, gặp lại Nguyệt Nga và kết duyên vợ chồng.”

[Xuân Hương quốc âm thi tuyển]  [春香國音詩選]

65. Xuân Hương di cảo  春香遺稿 . 18 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : “Tờ đầu rách nát không đọc được nơi và năm xuất bản. Mỗi trang chia hai tầng: tầng trên chữ Nôm, tầng dưới chữ quốc ngữ. Cả tập có 38 bài (trong đó có 3 bài không có phần quốc ngữ). Tên các bài: Vịnh chơi chùa, Đề tranh tố nữ, Lấy chồng chung, Cảnh Nhị Hà, Chơi Tây Hồ nhớ bạn, Cái cắng đánh nhau, Núi Ba Đèo, Thả thuyền chơi trăng, Người vô âm hộ, Không chồng mà chửa, Khóc chồng làm thuốc, Chùa Quán Sứ, Dạy trẻ con, Qua chốn chồng làm quan cũ, Khóc quan Vĩnh Tường, Chiếc bách (tức Gái goá), Đề chùa Trấn Bắc, Bánh trôi nước, Cùng quan Phạm tế tửu xướng hoạ (4 bài), Ghẹo sư, Núi Kẽm Trống, Tức sự, Quả mít, Bài vịnh nước Đằng tiểu quốc, Rắn mày rắn mặt, Con cua, Thơ vua Cao Tổ, Tặng tình nhân, Mừng người phải cách lại đỗ, Đề truyện Thị Kính (2 bài), Ông nghè Yên Đổ tự trào (?), Chợ trời Sài Sơn, Chợ trời Hương Sơn, Chúa Trịnh đề chùa Tiên (?), Người khất cái (ăn mày). Cuối sách là mấy bài không kèm theo chữ quốc ngữ: Hương Sơn ca khúc, Tiều ca, Trào tú ca.”

Xuân Hương thi tập  春香詩集

66. Phúc Văn Đường tàng bản  福文堂藏板 , Bảo Đại Canh Ngọ niên tân san [1930] 保大庚午年新刊 . 21 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : "Tờ đầu bị rách, chỉ còn thấy tên bài “Thơ hỏi nguyệt”, không còn nguyên văn. Tiếp sau là các bài: Thơ vịnh chùa Quán sứ (nói lái), Thơ vịnh chàng Tổng Cóc, Thơ dâng quả mít, Thơ hỏi nguyệt (bài thứ hai), Thơ qua am …, Thơ Đánh đu, Thơ…ăn trầu cau, Thơ cho ông Chiêu Hổ, Thơ vịnh người thụ nam, Thơ vịnh đi tu vô phát, Thơ tự tình, Thơ đề Tranh Tố nữ, Vịnh cái ốc nhồi, Thơ vịnh quan quan, Thơ vịnh hoà thượng bị ong đốt, Thơ vịnh núi Ba Đèo, Thơ khóc ông phủ Vĩnh Tường, Thơ vịnh bình than, Thơ đề núi Lã Vọng, Thơ vịnh tích Hằng Nga, Thơ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng, Thơ kêu cô hàng sách, Thơ nhàn, Thơ đi lấy chồng khác, Thơ chở thuyền chơi trăng v.v…Cả tập khoảng 60 bài được nhà in sách coi là thơ của Hồ Xuân Hương. Nhưng sách không có tựa bạt thuyết minh xuất xứ, cách thức sưu tầm v.v…Ngay chính tên sách cũng chỉ đề là “Xuân Hương thi tập”, chứ không đề rõ là “Hồ Xuân Hương”. Trong tập lại thấy lẫn cả bài Yên Đổ tam nguyên tự trào (?). Như vậy vấn đề văn bản thơ Hồ Xuân Hương rất phức tạp, mà văn bản của cuốn này cũng cần phải qua đối chiếu khảo sát , tạm thời chưa thể xác định Hồ Xuân Hương có phải là tác giả của cả tập hay của những bài nào.”

