Từ Hàn cử ngung dịch quốc ngữ  詞翰舉隅譯國語

832. Phát Diệm tổng đường tàng bản  發艶總堂藏板 , Tây lịch nhất thiên cửu bách linh thất niên [1907] 西歷一千九百零七年 . 165 Images; 27,5 x 15,5 
Mô tả/description : “Nội dung: Các mẫu đơn từ khế uớc căn cứ theo các tình tiết luật định, soạn ra để cho người dân khi có việc cần thì theo đúng mẫu đó mà làm giấy tờ. Đầu sách có một bài hướng dẫn chung về việc làm đơn từ: “Cách làm tờ bồi rất không ưa sự lôi thôi, trước hết phải tìm lẽ mạnh làm chủ, gọi là lập trụ. Thứ hai phải phải nghĩ định tờ ấy đầu đuôi thế nào… gọi là bài cục, rồi mới đặt lời, lời đã thông thì viết ra chữ thường không dừng bút”. Các mẫu đơn từ đại thể có các mẫu như:
- Cha mẹ chia ruộng cho các con; Cha mẹ chia tài sản cho các con; Mẹ kế chia gia tài; Anh em chia gia tài; Chia nhà ruộng cho con nuôi; Đơn vay nợ thế chấp bằng vuờn nhà; Văn khế bán nhà; Phụng giáo phóng thê (chú bằng chữ Nôm: Cứ phép đạo rẫy vợ cả không đi đạo); Văn tự bán con; Đơn trình về việc bầu Chánh phó lý; Khai báo khi có trộm cướp… Mỗi mẫu đơn từ đều có một bản viết bằng chữ Nôm, một bản bằng chữ quốc ngữ.”

Tu thân yếu đạo kinh  修身要道經

833. 15 Images; 25,5 x 14,5 
Mô tả/description : Nội dung bào gồm những bài thị, bài tán, thần chú giáng bút của các bậc Thánh, Thần Phật bảo ban người đời biết đạo tu thân, luôn tu dưỡng đạo đức cho bản thân mình: Hương Thích động Quan Âm giáng thị 香跡峝脩觀音降示, Thu kinh tán Vân Hương đệ nhất thánh mẫu phụng thuật 收經讚雲香弟一聖母奉述…

Tự thọ thi liệu  自壽詩料

834. 14 Images; 28,5 x 16 
Mô tả/description : Nội dung ghi lại hơn mười bài thơ tự trào về tuổi thọ của tác giả theo từng năm từ năm 60 đến năm 72 tuổi. Mỗi năm được tác giả làm một bài để chúc thọ cho riêng mình. Những năm cuối có mấy bài vịnh con gà, vịnh con chuột, vịnh con lợn.

Tuỵ chân bảo lục chân kinh  萃珍寶錄真經

835. Minh Tân đài  明新臺 : Phúc Yên  福安 , Bảo Đại thập tứ niên thập nguyệt sơ tứ nhật giáng [1937] 保大十四年十月初四日降 . 32 Images; 26 x 15,5 
Mô tả/description : Những bài thi, ca giáng bút của các bậc tiên thiên, thánh thần như: Lí triều quốc sư phụng khai kinh nhan thi 李朝國師奉開經顔詩, Từ đại vương Đạo Hạnh giáng thi 徐大王道行降詩, Sóc Sơn Đổng Thiên Vương giáng thi 朔山董天王降詩…

Vệ chính chân kinh  衞正真經

836. Văn Thánh Đế  文聖帝 . Hiệp Khánh đàn tàng bản  協慶壇藏板 : Sơn Tây  山西 , Duy Tân Nhâm Tí xuân mạnh giáng trứ, Thái tuế Nhâm Thìn thu quý trùng san [1912] 維新壬子春孟降著太嵗壬辰秋季重刊 . 33 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Các nghi thức khai kinh: Khấn dâng hương, lời chúc tịnh tâm, tịnh thân…; Kinh khuyên người đời nên hàng ngày tụng kinh để khỏi quên vì kinh Phật nào cũng khuyên con người phải biết giữ đạo trung hiếu không nên tham tửu sắc, của cải, phải giữ cho tâm mình luân ngay thẳng, thấy việc thiện, việc nghĩa thì nên làm, mỗi khi làm việc gì không đúng phải tự vấn lương tâm và lấy sách kinh ra tụng để tự sửa mình.

