Dược tính phú  藥性賦

815. 135 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Gồm 2 quyển:
Quyển 1: Dược tính phú 藥性賦: bài nói về tính năng, công dụng của các loài thuốc. Trạch Viên môn truyền tập yếu thư 澤圓門傳集要書: 13 thiên, phần đầu (7 thiên) do La Khê Tả Lĩnh quan tiên sinh 羅溪左領官先生 soạn, ghi triệu chứng và phương thuốc điều trị các bệnh: thổ tả, hàn nhiệt, trúng phong, bệnh thấp, bệnh say nắng, ngã nước, bệnh phụ nữ, họ, bệnh về huyết, đau bụng, trẻ con, ung nhọt. Phần sau (6 thiên) do Trạch Viên tiên sinh 澤圓先生 tục biên.
Quyển 2: Y thư mục lục 醫書目錄: mục lục sách y do Nguyễn Tam Sở người tỉnh Bắc Ninh làm việc ở Thái y viện soạn”

Dược văn  藥文

816. 16 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Bài văn xuôi viết về nguyên lý khám bệnh và chữa bệnh. Người béo thì đờm nhiều, khí không thông mà sinh bệnh uất. Người gầy thì huyết kém. Béo mà nhiệt thì thuốc mát không làm hạ được nhiệt. Gầy mà khí thịnh thuốc nóng không làm ấm nóng lên được…Vì vậy khi xem bệnh phải xem thể tạng người để gia giảm thuốc. Trước hết do ăn uống, do tinh thần mà sinh bệnh. Ví dụ đối với người trước giàu sau nghèo, buồn phiền mà tì uất, người công danh phát sớm, chí phóng đãng mà khí huyết nhanh suy vì vậy phải căn cứ vào tinh thần người bệnh mà gia giảm thuốc…”

Đại học toát yếu  大學撮要

817. Thịnh Mỹ Đường tàng bản  盛美堂藏板 , Thành Thái thứ 7 [1895] 成泰㭍年 . 84 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Bài Tựa bàn tôn chỉ của việc soạn sách Tứ thư tiết yếu 四書節要, đại ý nói Tiết yếu là phải chọn cho được điều chủ yếu mà cũng cần phải soạn cho gọn, vì sao vậy? Đó là để tiện dùng cho việc học để đi thi. Phàm cái học khoa cử và cái học nghĩa lý không giống nhau. Học nghĩa lý thì tự nó phải rộng mà gọn, còn học khoa cử thì chủ yếu phải gọn, cho nên phải lấy toàn bộ kinh truyện mà chọn từng đoạn chủ yếu cho thật gọn. Trong số các nhà làm tiết yếu thì có bản riêng của nhà họ Bùi tương đối tốt hơn cả. Trước đây đã dùng bản của họ Bùi để khắc in tiết yếu của Ngũ kinh, nay cũng phải chọn bản riêng của nhà họ Bùi để in tiết yếu của Tứ thư. Tất cả các lời chú dẫn giải thích đều theo đúng nguyên bản và ghi rõ: Tiết yếu vân”

Tân san phổ tế lương phương  新刊普濟良方

818. Dung Sơn Đức Hiên thị toản tập  容山德軒氏纂輯 . Ngọc Sơn từ tàng bản  玉山祠藏板 : Hà Nội  河内 , Tự Đức Ất Hợi mạnh hạ [1875] 嗣德乙亥孟夏 . 121 Images; 26,5 x 15,2 
Mô tả/description : Sách được chia làm nhiều quyển nhỏ, mỗi quyển chủ trị về một khoa: Quyển 1: Thời chứng 時症. Quyển 2: Thương độc 傷毒. Quyển 3: Nữ khoa 女科. Quyển 4: Nhhi khoa 兒科. Quyển 5: Cấp cứu 急救. Quyển 6: Tạp chứng 雜症. Quyển 7: Nhị tiện 二便. Quyển 8: Nhãn khoa 眼科. Quyển mạt (cuối): Bổ di 補遺. Ngoài ra có chú giải bằng chữ Nôm 64 vị thuốc.