Mã Long Mã Phụng tân trò (q.02)  馬竜馬鳳新厨

67. Liễu Văn đường tàng bản  柳文堂藏板 : [Hải Dương]  [海楊] , Hoàng triều Khải Định tứ niên quý xuân tân soạn [1919] 皇朝啓定四年季春新撰 . 17 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : Truyện Nôm theo thể thơ (6 - 8), tầng trên chữ Nôm, tầng dưới là chữ quốc ngữ. Nội dung được phân theo từng hồi, hồi thứ nhất không có tên. Sách tổng cộng 17 hồi : Đệ nhị hồi Khuê nhân thủ tiết 第二回閨人守節, Đệ tam hồi Li duyên tái hợp 第三回離緣再合, Đệ tứ hồi Chinh phụ hoài tư 第四回征婦懷思, Đệ ngũ hồi Khải hoàn đế khuyết 第五回凱還帝阙…

Mã Long Mã Phụng tân trò (q.03)  馬竜馬鳳新厨

68. Liễu Văn đường tàng bản  柳文堂藏板 : [Hải Dương]  [海楊] , Hoàng triều Khải Định tứ niên quý xuân tân soạn [1919] 皇朝啓定四年季春新撰 . 16 Images; 19 x 13 
Mô tả/description : Truyện Nôm theo thể thơ (6 - 8), tầng trên chữ Nôm, tầng dưới là chữ quốc ngữ. Nội dung được phân theo từng hồi, hồi thứ nhất không có tên. Sách tổng cộng 17 hồi : Đệ nhị hồi Khuê nhân thủ tiết 第二回閨人守節, Đệ tam hồi Li duyên tái hợp 第三回離緣再合, Đệ tứ hồi Chinh phụ hoài tư 第四回征婦懷思, Đệ ngũ hồi Khải hoàn đế khuyết 第五回凱還帝阙…

Phạm Công tân truyện  范公新傳

69. Quảng Thịnh Đường tàng bản  廣盛堂藏板 : Hà Nội  河内 , Khải Định tứ niên - Kỉ Mùi niên tân thuyên [1919] 啟定四年-己未年新鎸 . 52 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Phạm Công nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, dắt mẹ đi ăn xin. Cúc Hoa, con gái quan phủ đem lòng yêu, hai người lấy nhau. Phạm Công sau thi đỗ Trạng nguyên, vua định gả Công chúa cho, nhưng chàng từ chối vì đã có vợ. Vua giận bắt giam. Khi được thả về, Phạm Công cùng vợ sum họp được ít lâu thì Cúc Hoa mất để lại 2 con nhỏ. Phạm Công rất xót thương. Giặc giã nổi lên, vua sai Phạm Công đi đánh dẹp. Chàng mang hài cốt vợ và dắt 2 con cùng ra trận. Tướng giặc động lòng lui quân. Sau Phạm Công lấy Tào Thị làm vợ kế. Tào Thị là người lẳng lơ, độc ác, rất tệ bạc đối với con chồng, khiến chàng càng thương nhớ Cúc Hoa, và đã xin từ chức, xuống âm phủ tìm người vợ trước. Trải qua bao gian nan thử thách, cuối cùng vợ chồng con cái được sum vầy.

Ca trù  歌籌

70. 55 Images; 25 x 13 
Mô tả/description : “Nguyên sách không có tên chung, lấy theo tên thể loại bài đầu là ca trù. Sách rách một số tờ đầu, trong tập hiện có 2 phần: Chép những bài hát theo điệu ca trù. Ghi rõ điệu nào do kép hát, điệu nào do đào hát. Ví dụ: Giáo hương: kép hát, Lạc hương: đào hát, Thi hương lãng: đào hát, Tham thanh: đào hát, Thiết lạc: đào hát, Đại thạch: đào hát, Phản vinh cách: đào hát, Hãm cách: đào hát, Hà liễu cách: đào hát, Nam xướng: kép hát. Sau đó ghi các bài hát: Tứ đại cảnh khúc, Bình nam khúc, Nam thương khúc, Lưu thuỷ khúc, Quả phụ hàm oan khúc. Chép một số bài thơ, phú bằng chữ Nôm: Tiên tử thống Lưu Nguyễn xuất động phú, Khuyến tử, Nghênh hôn, Tôn Thất Tĩnh soạn ca, Ngự sử Doãn Đỗ ca, Lễ bộ thượng thư Nguyễn Đức Nho ca, Lang trung Trương Quốc Dụng, Thị lang Nguyễn Đình Tân, Cử nhân Trần Công Cơ, Tham tri Nguyễn Công Trứ, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân, Phó bảng Nguyễn Quý Đức, Cử nhân Cao Bá Quát, Viên tử Trần Thế Long, Hoàng giáp Trịnh Đình Thái, Viên tử Nguyễn Như Khuê, Hàn lâm, Viên tử Nguyễn Duy Lễ, Thị độc Đinh Viết Thận, Viên ngoại Nguyễn Quốc Miên, Tiến sĩ Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Nhàn tản quan Tạ Văn Cự, Giám sinh Trần Thế Chí, Trần đại vương ca, Trần vương tử ca, Trần Ngọc tế ca v.v...”