Vạn lí hành ngâm  萬里行吟

837. Bùi Văn Dị  裴文易 . Thi Sơn tàng bản  蓍山藏板 , Tự Đức tam thập nhất niên trung hoà tiết tân thuyên [] 嗣德三十一年中和節新鐫 . 102 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Đầu sách có thơ ngự chế của vua Tự Đức và đề từ của Tuy Lý quận vương Miên Trinh; cuối sách có Bạt của Thạch Nông Nguyễn Tư Giản và Tựa của tác giả.
Nội dung: Thơ sáng tác trong chuyến tác giả đi sứ Trung Quốc năm Đinh Sửu (1817). Từ khi vâng mệnh từ Huế ra Bắc, qua sông Nhị Hà lên đường sang Trung Quốc, làm xong sứ mệnh, thăm viếng xướng hoạ với các văn nhân Trung Quốc, lên đường về đến kinh đô Huế… đều ghi lại bằng thơ, lấy tên là Vạn lý hành ngâm[萬里行吟], khoảng 150 bài: Lưu biệt đô trung thân hữu [畱别都中親友], Linh Giang vãn độ [𤅷江晚渡], Độ Nhĩ hà tức mục [渡珥河卽目]…. Tân Ninh bạc chu, Yết miếu Phục Ba, Tùng sơn ngẫu bút… Nhập quan, Đáo Hà Nội, Hồi kinh phụng hoạ hoàng thượng hạnh tuần Thuận An…”

Vương giả hương Nam âm chân kinh  王者香南音真經

838. Hương Thiện Đàn tàng bản  香善壇藏板 , Canh Tuất niên mai nguyệt thượng tuần phụng kê bút giáng vương giả Hương nam âm chân kinh [] 庚戌年梅月上旬奉乩筆降王者香南音眞經 . 34 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Thơ giáng bút của các bậc tiên thiên thánh thần như: Vân Hương đệ nhất thánh mẫu giáng thi 雲鄕弟一聖母降詩, Tháp Sơn công chúa thi 塔山公主詩, Đệ nhị Thánh mẫu thi 弟二聖母詩, Quốc vương công chúa thi 國王公主詩, Đệ tam thánh mẫu thi 弟三聖母詩…

Y học thuyết nghi  醫學說疑

839. Tại Dưỡng Mông Đường chính bản  在養蒙堂正板 , Đồng Khánh nguyên niên mạnh thu nguyệt chi thất nhật khởi biên [1864] 同慶元年孟秋月之七日起編 . 64 Images; 26,5 x 15,5 
Mô tả/description : Luận bàn những nghi vấn trong y học, áp dụng những tri thức Triết học trong Kinh dịch để giải mã những nghi vấn đó. Hình thức là đưa ra câu hỏi cụ thể từng vấn đề và trả lời trực tiếp cho những vấn đề đó: Hỏi về thuyết tiên thiên, hậu thiên là như thế nào? Hỏi về hà đồ, Hỏi về những vấn đề về vận khí, Hỏi về những vấn đề trong ngũ hành và tất cả những vấn đề có liên quan đến các bộ phận trên cơ thể con người.

Sơ học linh tê  初學靈犀

840. Ngô Đăng  吳登 . Phúc Văn Đường tàng bản  福文堂藏板 : Hà Nội   , Tự Đức Tân Tị [1881] 嗣德辛巳 . 97 Images; 23 x 14 
Mô tả/description : “Nội dung: Cách làm một bài vãn kinh nghĩa: phá đề, lập ý…Những điều cần tránh như mắc lỗi, lạc đề. Cách dùng từ và những từ ngược nghĩa cần chú ý”

