Lễ trai văn tập  禮斎文集

933. Lễ Trai Trần Đôn Phục, Trần Xuân Vinh, Vũ Phạm Hàm  禮斎陳敦復, 陳春榮, 武范咸 , Thành Thái thứ 14 [1902] 成泰拾四年 . 69 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “40 bài văn sách dài và 60 bài văn sách ngắn đề tài lấy trong Kinh- Sử- Tử về các vấn đề đạo giáo, học vấn, luân lí, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá…”

Hương Sơn linh phả  香山靈譜

934. Trần Điền  陳田 , Khải Định thứ 5 [1920] 啓定五年 . 61 Images; 20 x 14 
Mô tả/description : “Diễn ca Phật tích chùa Hương. Lời dẫn nói chùa Hương Tích là nơi công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương xuất gia tu hành. Phần diễn âm gồm 12 hồi. Cuối cùng ghi họ tên những người đóng góp công đức in sách”

Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch  香山觀世音眞經新譯

935. Trần Xuân Thiều, Kiều Oánh Mậu  陳春韶, 喬瑩懋 : Hà Nội  河内 , Duy Tân Kỷ Dậu [1909] 維新己酉 . 49 Images; 24 x 13 
Mô tả/description : “Bản dịch Nôm sự tích bà Chúa Ba, con gái Trang Vương tu luyện thành Phật ở Hương Sơn. Có bài thơ đề chùa Hương (Đề Hương Sơn thi 提香山詩)”

Khâm định vịnh sử (q.10)  欽定詠史

936. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 113 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Công dư tiệp ký  公餘捷記

937. Vũ Phương Đề  武芳㮛 . 60 Images; 25 x 13 
Mô tả/description : “Đầu sách có bài tựa cho biết thuỷ tổ họ Vũ tính từ Vũ Hồn, quê gốc ở Phúc Kiến, sang Giao Châu làm Thứ sử thay cho Hàn Câu năm Hội Xương thứ nhất (841) đời Đường Vũ Tông. Thấy Giao Châu đất đẹp, chọn nơi làm nhà nhân đó đặt tên ấp là Khả Mộ, tên huyện là Đường An. Khả Mộ về sau đổi là Mộ Trạch. Sau đó là truyện các danh nhân tiếp theo phần nhiều cũng đều người họ Vũ Mộ Trạch. Các truyện tiếp theo: Tiết nghĩa, âm phần, Dương trạch, Thần quái. Hai tờ cuối sách là Tam danh Sừng Sỏ Sặt tích kể sự tích ba vị thần (đại vương) tên là Sừng, Sỏ, Sặt chép bằng một nét chữ khác và có lẽ mới sưu tập thêm về sau này”

Hương thí văn thức  鄕試文式

938. Gia Liễu Đường thừa sao  嘉柳堂承抄 : Hải Dương  海陽 , Thành Thái thứ 12 [1900] 成泰十二年 . 31 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Các bài văn và đề thi trong kì thi Hương triều Nguyễn năm Thành Thái Canh Tí 成泰庚子(1900) tại trường Nghệ An

Đại Việt sử ký toàn thư  大越史記全書

939. 76 Images; 28 x 13 
Mô tả/description : “Đây là bản sách chép tay. Không có Tựa, Bạt, không rõ ai sao chép. Nội dung: Bắt đầu ghi chép từ kỷ nhà Trần: Thái Tông hoàng đế (huý Cảnh), đến khi quân Minh sang diệt nhà Hồ, cho đến sự kiện Lê Lợi khởi binh ở Lam Sơn xưng là Bình Định Vương”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

940. Đồng Văn Đường thừa sao  同文堂承抄 , Đồng Khánh nguyên niên [1886] 同慶元年 . 34 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Những bài kinh nghĩa, văn sách, thơ phú lựa chọn trong các kì thi Hương của trường Hà Nam vào đời Nguyễn khoa Bính Tuất năm Đồng Khánh nguyên niên 同慶丙戌 ”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

941, Thành Thái Đinh Dậu [1897] 成泰丁酉 . 72 Images; 29 x 16 
Mô tả/description : Các bài văn lựa chọn trong kì thi Hương triều Nguyễn khoa thi năm Thành Thái Đinh Dậu 成泰丁酉 (1897) ở trường Nam Định lấy đề tài trong Kinh, Sử, Tử, Tập bàn về các vấn đề đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội và những câu nói của bậc thánh hiền