Ca trù điểm cổ pháp  歌籌點鼓法

71. 43 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách bị mối mọt, rách nát một số tờ đầu và cuối, lấy theo tên mục đầu trong sách. Nội dung: hướng dẫn phương pháp hát ca trù. Ca trù điểm cổ hữu pháp (chữ Hán): cách điểm trống khi hát ca trù, có nhiều cách. - Chấp cổ pháp - Thủ trù pháp - Luận trù pháp - Cẩm trù pháp - Trích xuất hữu đẳng hạng- Huyền thưởng cách gia đẳng. Giải thích vì sao lại gọi là 3 bước 5 cung. Nói về cách đi hát, vài cách đánh trống (chữ Nôm): Người đời xưa đặt ra thể cách hát ả đào, có nhiều cách khác nhau, tới 24 cách. Tiếng nhỏ là cung nam, tiếng lớn là cung bắc, cao thấp dịu dàng theo với đàn sênh phách cho hợp cung nào vào bậc ấy, không có nhầm lỗi mới phải cách hát. Cách đánh trống vãn: Đánh trống vãn cũng phải theo bậc hát, mà chỉ đánh được 3 tiếng thôi, hơn kém thì không hợp cách. Hơn kém mà phải có tiếng thưởng nữa mới được, mới hết tiếng trên thì không đánh trống vãn được, hoặc khi đã dư câu hát thì điểm 4 - 5 tiếng cho vui... Hướng dẫn cách điểm trống khi ngâm thơ ngũ ngôn, ngâm thơ thất ngôn, đọc phú, hát cung bức, cung bắc, vọng cổ, gửi thư, miễu nói, nói ong, hát miễu v.v... Cách thức xướng ca một số điệu hát (chữ Nôm): Hà nam cách, Hát trai cách, Giáo cổ cách, Giáo hương cách, Lạc hương cách, Thi hương luật, Ngâm vọng, Bắc phản, Hãm cách, Chúc thánh thọ v.v.. Đó là cách ca xướng nội thể. Thuộc ngoại thể là những điệu sau: Tỳ bà thi, Độc phú Tiền Xích Bích, Độc phú Hậu Xích Bích. Ngoài ra trong tập còn chép một số bài thơ Nôm: Lưu Thần Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai, - Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên nhân.- Tiên tử tống lưu Nguyễn xuất động, Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn, Lưu Nguyễn tái đáo Thiên Thai bất phục kiến tiên tử, Quốc âm tổng giải.”

Chinh phụ ngâm  征婦吟

72. 32 Images; 23 x 13 
Mô tả/description : Sách mất trang bìa, sách chia làm 3 tầng, tầng trên cùng là phần chú thích các điển cố điển tích, tầng giữa là nguyên tác chữ Hán theo thể trường đoản cú của Đặng Trần Côn, còn tầng dưới cùng là phần dịch ra chữ Nôm. Toàn bộ nội dung tác phẩm là nỗi niềm nhớ mong chồng và ước mơ cuộc sống lứa đôi của người thiếu phụ có chồng chinh chiến phương xa.