Sách học đề cương  茦學提綱

841. Chúc Nghiêu, Nguyễn Trù  祝堯, 阮嚋 : Hải Dương  海陽 , Vĩnh Thịnh thứ 9 [1713] 永盛九年 . 90 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách được ghi trong thư mục cổ của Phan Huy Chú: Sách học đề cương (chú) 10 quyển. Bài Bạt của Nguyễn Trù nói: sách này của Chúc Nghiêu tiên sinh là chính tông của môn sách học, lưu hành khắp nơi đã lâu năm. Hiềm vi sách thì có mà chú thích thì còn thiếu, tôi không tự lượng kiến thức hẹp hòi, kính đem những điều được biết chép ra để cho người mới học được tiện tra cứu.
Như vậy sách này phần chính văn là nguyên văn trong sách của Chúc Nghiêu mà Nguyễn Trù giới thiệu là “chính tông của môn sách học”. Tác phẩm của Nguyễn Trù chính là tất cả chú thích mà Phan Huy Chú đánh giá là “chú thích rất kỹ lưỡng, xác đáng”. Mục đích cuốn sách là in ra để cho cử tử học tập cách thức làm các bài sách luận theo các chủ đề thường nêu lên trong đề thi của các kho thi Hội. Các bài sách luận do Chúc Nghiêu soạn độ dài vào khoảng 4-500 chữ theo các chủ đề chính như sau:

Q.1: Quân tâm, Nhân đức, Cương minh, Cần đức, Kiệm đức, Thường đức, Dung đức, Quân đạo, Thông minh, Thánh học, Kính thiên, Pháp tổ, Giáo thái tử, Lự vi, Trì cửu, Biến canh, cẩn thuỷ, Tích thực, Hư danh.
Q.2: Chính thống, trị đạo, Pháp độ, Chiếu lệnh, Dụng nhân, Thưởng phạt.
Q.3: Lễ nhạc, Tế tự, Dịch pháp, Nho thuật, Khảo quan, Khoa cử.
Q.4: Tài dụng, Tiết tái, Điền chế, Phú thuế.
Q.5: Quan chế, Tể tướng, Tiến cử.
Q.6: Phong tục, Hình thế, Dị đoan, Nghĩa lợi, Văn chương.
Q.7: Nhân tài, Lịch đại nhân tài, Thần đạo
Q.8: Thiên văn, địa lý, âm dương
Q.9: Lục kinh, Chư sử, Lịch pháp
Q.10: Đồn điền, Tướng suý, Binh chế, Binh pháp.
Các chú thích của Nguyễn Trù không tách ra phần riêng mà vẫn theo cách thông thường: bám sát nguyên văn, gặp chữ (từ) khó, điển lạ có thể người mới học chưa biết thì chú giải dùng chữ nhỏ chua ngay dòng lưỡng cước bên cạnh để giải thích. Chẳng hạn: ở nguyên văn có từ: cạnh nghiệp 競業thì ở sát dưới chú đó là chữ trong Kinh thư, thiên Cao Dao mô…Hoặc ở bài Nhân đức có dùng từ Thổ thư 土苴 thì dưới chú là chữ trong sách Trang Tử…Những chú thích như vậy rất cần thiết để người đọc dễ lĩnh hội ý nghĩa và phương pháp của bài sách luận”

Chu dịch quốc âm ca  周易國音歌

842. Đặng Thái Bàng, Vũ Khâm Lân  鄧泰滂, 武欽憐 : Thăng Long  昇隆 , Gia Long Ất Hợi [1815] 嘉隆乙亥 . 125 Images; 28 x 18 
Mô tả/description : “Công trình nghiên cứu và phổ cập Kinh Dịch bằng quốc âm của nhà Đặng Thái Bàng. Đầu sách có bài Tựa giới thiệu về ông Đặng Thái Bàng và cuốn sách Chu dịch quốc âm ca quyết. Tựa của Phạm Quý Thích đại ý nói: việc diễn nghĩa Chu dịch không phải bắt đầu từ Đặng ông (Thái Bàng), xưa đã có diễn nghĩa của Phùng Tử Nghị Trai (tức Phùng Khắc Khoan). Nhưng sách của họ Phùng không còn truyền…Sách này tuy xuất từ Đặng ông mà làm cho nó được lưu hành chính là do Ngô hầu vậy. Đầu sách, sau các bài Tựa có: Quái biến đồ, Dịch đồ. Tiếp đến dòng tên đầy đủ của sách: Tích thiện đường Chu Dịch hội đính giải nghĩa diễn ca Quyển chi nhất 積善堂周易會訂解義演歌卷之一. Dòng đề tên người đồng soạn ghi: Tứ Kỳ Ngọc Lặc Vũ Tiên sinh đồng soạn 四奇玉勒武仙生同撰. Hồng Viễn đường nguyên bản 鴻遠堂源本.
Các trang chính văn đều chia hai tầng: Tầng trên đề Thượng kinh giải nghĩa, sau mỗi câu chữ Hán có giải nghĩa bằng chữ Nôm như: Tiềm long vật dụng 潛龍勿用(Rồng náu chớ dùng)…Tầng dưới là diễn ca lục bát giải thích ý nghĩa cát hung của từng hào”