Tây du lược soạn  西遊畧撰

819, Bảo Đại vạn vạn niên chi thập nhị tuế thứ Đinh Sửu quý đông nguyệt kí vọng nhật phụng sao Tây du yếu lược chung tất [1937] 保大萬萬年之十二歲次丁丑季冬月既望日奉抄西遊要畧終畢 . 47 Images; 29 x 16,5 
Mô tả/description : Nội dung Lược thuật bộ tiểu thuyết chương hồi Tây du ký 西遊記 của Ngô Thừa Ân (Trung Quốc).

Thái Bình phong vật chí  太平風物誌

820. Phạm Văn Thụ  范文樹 . 62 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : “Sách địa phương chí tỉnh Thái Bình, do Phạm Văn Thụ soạn năm Canh Tý niên hiệu Thành Thái 12 (1900) khi làm Tri phủ Tiên Hưng.
Sách gồm 7 chương và một phụ lục:
- Chương 1: Diên cách (địa danh thay đổi qua các đời), lần lượt ghi các phủ huyện: 1- Phủ Kiến Xương (huyện Trực Định, huyện Vũ Tiên, huyện Thư Trì, huyện Tiền Hải). 2- Phủ Thái Ninh (huyện Thanh Quan, huyện Đông Quan, huyện Thuỵ Anh). 3- Phân phủ Thái Ninh (huyện Phụ Dực, huyện Quỳnh Côi). 4- Phủ Tiên Hưng (huyện Thần Khê, huyện Diên Hà, huyện Hưng Nhân).
- Chương 2: Phong tục: nhận xét của tác giả về phong tục của các phủ huyện. Chẳng hạn: huyện Trực Định: "Giàu thịnh từ xưa, các đời đều có nhiều văn chương Nho học ... ", dẫn câu thơ vịnh của Tổng đốc Đỗ Điển: "Trình Phố toàn hương đa hiển hoạn, Vũ Lăng nhất ấp tận lương điền" (làng Trình Phố nhiều người làm quan hiển đạt, thôn Vũ Lăng toàn đất ruộng tốt"...
- Chương 3: Nhân vật: tóm tắt tiểu sử một số nhân vật có danh tiếng của Thái Bình: Nguyễn Đăng Ngạn, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Đăng Phong, Phạm Đình Sĩ, Phạm Đình Thiện, Nguyễn Ngô Bích, Bùi Viện, Hoàng Bá Du, Phạm Duy Uy, Phạm Duy Trực, Khiếu Đình Tuân, Phạm Như Tùng, Đỗ Lý Khiêm, Đỗ Oanh, Doãn Uẩn, Doãn Khuê... (41 người).
- Chương 4: Cựu tích dị sự (tích cũ chuyện lạ): chợ Tiên ở huyện Thư Trì, ngôi mộ thiêng ở xã Thám Đồng, cá thần ở cửa biển Trà Lý, tượng voi đất ở thôn A Sào (thờ con voi chở Trần Hưng Đạo qua bãi lầy sụt chân xuống bùn không kéo lên được), lăng vua Lê Cung Hoàng, đền thờ công chúa Tiên La (nữ tướng thời Hai Bà Trưng) v.v... (20 truyện).
- Chương 5: Chinh tiễu (đánh dẹp): chương này chép một số cuộc nổi dậy của nhân dân Thái Bình thời Cần vương chống Pháp mà Phạm Văn Thụ biết được và ghi lại khi mới về làm Tri phủ Tiên Hưng. Trong đó đáng chú ý có những sự việc liên quan đến Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, cuộc nổi dậy chống Pháp của sư chùa xã Nguyệt Viên là Nguyễn Bá Ôn (1897), khởi nghĩa của Bang Tốn (1883), Đốc Nhượng (1885)...
- Chương 6: Giang hà (sông ngòi): giới thiệu sơ lược về hệ thống sông ngòi chằng chịt trong bản tỉnh.
- Chương 7: Hiện tình nan lợi chi trạng (bàn về tình thế thuận lợi và khó khăn): tuy Thái Bình đất rộng người đông, có truyền thống lâu đời nhưng thịnh hay bị hạn hán bão lụt, những việc chính sự tốt từ trước nhiều người đề xướng nhưng lúc làm lúc bỏ, đã sức cho dân chúng sửa sang đường xá nhưng cũng chưa làm được bao nhiêu...
Phần cuối có một Phụ lục là bản tâu của Giám sát ngự sử Đặng Kim Toán gửi lên triều đình trình bày về việc sông ngòi đê điều tỉnh Thái Bình sau khi vâng mệnh đi điều tra tại chỗ vào năm Tự Đức thứ 5 (1852).”