Hạ dư nhàn thoại  暇餘閒話

73. 32 Images; 30 x 16 
Mô tả/description : Ghi chép một số lời bàn, thơ ca ngâm vịnh trong lúc nhàn rỗi, một số câu chuyện ngụ ý khuyên răn: Thuỷ sái thù tư 水洒殊滋: nhàn đàm về cách xử thế của chủ tớ, vợ chồng, anh em... Thổ Thạch kết giao 土石結交, Thù tàm đối thoại 蛛蠶對話: con nhện con tằm nói chuyện với nhau, Nhị kê dị chí 二鷄異志: hai con gà có chí khác nhau. Thử hạ cuồng ngâm 暑夏狂吟: Một số bài thơ chữ Nôm như: Hài đàm 諧談, Công môn đào lý 公門桃李; một số bài thơ chữ Hán: Tự thán 自歎, Tự giải 自解, Tuý luý ngâm 醉裡吟 để nói lên tâm tư tình của mình.

Liên Khê di tập  蓮溪遺集

75. Lê Ôn Phủ  黎温甫 : [Thanh Hoá]  [清化] , Hoàng triều Tự Đức ngũ niên Nhâm Tý xuân [1852] 皇朝嗣德五年壬子春 . 63 Images; 24 x 12 
Mô tả/description : “Tập thơ của Liên Khê [蓮溪] tự Ôn Phủ tên thật là Lê Bật Trực [黎弼直] người xã Đại Trung huyện Hoằng Hóa tỉnh[温甫],Thanh Hóa, đậu Hương cống khoa Cảnh Hưng 26 (1765) Ông là bạn thân của nhiều danh sĩ đương thời, nổi tiếng là người giỏi thơ văn, xuất khẩu thành chương. Đầu sách có bài Tựa của Lê Quang [黎光], cháu họ tác giả viết… Sau Tựa có đề “Quyển chi nhất 卷之壹” (1- 41a), nhưng các phần sau không thấy ghi số quyển tiếp theo. Vào sách có các bài như: Tặng Đỗ thiêm hộ [贈杜簽戶]; Tiễn Binh bộ quan khâm mệnh hồi triều [餞兵步官欽命回朝]; Tiễn Tổng trấn quan [餞縂鎮官];Tặng Bắc Thành tham viện Chấn Thanh hầu [贈北城參院震清侯]; Tặng Sử quán biên tu Trần công [贈史館編修陳公]; Tặng Đông Sơn Phủ Lý Trần công trúng Tiến sĩ (Trần công, xác định: Trần Lê Hiệu [陳黎校]) [贈東山甫里陳公中進士]; Tặng Kính Giang bá thăng thụ Nghệ An tham hiệp [贈鏡江伯陞授乂安參協] v.v…Trong các thơ tiễn tặng như đã kê có tên các danh sĩ đầu triều Nguyễn (Tổng trấn Bắc thành, Bắc thành tham viện Chấn Thanh hầu, Tiến sĩ Biên tu sử quán Trần Lê Hiệu v.v… và nhiều thơ khác tặng Ninh Bình trấn tham hiệp, tặng tri huyện Hương Sơn, tri phủ Đức Thọ, tri huyện bản huyện (tức huyện Hoàng Hóa), tặng Hoan châu danh sĩ Đinh Bạt Nhự v.v… Từ tờ 41b là Liên Khê nam hành tạp vịnh 蓮溪南行雜詠. Đầu phần Nam hành tạp vịnh này có bài tựa ngắn của tác giả, phần nhiều có làm thơ ghi lại để ghi nhớ các nơi đã đi qua: Đề Eo ống lộ, Quá Tiên Lý Bùi thị cố trạch, Quá Lục Niên sơn cảm tác, Quá Tiên Sơn từ, Quá Kinh Dương vương từ, Quá An Toàn ký Hàn Khê Bùi công xướng nghĩa sự, Quá Lưỡng trạng nguyên từ, Vọng Thiên Cầm sơn hoài cổ, Quá Nhĩ Luân nhàn diểu, Quá Tam Đồn hoài cổ, Quá Linh Giang tức sự, Quá Trấn Thủ luỹ hoài cổ v.v… Tiếp sau còn có các bài Hóa Châu trường sa sơn kí, Hóa Châu bạch sa sơn kí, viết về Cồn cát dài và Cồn cát trắng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị. Đến tờ 62 có lẽ đã hết tập Nam hành, tờ 63 là bài nói về vị trí chuyển dịch xưa nay của Cửa Hội triều ở Thanh Hóa.”