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

942. Liễu Văn Đường thừa sao  柳文堂承抄 , Tự Đức năm thứ 8 [1855] 嗣德捌年 . 48 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Các bài thi chọn lọc khoa thi Hương triều Nguyễn năm Tự Đức khoa Ất Mão 嗣德乙卯科(1855) tại các trường Thừa Thiên, Nghệ An, Hà Nội, Nam Định”

Kim Vân Kiều hợp tập  金雲翹合集

943. Nguyễn Du  阮攸 . 94 Images; 22 x 13 
Mô tả/description : “Sách chia làm 2 tầng. Tầng dưới để in nguyên văn lục bát truyện Kiều của Nguyễn Du, tầng trên in cốt truyện bằng văn xuôi và một ít chú giải giải thích điển cố (do đó gọi là Hợp tập 合集). Như đoạn Kim Trọng cùng Thuý Kiều uống rượu, đánh đàn “ Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh 一飲瓊漿百感生” . Có dẫn thêm tích về Bá Nha và Tử Kỳ…Các đoạn sau đều như vậy”

Kinh Bắc phong thổ diễn quốc sự  京北񠙽土演國事

944. 35 Images; 24 x 15 
Mô tả/description : “Tên sách đáng ra phải là Kinh Bắc phong thổ diễn quốc âm 京北񠙽土演國音, nghĩa là sách Kinh Bắc phong thổ chí có phần diễn dịch ra quốc âm. Nội dung sách là một bản phong thổ chí của xứ Knh Bắc: các đơn vị hành chính xã thôn huyện phủ thuộc xứ Kinh Bắc, diện tích, địa thế, đường đi, dịch trạm, di tích, sản vật, phong tục…Sách chia làm 2 tầng: tầng trên chép nguyên văn bằng chữ Hán, nét chữ liêu thảo, theo lối văn đối ngẫu, tầng dưới là diễn âm chữ Nôm chép lối chữ khải rất cẩn thận, chủ yếu dịch nghĩa, không hẳn theo vần. Tiếp theo là chép bản đồ nước Nam Việt 13 xứ gồm các phủ, huyện, châu, xã, trang động, phường sách cộng 1 vạn 1.560 dân (?)”

Khâm định vịnh sử (q.01)  欽定詠史

945. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 75 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Khâm định vịnh sử (q.02)  欽定詠史

946. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 68 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Khâm định vịnh sử (q.03)  欽定詠史

947. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 71 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Kim Vân Kiều án  金雲翹案

948. Nguyễn Văn Thắng  阮文勝 , Tự Đức nguyên niên [1848] 嗣德元年 . 12 Images; 20 x 13 
Mô tả/description : “Nguyễn Văn Thắng 阮文勝 vốn người phường Yên Thái, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên phạm tội tham nhũng trong vụ thu mua gỗ lim, bị kết án rất nặng. Ngồi trong ngục buồn rầu, ông thường ngâm ngợi truyện Kiều cho khuây khoả, lại đem các nhân vật trong truyện Kiều làm đề tài bình luận, mỗi nhân vật làm thành cả một bài phú quốc âm, gọi là “án” (bình luận, đánh giá). Tập án Kim Vân Kiều của ông về sau được phường sách in ra để lưu hành. Có lẽ là một trong những tác phẩm rất sớm bình luận truyện Kiều. Trích mấy đoạn sau đây:
- Bản án Thuý Kiều:
“Hiếu tình có một, tài sắc gồm hai
Hoa ghen thắm, liễu hờn xanh, ngọc trắng gương trong nền quốc sắc
Cá mê vần, chim đắm khúc, non cao nước chảy bậc cung thương
Giá thuyền quyên đã đáng khúc nhà vàng, sức tài nữ cũng nên trao thước ngọc”…
- Bản án Thuý Vân:
“Tuyết nhường màu da, mây thua nước tóc
Sắc chẳng kém mười phân trọn vẹn, sức tài nữ cũng nên trao thước ngọc”…
Ngoài ra, còn có các bản án Từ Hải, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Vương viên ngoại, Vương Quan, Mã Giám Sinh…Tất cả có 20 “án””