Thanh Tâm đồ (q.thượng)  青心圖

821. Tam Thánh từ tàng bản  三聖祠藏板 : Hà Nội  河内 , Hoàng Nam Thành Thái Ất Tị phục nguyệt phụng thuyên [1905] 皇南成泰乙巳年復月奉鐫 . 129 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Quyển thượng - Nhân tập 人集: Phần đầu 21 tờ là phần Thành Tâm đồ. Phần sau là phần Hoàng triều minh thánh dụ thập điều: gồm các bài tán của Trương Tiên đại đế, Quan đế, Lã đế… Các bài thơ giáng bút của Quan Thánh đế quân, Thích Ca Mâu Ni Phật, Khổng Tử… khuyên người đời giữ đạo cương thường, làm việc thiện, tránh điều ác, cha mẹ phải răn dạy con cái trở thành người tốt.

Thanh Tâm đồ (q.03)  青心圖

822. Tam Thánh từ tàng bản  三聖祠藏板 : Hà Nội  河内 , Hoàng Nam Thành Thái Ất Tị phục nguyệt phụng thuyên [1905] 皇南成泰乙巳年復月奉鐫 . 138 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Quyển 3 - Thiên tập 天集: Các bài thi, thoại, dụ, ca, huấn, chỉ thị… của các vị Đại Giáo Như Lai, Di Lặc Tôn Phật, Quan Thế Âm, Chu Tướng Quân, Bạch Vân Quốc Công, Văn Vương đế quân… Khuyên con người ta sống phải biết đạo làm người, phải phân biệt điều thiện, điều ác, phải biết giữ đạo trung tín, lễ nghĩa, biết kính già yêu trẻ, không tham lam.

Thổ địa chân kinh  土地真經

823. Thiên Đài tàng bản  天臺藏板 : Hà Đông  河東 , Bảo Đại Giáp Tuất niên thu bát nguyệt trùng san [1934] 保大甲戌年秋八月重刊 . 36 Images; 20 x 14,5 
Mô tả/description : Phần 1: Những bài chú, Bảo cáo, Kệ… đọc trước khi làm lễ thỉnh chuông, tế Thần, Phật. Bài kinh bằng quốc âm của Thổ thần (thần Đất) và Táo Quân (thần Bếp) nói về uy linh của mình.
Phần 2: Cảnh thế quốc âm kinh 警世國音經: Văn giáng bút ( tựa, cao, tán, kinh, kệ…) Nguyên Từ Quốc Mẫu 元慈國母, Hoàng Mai Doãn Công Chúa 黄梅尹公主 khuyên làm điều thiện, bỏ điều ác.

Thổ địa táo vương kinh  土地竈王經

824. Ngọc Sơn từ tàng bản  玉山祠藏板 : [Hà Nội]  [河内] , Bảo Đại Canh Thìn niên thu trùng san [1940] 保大庚辰年秋重刊 . 21 Images; 27,5 x 15,5 
Mô tả/description : Nghi thức luật lệ khi vào làm lễ và tụng kinh đức Táo thần Thổ địa. Nghi thức khi làm lễ các vị thánh có các bài chú như: Ngũ kinh thần chú 五經神咒, Bắc đẩu cửu tinh thần chú 北斗九星神咒, Văn Xương đế quân khai tâm thông minh thần chú 文昌帝君開心神咒… Các Bảo cáo của Thổ địa, Táo vương, Liệt vị hội đồng…