Công quá cách hiệu biên  功過格校編

843. Ngọc Sơn từ   : Hà Nội  河内 , Thành Thái Quý Mão [1903] 成泰癸卯玉山祠 . 140 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Tác phẩm quan trọng bậc nhì trong kinh sách thiện thư. Nội dung sách mượn lời, gọi là giáng buý của Văn Xương đế quân, Sơn thần, Lã tổ sư…khuyên đệ tử gìn giữ đạo đức, tự mình đánh giá mỗi hành vi của mình là có công hay có tội, và nhất thiết phải ghi lại để theo dõi sửa chữa. Có đến mấy hệ thống công quá cách: công quá cách của Thái Vi tiên quân, công quá cách của Văn Xương đế quân, Vân Cốc thiền sư…Bản hiệu biên này của Ngọc Sơn thuộc hệ công quá cách của Văn Xương đế quân, vì vậy đầu sách có bài Tựa của Văn Xương đế quân đề năm Ung Chính thứ 2 (1724). Tiếp đó có bài Tựa đề năm Thành Thái Quý Mão (1903) nói là sách được Quan Công (Thọ Đình hầu) cho phép đền Ngọc Sơn tu đính ấn hành”

Cứu thiên toả ngôn (q.03)  救偏瑣言

844. Phí Khải Thái  費啓泰 . Cẩm Văn Đường tàng bản  锦文堂藏板 : Hà Nội  河内 , Tự Đức thứ 34 [1881] 嗣德三十四年 . 157 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Sách y dược học Trung Quốc khắc in lại theo nguyên bản của nhà Phúc Hưng đường Trung Quốc. Đầu sách có mục Toả ngôn bị dụng lương phương 瑣言備用良方 gồm nhiều phương thuốc chữa bệnh”

Danh thần sự lược  名臣事略

845. Công Thiện đường tàng bản  攻𦎍堂藏板 , Minh Mệnh thứ 7 [1826] 明命七年 . 73 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : “Giới thiệu vắn tắt tiểu sử sự nghiệp của các nhân vật có danh tiếng trong lịch sử Trung Quốc từ đời Hán đến đời Tống, như Tiêu Hà, Hàn Tín, Hoắc Khứ Bệnh, Quách Tử Nghi…”

Dịch kinh (q.01)  易經

846. 79 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Đây là bản kinh dịch soạn lại, dựa theo Trình truyện nguyên bản và Chu Tử bản nghĩa: Tự, Đồ thuyết, 5 bài bàn về nghĩa lý Kinh Dịch (ngũ tán), ý nghĩa Kinh Dịch (cương lịch), nghi thức bói dịch (Phệ nghi), 64 quẻ, hệ từ (Thượng và Hạ), Chú giải về Thuyết quái (Thuyết quái truyện), Tự quái (Tự quái truyện) và Tạp quái”

Dịch kinh (q.02)  易經

847. 70 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Đây là bản kinh dịch soạn lại, dựa theo Trình truyện nguyên bản và Chu Tử bản nghĩa: Tự, Đồ thuyết, 5 bài bàn về nghĩa lý Kinh Dịch (ngũ tán), ý nghĩa Kinh Dịch (cương lịch), nghi thức bói dịch (Phệ nghi), 64 quẻ, hệ từ (Thượng và Hạ), Chú giải về Thuyết quái (Thuyết quái truyện), Tự quái (Tự quái truyện) và Tạp quái”