Loa Hồ miếu thi ca huấn thị ký lục tập  螺湖廟詩歌訓示記錄集

76, Bảo Đại nguyên niên [1926] 保大元年 . 39 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : Tập thơ ca chữ Hán và Nôm tạp sao của một tác giả (chưa rõ tính danh) nhà ở bên Loa hồ (ở Cổ Loa ? ). Thường là các bài thơ không có nhan đề được tác giả viết xen kẽ lẫn nhau giữa thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, thêm nữa là chép Đại tự, câu đối, các bài chúc văn, văn tế, nhạc cung đình…

Lữ trung ngâm  旅中吟

77. Lê Huy Dao  黎徽瑤 . 66 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : "Sách do Dao Trì bá Lê Huy Dao (nguyên danh là Huy Vĩ người xã Cựu Nhân Mục huyện Thanh Trì)soạn. Cháu gọi Lê Huy Dao bằng cậu là Đỗ Lệnh Thiện, tiến sĩ khoa Đinh Mùi, Hàn lâm kiểm thảo, hiệu Nhân Khê Hạo Dưỡng phủ biên tập. Phạm Quý Thích nhuận chính và đề tựa. Sách có 2 phần thượng,hạ. Phần thượng chỉ có 5 tờ, chủ yếu là bài Tựa và các dòng đề từ. Phần hạ chép thơ văn, cuối còn có các bài hịch, văn tế : Thảo Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh hịch, Dụ trung nghĩa hào kiệt hịch, các bài thơ Hoài cổ, Ai điếu, văn tế Lê Chiêu Thống, câu đối, thơ giáng bút (mượn lời Hàn tiên, tức tiên Hàn Dũ; Lý tiên, tức tiên Lý Bạch v.v…có bút son phụng điểm phía bên trên), các bài hịch: Dụ tứ phương cần vương đối Tây Sơn hịch, Dụ trung nghĩa hịch, Dụ Thanh Nghệ nhị xứ hịch, Văn tế Trịnh Bồng - Yến Đô vương, cuối sách chép một bài thơ của Phạm Quý Thích: Quá Vũ hầu Trương Dao cố hương hữu cảm.”

Nam phong giải trào  南風解嘲

78. Ngô Đình Thái  吳廷泰 . 107 Images; 30 x 16 
Mô tả/description : “Một sưu tập văn học khá phong phú, gồm 3 phần chính: Nam phong giải trào: tập thơ sưu tập từ thơ ca dân gian theo kiểu Kinh Thi của Trung Quốc nhưng bằng chữ Nôm, có phần giải thích bằng chữ Hán, chia ra các thể phú, tỉ, hứng. Phần này trên sách đề là Cố Lê Bảo Triện Đinh Mùi khoa hoàng giáp Liễu Trai Trần tiên sinh (tức Trần Danh Án) soạn, Bái Dương giải nguyên Ngô Hạo Phu nhuận. Chi tiết về việc Trần Danh Án soạn sách này chưa thể xác định. Hải Thượng Đỉnh Trai tiên sinh quốc âm thi tập. Tên hiệu của tác giả này hầu như chưa thấy xuất hiện đâu khác. Vả lại, tuy đề như vậy nhưng trong tập chép lẫn cả thơ Nôm của Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, có cả một số bài thơ Đường của Trung Quốc ( kèm phần dịch Nôm). Bùi gia Hàn luật tạp diễn (Nôm), chép lẫn các bài văn chúc thọ, văn tế Nôm. Nhưng trong phần này lại thấy có cả Mộc Lan truyện diễn âm, Hồi văn diễn âm, Trường hận ca diễn âm, và bài Bạt bản dịch Tỳ bà hành của Hà Tông Quyền viết năm Minh Mạng 12 (1831), Tỳ bà hành diễn âm, Quy khứ lai từ diễn nghĩa, Chinh phụ ngâm diễn nghĩa v.v... Như vậy, tập này có nhiều tư liệu văn học, nhưng vấn đề văn bản học của nó chắc chắn là khá phức tạp, còn phải chờ nghiên cứu.”