Thống Hội đại tộc thạch phả  統會大族石譜

825. Đỗ Viêm  杜炎 . 55 Images; 17,5 x 15,5 
Mô tả/description : “Gia phả họ Đỗ làng Thống Hội xã Đông Biện huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, do Đỗ Viêm 杜炎 soạn, Đỗ Quýnh 杜炯 vâng chép bổ sung và viết tựa. Cuối bài Tựa (Thống Hội đại tộc thạch phả tự văn , 2b) của Hi Liễu Sỉ Trai là Đỗ Quýnh làm Tri phủ Khoái Châu ghi vắn tắt: Tập này là do thân phụ tôi là Đỗ Viêm làm Đốc học tỉnh Ninh Bình gia hàm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ sưu tầm khảo hiệu các tư liệu mà thành. Hoàng triều Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), tháng Ba ngày tốt. Con là Đỗ Quýnh Tri phủ Khoái Châu kính cẩn viết tựa.”

Thương hàn  傷寒

826. 25 Images; 26,5 x 16 
Mô tả/description : Bàn luận về triệu chứng của bệnh thương hàn, nguyên nhân gây bệnh. Các bệnh chủ về mạch như: Tứ mạch bát yếu 四脉八要, Chư mạch chủ bệnh 諸脉主病, Tạp bệnh mạch pháp 雜病脉法…

Tỉnh thân chân kinh (q.01-03)  省身真經

827. Khuyến Thiện đường tàng bản  勸善堂藏板 : Nam Định  南定 , Hoàng triều Thành Thái Canh Tí niên trọng thu nguyệt nhật thời giáng bút [1900] 皇朝成泰庚子年仲秋月日辰降著 . 130 Images; 26,5 x 14 
Mô tả/description : Sách gồm 1 mục lục, một bài tựa. Nội dung được chia làm 2 quyển chính bao gồm những bài văn, dụ, tán, thơ, ca, khuyến văn, giới văn… giáng bút của các vị Đại vương, tiên thiên thánh thần khuyên con người luôn biết tự xét mình trong mọi phương diện đạo đức, việc làm hàng ngày, phải giữ điều nhân, nghĩa, lễ, luôn hướng tới cái thiện, tránh làm điều ác.

Tĩnh Vân Trai tập nghiệm phương  靜耘齋集驗方

828. 120 Images; 30 x 17,5 
Mô tả/description : Những phương thuốc linh nghiệm trong việc điều trị bệnh như: Cấp cứu môn 急救門, Đầu thống môn 頭痛門, Tị môn 鼻門, Nhãn môn 眼門…

Tống Trân tân truyện  宋珍新傳

829. Phúc Văn Đường tàng bản  福文堂藏板 , Khải Định thập niên thu nguyệt [1925] 啓定十年秋月 . 50 Images; 19 x 13,5 
Mô tả/description : Truyện Tống Trân – Cúc Hoa, được viết theo thể lục bát (thể 6-8): Tống Trân 宋珍 người huyện Phù Hoa, tỉnh Hưng Yên, nhà nghèo, có hiếu, được con gái phú ông đem lòng yêu và nuôi cho ăn học. Tống Trân đi sứ nước Tần 10 năm. Vua Tần lại ép gả Công chúa cho chàng. Ở nhà phú ông ép gả Cúc Hoa 菊花 cho Đình trưởng. Đúng ngày cưới, Tống Trân trở về, được cùng Cúc Hoa đoàn tụ…

Trần Tử Tính tàng thư (q.01-02)  陳子性藏書

830. Trần Tử Tính  陳子性 . Thiên Bảo Lâu tàng bản  天寳樓藏板 . 94 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Bài tựa do Thị sinh Thiệu Thái Cù 卲泰衢 đề. Bài gia huấn do Tử Tính Phủ 子性甫 viết. Sách xem phong thuỷ, địa lí, có bài Tị thiên luận, có các hình vẽ thái cực đồ, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, nhật đồ, nguyệt đồ… để diễn tả các môn các thuyết cụ thể hơn.